Văn hóa Cái Bèo và câu chuyện về ngôi làng chài cổ nhất Việt Nam

Làng chài Cái Bèo không chỉ là địa điểm du lịch nổi tiếng với hải sản và cảnh sắc tuyệt đẹp. Ẩn sau đó là cả một bảo tàng văn hóa biến với giá trị quan trọng. 

Làng chài Cái Bèo

Làng chài Cái Bèo ở đâu?


Làng chài Cái Bèo hay còn gọi là làng chài Vụng O tọa lạc bên đảo Ngọc, quần đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, Hải Phòng. Cái Bèo nằm giữa thung lũng đá vôi, chạy dọc bờ biển khu 2B Bến Bèo. 

Vào năm 2009, làng chài Cái Bèo, Cát Bà được công nhận di tích cấp quốc gia. Đây là ngôi làng cổ lâu đời nhất Việt Nam, ước chừng lên tới 700 năm. Đồng thời, Cái Bèo cũng là niềm tự hào của thành phố cảng Hải Phong với quy mô lớn nhất được biết trên đất Việt. 

Hiện nay, làng chài có khoảng 300 hộ dân sinh sống. Nghề nghiệp chủ yếu là đánh bắt và nuôi hải sản. Điều đặc biệt nhất của làng chài Cái Bèo chính là kết cấu nhà thuyền. Các gian nhà nổi liên kết chặt chẽ sát với nhau.Đặc trưng này không chỉ thuận tiện cho việc đánh bắt kết hợp nuôi trồng mà còn hấp dẫn không ít du khách tìm tới du lịch thăm thú. 

Ngoài cảnh sắc xinh đẹp, làng còn là di chỉ cao khổ cổ có giá trị lớn. Khi ghé thăm, du khách có thể tha mình vào không gian yên bình, thơ mộng và tìm hiểu đời sống thường nhật của người dân nơi đây. 

du lịch Cát Bà

Câu chuyện về bảo tàng văn hóa biển 


Di chỉ Cái Bèo nằm ở tọa độ 20o43’8” vĩ Bắc và 107o3’2”. Địa điểm này được đánh giá là di chỉ khảo cổ học giá trị bậc nhất trong khu vực ven biển và hải đảo Đông Bắc. 

du lịch Cái Bè

Vào năm 1938, M.Colani, nhà cổ học người Pháp đã khám phá ra địa điểm này chính là nô văn hóa cổ Việt Nam. Từ đó, Viện Khảo cổ học đã bắt đầu phát tìm ra nôi văn hóa biển. 

Năm 1981,Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tiếp tục triển khai lần 2. Cuộc khai quật này chỉ diễn ra trong diện tích 78m2. Khá may mắn khi đã tìm thấy cổ vật ở 2 giai đoạn kế tiếp tiền Hạ Long – Hạ Long. 

Đến năm 1986, các nhà khảo cổ mở cuộc khai quật lần thứ 3. Trong đợt này, có rất nhiều công cụ được tìm thấy. Có thể kể tới như vật ghè đẽo, công cụ không quá chế tác, gốm cứng mỏng, mảnh gốm thô, đốt sống cá biển, xương thú,… 

Số lượng mẫu hiện vật lớn đã đưa đến kết luận Di chỉ trải qua 2 giai đoạn văn hóa tiền Hạ Long và Hạ Long. 

Tiếp nối lần thứ 3, cuộc khai quật thứ 4 năm 2006-2007 gồm có nhiều nhà nghiên cứu uy tín. Kết thúc quá trình họ thu được 137 hiện vật đá granit, 1424 mảnh gốm thô, không se, 568 tiêu bản động vật, cá, vỏ nhuyễn thể. 

Tất cả bằng chứng đã chỉ ra khu vực cư dân cổ Cái Bèo trải dài từ thời Trung Kỳ đá mới đến Sơ kỳ đồng đá. Đó là nền tảng quan trọng cho văn hóa Cái Bèo chuyến đến văn hóa Hạ Long sau này. 

Nghề đánh bắt và nuôi hải sản


Nói tới nghề nuôi cá lồng, dân ở đây chủ yếu nuôi cá lăng, cá hồng, cá song, cá dò và ca đú. Phát triển mạnh tới đâu thì vùng vẫn đảm bảo môi trường sinh thái. Kỹ thuật nuôi đến từ kinh nghiệm, thức ăn để nuôi chính là cá con. 

Khi này, cá mua từ thuyền đánh bắt xa bờ rồi phân loại. Cá được phân chia thành cá giống chia theo từng lồng, từng giống. Những con bị thải loại được dùng để nuôi cá to. 

Những chiếc lồng cá làm từ gỗ gắn phao. Diện tích rộng rãi với thức ăn cũng không khác mấy ngoài tự nhiên. Mỗi lồng khoảng 150-200 giống cá. Những lứa nhiều khi kéo dài vài ba năm mới đạt trọng lượng 2-4 cân. Đó là lý do mỗi cân cá nên tới 500.000 đồng và luôn có người chờ trực thu hoạch. 

Từ xưa đến nay, cá lồng Cái Bèo Cát Bà đã nổi tiếng với độ săn chắc, thơm ngon. Và người nơi đây vẫn không có ý định đánh đổi phương thức truyền thống bằng bất cứ phương tiện “tân tiến” dởm nào. 

Đặc biệt, du khách tới đây cũng có cơ hội tham gia vào nếp sống sinh hoạt thường nhập, thưởng thức đặc sản do chính ngư dân chế biến. 

du lịch Cái Bèo

Thiên đường xanh ngọc bên bờ đảo Ngọc


Tuy không nhộn nhịp như bến vịnh Lan Hạ nhưng bến Cái Bèo lại mang đến vẻ đẹp hoàn toàn khác lạ. Tất cả đều đượm màu yên bình và truyền thống. Tàu, thuyền, đò ở đây đủ loại sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của người du lịch. 

Đứng xa ngắm nhìn, làng chài cổ Cái Bèo ngập tràn màu xanh lục. Cảnh quan phong phủ hài hòa giữa làn nước với rừng cây, núi đá. Những ngôi nhà lọt thỏm giữa những rặng núi đá vôi bủa vây càng làm không gian trở nên mênh mang. 

Các ngôi nhà thuyền kết thành mạng chặt chẽ bằng lồng bè nuôi cá nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Giữa các nhà đều bắc thêm một cây cầu nhỏ đặt trên khung lồng tiện cho nhà này đi qua nhà khác. 

Giữa ngàn sương, nhà nổi lấp ló hòa cùng hơi nước mờ ảo. Xen lẫn là tiếng hò nhau của lũ chài rủ nhau đi học. 

du lịch đảo Cát Bà

Gợi ý xem thêm:

Bật mí 8 đặc sản Quảng Ninh ăn một lần là nhớ
Vườn Quốc gia Ba Vì: Địa điểm thư giãn cuối tuần giá rẻ
Kinh nghiệm du lịch Cát Bà: Đi đâu? Ăn gì? Chơi gì?

Nguyễn Hồng Ngọc
Nguyễn Hồng Ngọchttps://vivu.net
Vivu quan niệm rằng một chuyến du lịch tuyệt vời không phải là bạn đi được bao xa, thử được bao nhiêu thứ đặc sản, mà là những trải nghiệm, sự đồng điệu của trái tim và cảm xúc ở mỗi miền đất mà bạn đã cùng Checkin đặt chân đến.

Related Stories

spot_img

Khám phá

10 điểm du lịch mùa lúa chín đẹp nhất miền bắc

Xuất phát từ một quốc gia nông nghiệp và một phần không thể tách...

Thảo nguyên Suôi Thầu, Xín mần – đẹp ngất ngây như trong chuyện cổ tích châu Âu

Thảo nguyên Suôi Thầu (Hà Giang) là một trong những thảo nguyên đẹp bậc...

10 địa điểm du xuân đáng đến trong tháng Giêng

Để một năm mới bình an, may mắn, nhiều người thường tìm đến các...

2023 khám phá Nhật Bản, thiên đường của mèo

Nhật Bản được xem như một thiên đường của loài mèo. Người dân đất...

13 địa điểm lãng mạn cho tuần trăng mật ở Singapore trong năm 2023

Dù có diện tích bé nhỏ nhưng Singapore lại có nhiều cảnh quan tuyệt...

Đầu năm 2023 đến ngắm Đài Loan rực rỡ, dung hòa hiện đại và cổ điển

Tháng 1, tháng 2 đầu năm là mùa đông ở Đài Loan. Dù thời...

Danh mục

Bình luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here