Bánh ngào Nghệ An: Món bánh trôi “không người lái” cùa miền Trung

Bánh ngào là đặc sản dân dã của xứ Nghệ kết hợp giữa bột nếp và mật mía. Chỉ một bát bánh đơn giản cũng khiến bao du khách phải ấm lòng, xuýt xoa. 

bánh ngào bánh mật

Bánh ngào: Thức quà ấm lòng của xứ Nghệ 


bánh ngáo

Bánh ngào hay bánh mật là đặc sản truyền thống của người dân Nghệ An. Ở Thanh Hóa, món ăn này còn được gọi là bánh nhòe/ bánh nhè. Nhiều người gọi vui đây là bánh trôi miền Trung do cách chế biến tương tự. 

Cái tên bánh ngào có lẽ xuất phát từ phương pháp nấu bánh độc đáo. Thay vì nhồi nhân, mật mía được dùng nấu nước tạo nên lớp phủ xung quanh bột bánh.

Cũng có thể chữ “ngào“ bắt nguồn từ hương thơm “ngào ngạt” của gừng trong ngày đông se lạnh. 

Khi tới đất Nghệ, bạn không cần tốn quá nhiều công sức để tìm kiếm món này trong chợ. Ngày nay những gánh hàng rong hay lặn viên nhỏ, không nhân để tiết kiệm. Các mẹ thích ăn hòa hợp, đầy đặn thì ưa có nhân đậu. 

Không chỉ là món ăn chơi, đặc sản này còn là ký ức đêm 30 của nhiều người con xứ Nghệ. Chỉ cần xuống bếp hương thơm quyến rũ đầy quấn quít lấy đầu mũi. 

Nhận diện “họ hàng” của bánh ngào từ Bắc chí Nam


Ngay từ vẻ ngoài, ta đã có thể thấy được vẻ ngoài của bánh tương tự với “anh em họ hàng xa” như bánh thắng dền, bánh trôi nước, bánh trôi tàu, bánh quả nhót,… Khác với bánh trôi tàu hình cầu nhỏ, bánh ngào lớn và dài hơn. 

Bánh không có nhân và sử dụng mật mía thay vì đường. Khi vừa cho vào miệng, bạn có thể cảm thấy vị ngọt đậm, thơm và dai hơn hẳn. 

Nếu so ra, bánh ngào có nhiều điểm giống bánh nhót miền Bắc và bánh trùng Vĩnh Phúc nhiều nhất từ hình dáng tới cách nấu. Chỉ một chút biến tấu đã đem tôn lên hương vị thú vị và độc đáo cho món bánh xứ Nghệ. 

Cùng nấu bột không nhân và nước dùng, bánh nhót được nặn nhỏ hơn, thuôn ở 2 đầu, trái ngược với hình trụ tròn 2 đầu của bánh mật. Nguyên liệu phần nước sử dụng đường như bánh trôi tàu. Đặc biệt, bánh ăn kèm với chút lạc băm thay vì ăn không. 

Nguyên liệu dân dã của bánh mật xứ Nghệ 


bột bánh

Nguyên liệu làm bánh khá dễ tìm, điểm kỹ cũng chỉ vài 3 món gạo, mật mía, gừng.

Nhưng muốn ngon, người làm vẫn cần đủ tinh tế để nhận biết hàng chất lượng. Với cách nấu đơn giản, đồ giá rẻ càng bộc lộ rõ mồn một. 

Theo kinh nghiêm của dân địa phương, gạo làm bánh ngào mật mía phải thơm, trắng, hạt mẩy. Gạo phải được lọc kỹ, không được lẫn sạn hay bất kỳ tạp chất nào.

Quá trình ngâm qua đêm giúp gạo mềm, nở hơn, tăng độ tơi xốp, dẻo dai cho bánh. Song tránh để quá 12 giờ nếu không muốn gạo bị chua nhé. 

Với mật mía, loại được chọn cần có màu vàng đỏ, vị đậm. Khi nấu nên, nước mật sẽ lên màu nâu đẹp mắt và sánh mịn. 

Sau khi ngâm, gáo được để ráo, lọc qua túi vải rồi đem xay. Điều quan trọng nhất là đảm bảo bột ráo khô, không quá cứng hay quá nhão. Bột càng được nhồi kỹ thì bánh ngào càng quánh, thơm hơn.  

Cách nấu bánh ngào mật mía “thần sầu”


Bột sau khi nhồi kỹ được nặn thành từng viên thuôn dài. Bột bánh khi lặn xong được đặt cách đều để tránh dính, đè lên nhau.

Ấy là mẫu bánh truyền thống tại Nghệ An. Ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh, bột lại tạo hình hình tròn, dẹt. Một số nơi khác lại nặn viên tròn vừa, khối cầu nhỏ.

Bánh mật truyền thống không nhồi nhân song còn tùy vào khu vực. Khi tạo hình xong, người chế biến sẽ bắc nồi nước đun sôi rồi thả bột vào. Bánh nổi lên được tầm 1 phút vớt ra nước nguội chống dính bánh. 

Tiếp đến, người chế biến gạn bớt nước, cho mật mía và vài sợi gừng nhỏ. Nồi cần đun trên lửa nhỏ và khuấy liên tục để không dính vào xoong hay cháy đen. Đun chừng 15 phút thì mật mía đã thấm đều, đủ quánh. 

đặc sản Nghệ An

Cách thưởng thức bánh “chuẩn chỉ” nhất


Bánh ngào Nghệ An cơ bản thường dùng không. Để đổi mới vị, các cụ đôi khi cũng thêm chút đậu xanh ninh nhừ, nghiền nhỏ hoặc nhồi lạc rang làm nhân ngọt. Cá biệt hơn, một số nơi còn làm nhân bánh mặn có thịt mỡ, mộc nhĩ. Vị so ra cũng một chín một mười so với chè heo quay. 

Đa phần người mới ăn đều nhầm với bánh trôi. Tuy nhiên, hương nồng ngọt đặc trưng của đất Nghệ thì không thể lẫn vào đâu được. 

Món này ngon nhất khi ăn nóng vào mùa đông. Bánh được múc ra từng bát nhỏ mới khiến người dùng thêm thòm thèm. Trước cơn gió lạnh, vừa ăn vừa thôi quả thực là cái thú không còn gì bằng. 

Vị bùi, dẻo, thơm của nếp quyện vị ngọt, đậm, nồng của gừng sưởi ấm mọi tấm lòng. Chẳng cần tới cục thịt mỡ màng cũng khiến người ăn phải đánh chén hết bát này đến bát khác. 

Gợi ý xem thêm:

Bản Son Bá Mười: Chốn Sapa cheo leo giữa núi rừng Thanh Hóa
Du lịch Pù Luông: Đi đâu? Ăn gì? Ở đâu?
Cơm cháy Ninh Bình: Tiếng cười giòn tan của miền đất cố đô

Nguyễn Hồng Ngọc
Nguyễn Hồng Ngọchttps://vivu.net
Vivu quan niệm rằng một chuyến du lịch tuyệt vời không phải là bạn đi được bao xa, thử được bao nhiêu thứ đặc sản, mà là những trải nghiệm, sự đồng điệu của trái tim và cảm xúc ở mỗi miền đất mà bạn đã cùng Checkin đặt chân đến.

Related Stories

spot_img

Khám phá

10 điểm du lịch mùa lúa chín đẹp nhất miền bắc

Xuất phát từ một quốc gia nông nghiệp và một phần không thể tách...

Thảo nguyên Suôi Thầu, Xín mần – đẹp ngất ngây như trong chuyện cổ tích châu Âu

Thảo nguyên Suôi Thầu (Hà Giang) là một trong những thảo nguyên đẹp bậc...

10 địa điểm du xuân đáng đến trong tháng Giêng

Để một năm mới bình an, may mắn, nhiều người thường tìm đến các...

2023 khám phá Nhật Bản, thiên đường của mèo

Nhật Bản được xem như một thiên đường của loài mèo. Người dân đất...

13 địa điểm lãng mạn cho tuần trăng mật ở Singapore trong năm 2023

Dù có diện tích bé nhỏ nhưng Singapore lại có nhiều cảnh quan tuyệt...

Đầu năm 2023 đến ngắm Đài Loan rực rỡ, dung hòa hiện đại và cổ điển

Tháng 1, tháng 2 đầu năm là mùa đông ở Đài Loan. Dù thời...

Danh mục

Bình luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here