Từ Songkran đến Loy Krathong, đây là 15 lễ hội Thái Lan không thể bỏ qua cho dù bạn muốn tìm hiểu văn hóa, bày tỏ lòng thành kính hay chỉ đơn giản là tham gia.
1. Tết Nguyên Đán (tháng Giêng hoặc tháng Hai)
Thái Lan có tới 14% người gốc Trung Quốc, đặc biệt là các khu vực như Bangkok và Phuket. Vì vậy, Tết Nguyên Đán) là một trong những lễ hội Thái Lan lớn nhất.
Những con hẻm hẹp trong Khu phố Tàu (Yarowaraj) ở Bangkok tràn ngập các lễ hội như múa rồng, sư tử, diễu hành, đốt pháo, treo đèn lồng với rất nhiều điều khác tuyệt vời từ các hàng thức ăn đường phố nổi tiếng tại Phố Tàu.
Hãy chắc chắn rằng bạn mặc một bộ đồ màu đỏ, màu may mắn trong văn hóa Trung Quốc và chúc mọi người “Gong Xi Fa Cai” (tiếng Quan Thoại) hoặc “Gong Hey Fat Choy” (tiếng Quảng Đông) với hàm nghĩa Tết Nguyên đán vui vẻ.
Bạn cũng sẽ tìm thấy các lễ đón năm mới Trung Quốc ở những khu vực Thái Lan, nhất là ở Koh Samui, Chiang Mai, Nakhon Sawan và Phuket. Ngoài ra, bạn có thể đến các ngôi đền Trung Quốc tại đây, tìm hiểu các lễ hội diễn ra trước và sau Tết nguyên đán.
2. Lễ hội hoa Chiang Mai (tháng 2)
Hàng năm vào tuần đầu tiên của tháng 2, thành phố Chiang Mai ở phía Bắc Thái Lan (được mệnh danh là “bông hồng phương bắc”) bùng nổ trong kỳ quan hoa với Lễ hội hoa rực rỡ. Các loài hoa bản địa ở Chiang Mai và các vùng xung quanh khá đa dạng như cúc vàng, cúc trắng, hồng Damask…
Để xem các cuộc diễu hành mô hình hoa, cuộc thi làm vườn và trưng bày thực vật tuyệt đẹp, hãy đến khu vườn công cộng Suan Buak Haad. Bên cạnh việc tham quan bạn cũng có thể mua nhiều loại cây như hoa lan, cây và đồ trang trí sân vườn.
Cuộc diễu hành lớn nhất diễn ra vào sáng thứ 7 với những mô hình hoa cỡ lớn, các điệu múa và âm nhạc truyền thống. Những cô gái trẻ ngồi trên mô hình này và vẫy tay chào đám đông đều là những ứng cử viên cho ngôi vị Nữ hoàng Lễ hội hoa Chiang Mai.
3. Lễ hội té nước Songkran – Tết cổ truyền của người Thái (tháng 4)
Songkran là lễ hội năm mới lớn nhất của người Thái dưới hình thức cuộc chiến nước trên toàn quốc!
Bắt đầu trở lại vào thế kỷ 13, lễ hội Thái Lan này bao gồm các nghi lễ tôn giáo như vẩy nước lên hình ảnh Đức Phật tượng trưng cho việc rửa sạch những điều xấu của năm trước và mở ra khởi đầu cho năm sau. Ngày nay, nước được xả ra theo từng thùng. Dù là người Thái Lan hay người nước ngoài, bạn vẫn sẽ bị tưới đẫm nước.
Mặc dù lễ té nước rất náo nhiệt, Songkran cũng là một trong những ngày lễ Phật giáo quan trọng nhất ở Thái Lan. Hãy nhớ tỏ lòng thành kính, đặc biệt khi ghé thăm các ngôi đền hoặc địa điểm tôn giáo vào khoảng thời gian này.
Mẹo hàng đầu
Nếu bạn tham gia lễ Songkran ở Thái Lan, hãy hành động giống như người dân địa phương và mặc một chiếc áo sơ mi hoa tươi sáng bên trên áo tắm do Thái Lan vẫn là một quốc gia bảo thủ và Songkran là một ngày lễ tôn giáo. Kính bảo hộ hoặc kính râm sẽ bảo vệ đôi mắt bạn khỏi nước và lớp bột nhão màu trắng mà người Thái thoa lên má bạn như điềm may. Nếu bạn mang theo điện thoại, hãy cất nó trong ví nhựa. Hoặc an toàn, hãy để nó ở khách sạn!
4. Lễ hội phóng tên lửa tự chế Boon Bang Fai (tháng 5)
Boon Bang Fai hay Lễ hội phóng tên lửa tự chế được tổ chức bởi các cộng đồng nông dân Isan ở phía Đông Bắc Thái Lan cũng như nước láng giềng Lào. Lễ hội Thái Lan này diễn ra vào đầu mùa mưa. Do đó Boon Bang Fai cũng là bữa tiệc lớn trước khi mùa gieo trồng bắt đầu.
Trong lễ hội, các làng họp lại với nhau và tổ chức lễ kỷ niệm dưới hình thức âm nhạc, khiêu vũ, cuộc thi sắc đẹp, đua thuyền… trong 2 ngày đầu. Vào ngày thứ 3, tên lửa tự chế được bắn như một phần của cuộc thi và được đánh giá theo độ cao, đường bay cũng như các vệt phóng đẹp.
5. Lễ hội ma Phi Ta Khon (tháng 7)
Một trong những lễ hội Thái Lan lạ nhất và rùng rợn chính là Phi Ta Khon hay Lễ hội ma. Phi Ta Khon thực chất là tên gọi một nhóm các lễ hội theo chủ đề ma quái diễn ra ở Isan, miền Bắc Thái Lan. Đây được xem là một phần của ngày lễ đền ơn đáp nghĩa của Phật giáo Bun Luang hoặc Bun Phawet.
Phi Ta Khon là kết hợp giữa truyền thống Phật giáo với thuyết duy linh địa phương thời kỳ tiền Phật giáo. Những người tham gia mặc trang phục ma quái, đeo mặt nạ ghê rợn, vẫy dương vật bằng gỗ và tranh tài trong một loạt cuộc thi.
Khía cạnh Phật giáo trong lễ hội này bắt nguồn từ câu chuyện về Vessantara Jataka, một trong những tiền kiếp của Đức Phật. Trong kiếp này, Ngài là một hoàng tử và phải trải qua cuộc hành trình dài, sau đó kết thúc bằng cái chết. Khi Ngài trở về nhà, những lễ hội chào đón lớn được tổ chức lớn đến mức được xem là sẽ đánh thức người chết.
Lễ hội Thái Lan này diễn ra vào cuối tuần với các cuộc diễu hành vào thứ 6, các chương trình ca nhạc và cuộc thi vào thứ 7 cùng các nghi lễ Phật giáo vào Chủ nhật.
6. Lễ hội nến Ubon Ratchathani (tháng 7)
Đây là một lễ hội Thái Lan khác được tổ chức ở các tỉnh phía đông bắc của Isan. Lễ hội nến Ubon Ratchathani bao gồm 1 cuộc diễu hành công phu với những ngọn nến chạm khắc đến từ các ngôi đền địa phương được gọi là wats.
Các cuộc diễu hành diễn ra trong 2 ngày Asanha Puja (ngày kỷ niệm bài giảng đầu tiên của Đức Phật) và Wan Kao Pansa (ngày bắt đầu của mùa chay Phật giáo ).
Trong thời gian này, các lễ vật như nến được quyên tặng cho các nhà sư và lễ hội Ubon Ratchathani phát triển từ truyền thống này. Ở vùng Isan, nến được đặt trên những mô hình khổng lồ. Chúng được chạm khắc các cảnh miêu tả thần thoại Hindu và Phật giáo, đôi khi được chạm khắc bằng gỗ và phủ sáp.
Sau các cuộc diễu hành, những ngọn nến được trưng bày trước khi đưa đến các ngôi đền. Lễ hội cũng có nhiều tiết mục âm nhạc, khiêu vũ và phần hội điển hình như nhiều lễ hội Phật giáo ở Thái Lan.
7. Ngày của Mẹ ở Thái Lan – Sinh nhật nữ hoàng Sirikit (Tháng 8)
Sự tôn kính của người dân với chế độ quân chủ Thái Lan thể hiện ở Ngày của Mẹ tại đây. Không chỉ dùng để tôn vinh các bà mẹ trên khắp đất nước, lễ hội Thái Lan này được tổ chức vào ngày sinh nhật của nữ hoàng Sirikit (nay là mẹ nữ hoàng).
Vào ngày này, nhiều người Thái chọn cách ăn mừng bằng cách cúng dường cho các nhà sư, đãi mẹ của họ một bữa ăn đặc biệt, cũng như tặng thiệp và quà. Trong đó, loài hoa tặng truyền thống là hoa nhài, biểu tượng cho sự thuần khiết, dịu dàng và tình mẫu tử trong văn hóa Thái Lan. Nhiều trường còn tổ chức các sự kiện đặc biệt cho Ngày của Mẹ và phụ huynh học sinh được mời đến tham dự.
8. Lễ hội ăn chay (tháng 9 và tháng 10)
Lễ hội Cửu Đế Thái Lan hay Lễ hội Jay, Lễ hội ăn chay là lễ kỷ niệm của Đạo giáo diễn ra trong khoảng 9 ngày trong từ ngày 10/10 Âm lịch. Lễ hội được tổ chức ở Malaysia, Myanmar, Indonesia và Thái Lan trong các cộng đồng người Hoa, mặc dù vậy người dân địa phương cũng có thể tham gia.
Trong 9 ngày, những người tham gia phải tuân theo bộ 10 quy tắc, bao gồm chế độ ăn thuần chay không có các thành phần cay nồng (như hành hoặc tỏi) và kiêng các tệ nạn như ma túy, rượu và tình dục.
Tuy nhiên, Phuket còn tiến thêm một bước nữa, và giờ đây đã trở nên nổi tiếng với các nghi lễ cắt thịt bao gồm đâm, cắt, lột da và lấy máu. Mặt khủng khiếp này của Lễ hội Thái Lan này xuất phát từ truyền thuyết kể rằng một nhóm nhạc kịch Trung Quốc từng bị ốm ở Phuket, nhưng sau khi nhịn ăn và cầu nguyện trong 9 ngày họ đã được chữa khỏi, tự hào là bất khả chiến bại.
Hãy để ý những lá cờ vàng tại các nhà hàng và xe bán hàng rong, biểu thị rằng họ chỉ bán thực phẩm thuần chay. Khu phố Tàu của Bangkok đặc biệt nhộn nhịp vào thời điểm này trong năm, khi những người bán hàng bán những món giả thịt trông như thật.
9. Lễ hội cầu lửa Naga – Bang Fai Phaya (tháng 10)
Mặc dù có vẻ bất khả thi nhưng Lễ hội cầu lửa Bang Fai Phaya hay Naga diễn ra hàng năm vào tháng 10 vào khoảng trăng tròn. Khi này, những quả cầu lửa bí ẩn sẽ bay lên bầu trời từ sông Mekong xung quanh Nong Khai. Tuy giả thuyết về quả cầu lửa được đưa ra nhưng không có lời giải thích khoa học về nguồn gốc của chúng.
Không khói, không âm và không mùi, những quả cầu lửa lơ lửng trên mặt sông, sau đó bay lên độ cao 30 mét trước khi biến mất. Hiện tượng không thể giải thích này đã thu hút rất đông du khách đến để chứng kiến cảnh tượng kỳ diệu này, từ đó tạo nên một bầu không khí lễ hội.
Có giả thuyết cho rằng những quả cầu lửa này được tạo ra từ sự kết hợp của nitơ và metan. Khi đạt đến nhiệt độ nhất định vào thời điểm này trong năm, chúng sẽ gây ra phản ứng – nhưng điều này chưa được xác nhận. Trái lại, văn hóa dân gian Thái Lan lại cho rằng những con rắn sống ở sông phóng ra những quả cầu lửa để báo hiệu sự kết thúc của Mùa Chay Phật giáo và kêu gọi Đức Phật trở lại Trái đất.
10. Lễ hội rước thuyền Lai Reua Fai (tháng 10 hoặc tháng 11)
Mặc dù không huyền bí như cầu lửa naga nhưng Lễ hội Lai Ruea Fai ở Nakhon Phanom lại báo hiệu kết thúc mùa chay của Phật giáo bằng lễ rước thuyền ánh sáng ấn tượng trên sông Mekong.
Theo truyền thống, những chiếc bè chở đầy hoa, nến và thức ăn được thả xuống sông như lễ vật dâng lên loài naga sinh sống ở vùng này. Ngày nay các công trình kiến trúc khổng lồ bằng tre được treo đèn lồng, nến và hương đầy tinh xảo (đôi khi có cả hoạt hình) giúp không gian buổi đêm trở nên sống động và phản chiếu trên dòng sông.
Tương tự như nhiều lễ hội Thái Lan khác, bạn cũng sẽ được thưởng thức âm nhạc, khiêu vũ, ẩm thực đường phố, tiệc chiêu đãi, biểu diễn văn hóa và các lễ hội truyền thống khác trong suốt thời gian tổ chức
11. Lễ hội Loy Krathong (tháng 11)
Loy Krathong là “Lễ hội ánh sáng” của Thái Lan. Đây cũng là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của đất nước cùng với Songkran (Tết Thái).
Vào buổi tối của lễ hội Loy Krathong, mọi người tập trung quanh các hồ, sông và kênh để tỏ lòng thành kính với nữ thần nước bằng cách thả những chiếc bình nhỏ có ánh nến gọi là “krathong” xuống mặt nước.
Người ta tin rằng krathong mang đi những điều xui xẻo, báo hiệu một khởi đầu mới. Nếu ngọn nến trên krathong của bạn vẫn tiếp tục sáng đèn cho đến khi bạn không thể nhìn thấy nó nữa, bạn sẽ gặp may mắn trong năm tới.
Tại Bangkok, sông Chao Phraya là trung tâm của lễ hội Loy Krathong với các buổi biểu diễn văn hóa, rước thuyền, xưởng làm krathong, bắn pháo hoa và nhiều hoạt động khác diễn ra. Ở những nơi khác ở Thái Lan, sông, hồ và bãi biển là nơi bạn sẽ thấy mọi người thả trôi krathongs của họ.
Mẹo hàng đầu
Krathongs truyền thống được làm từ vật liệu phân hủy sinh học chẳng hạn như lá chuối. Tuy nhiên, nhiều đồ cúng hiện đại được làm bằng nhựa và xốp, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho sông, kênh, hồ và đại dương. Nếu bạn có kế hoạch tham gia lễ hội Thái Lan Loy Krathong, hãy lưu ý đến vấn đề môi trường, hoặc đơn giản là đứng xem thay vì tham gia.
12. Lễ hội Yi Peng (tháng 11)
Lễ hội Yi Peng chỉ tổ chức ở miền bắc Thái Lan. Ban đầu nó là một sự kiện riêng lẻ, đánh dấu sự kết thúc của mùa mưa, tuy nhiên Yi Peng hiện diễn ra cùng lúc với Loy Krathong. Hoạt động thả đèn trời là cách bày tỏ lòng thành kính đối với Đức Phật và giải tỏa những oan ức, chắp cánh ước nguyện cho tương lai.
Mặc dù lễ hội được tổ chức trên khắp miền bắc Thái Lan, thủ đô văn hóa Chiang Mai vẫn là nơi tổ chức Yi Peng nổi bật nhất. Các lễ hội ở Chiang Mai diễn ra trong ba ngày với các sự kiện tôn giáo, hoạt động văn hóa, diễu hành đường phố và thả đèn lồng lửa.
“Khom loy” (đèn trời) được thả khắp Chiang Mai và ngắm nhìn những chiếc đèn lồng lơ lửng trên bầu trời đêm. Cộng thêm bối cảnh trăng tròn, cảnh tượng hiện lên thực sự huyền diệu.
13. Lễ hội khỉ tại Lopburi (tháng 11)
Lễ hội khỉ tại Lopburi là bữa tiệc thường niên được tổ chức để vinh danh những chú khỉ tinh nghịch của Lopburi, cách thủ đô Bangkok khoảng 150 km về phía bắc. Chúng được nuôi tràn ngập các ngôi đền ở đây.
Thông thường, những con khỉ được chạy nhảy tự do và không cho ăn bất cứ thứ gì ngoài hạt hướng dương. Tuy nhiên, mỗi năm một lần, để kỷ niệm thần khỉ Hanuman của đạo Hindu, những con khỉ được chiêu đãi một bữa tiệc khổng lồ gồm trái cây, salad và các món ăn thân thiện với khỉ khác. Điều này gợi nhớ đến Tiệc trà của Mad Hatter!
Khi tham gia lễ hội Thái Lan này, hãy chú ý đến thời điểm tranh giành thức ăn và đặt những vật có giá trị tránh xa tầm nhìn của bầy khỉ. Những sinh vật nghịch ngợm này sẽ cố gắng lấy chúng đi đấy!
14. Ngày của cha trước đây tại Thái Lan – Sinh nhật Vua Rama IX (tháng 12)
Tương tự như Ngày của mẹ kể trên, Ngày của cha cũng là một ngày lễ và trước đây được tổ chức vào ngày 5/12. Đây là ngày sinh của cố Quốc vương Bhumibol Adulyadej (Rama IX), người cha biểu tượng của Thái Lan qua đời vào năm 2016. Kể từ năm 2017, Ngày của cha đã chuyển sang ngày sinh nhật của vị vua hiện tại, Vua Vajiralongkorn hay Vua Rama X sinh vào ngày 28/7.
Vào Ngày của cha, người Thái sẽ bày tỏ lòng kính trọng đối với những người cha, người ông của mình. Họ thường tặng cha một bông hoa dong riềng, một loài hoa nhìn giống như hoa huệ.
Bất chấp sự thay đổi này, ngày 5/12 vẫn là một ngày lễ và được đổi tên thành Ngày kỷ niệm sinh nhật của Quốc vương Bhumibol Adulyadej. Người Thái có thể mặc màu vàng vào ngày này (màu của lễ kỷ niệm và sự công nhận của hoàng gia) hoặc màu đen để tưởng nhớ vị vua quá cố.
15. Giao thừa (tháng 12)
Mặc dù năm mới Thái Lan được tổ chức chung với Songkran vào tháng 4, nhưng Thái Lan vẫn ăn mừng chung với phần còn lại của thế giới vào nửa đêm ngày 31/12 bằng pháo hoa và các bữa tiệc.
Bangkok là nơi có bầu không khí lễ hội lớn nhất với rất nhiều quán bar trên tầng mái tổ chức các bữa tiệc Năm Mới. Đây cũng là địa điểm hoàn hảo để xem các màn bắn pháo hoa từ thủ đô. Ở Chiang Mai, các lễ kỷ niệm mang tính truyền thống hơn, bao gồm các nghi lễ thả đèn hoa đăng và đèn trời.
Trên đảo Phuket, bãi biển Surin và bãi biển Kata là nơi tổ chức những bữa tiệc trên cát với tiệc nướng, nhạc sống và khiêu vũ. Trong khi đó, bãi biển Pattaya và quê hương của Tiệc trăng tròn, Koh Phangan là nơi tổ chức lễ kỷ niệm lớn nhất.
Mẹo hàng đầu
Thái Lan sử dụng 2 loại lịch là Dương lịch Thái Lan (dựa trên lịch Gregory) và Âm lịch Thái Lan, đánh số các năm sau Kỷ nguyên Đức Phật và đi trước 543 năm so với lịch chung. Ví dụ, năm 2019 là 2562 BE ở Thái Lan.
Gợi ý xem thêm: