Hướng dẫn du lịch Đồ Sơn Hải Phòng từ A đến Z

Từ lâu Đồ Sơn đã là khu nghỉ mát có tiếng tại Hài Phòng với nhiều bãi biển đẹp mắt. Ngoài phong cảnh hữu tích, Đồ Sơn còn có nhiều di tích lịch sử thu hút khách du lịch. 

Đồ Sơn ở đâu?


Cách trung tâm thành phố Hải Phòng chừng 22km, Đồ Sơn tọa lạc ở cuối đường TL 353, giữa cửa sông Lạch Tray và sông Văn Úc, có bờ biển chạy dài khoảng 5km. Nơi đây có khí hậu mát mẻ, thoáng đãng, thích hợp làm điểm du lịch ngày hè vào dịp cuối tuần. Tuy nhiên, do mang đặc trưng của biển miền Bắc, nước biển Đồ Sơn có phần đục ngầu, không trong xanh như biển miền Trung. 

Không chỉ có bờ biển trải dài, Đồ Sơn còn có lễ hội chọi trâu truyền thống thu hút nhiều lượt khách du lịch. Nơi đây cũng là nguồn cung cấp nhiều loại hải sản tươi ngon cho trung tâm thành phố Hải Phòng và các tỉnh khác trên cả nước. 

đồn sơn hải phòng

Nên đi Đồ Sơn vào thời gian nào?


Do Đồ Sơn thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời gian du lịch phù hợp nhất dao động từ tháng 4-10. Tuy nhiên, nhiệt độ tháng 7 thường là cao nhất, có khi lên tới 37 độ C, cùng với đó đây cũng là mùa mưa bão nên bạn cần theo dõi dự báo thời tiết để sắp xếp lịch trình phù hợp. 

Bên cạnh đó, những dịp lễ tết như 30/4, 2/9 khá đông nên bạn có thể chỉ ghé qua để thưởng thức hải sản. Nếu có ý định xem lễ hội chọi Trâu tại Đồ Sơn, bạn có thể ghé thăm vào 9-8 âm lịch hàng năm. 

Lưu ý, tránh đi vào mùa mưa rét từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau. Đôi khi, nhiệt độ đầu tháng 3 tại Hải Phòng có thể xuống đến 8 độ C. 

Di chuyển tới Đồ Sơn như thế nào?


Di chuyển bằng phương tiện cá nhân

Đi bằng ô tô

Xuất phát từ Hà Nội, các bạn di chuyển bằng ô tô chỉ cần đi dọc đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đến nút giao với TL 353 thì rẽ vào Đồ Sơn. Lộ trình này mất khoảng 2 tiếng.

Đi bằng tàu hỏa + xe máy

Do chất lượng đường QL5 khá xấu, tương đối nhiều xe container nên bạn không nên chạy xe máy thẳng từ Hà Nội. Với trường hợp này, bạn có thể kết hợp đi xe máy với tàu hỏa. Đầu tiên, bạn đi tàu từ ga Gia Lâm, gửi xe máy tại ga, sau đó đi tới ga Hải Phòng. Tại đó, bạn có thể thuê hoặc mượn xe để di chuyển tới Đồ Sơn. 

đồ sơn hải phòng

Di chuyển bằng phương tiện công cộng

Đi bằng đường sắt

Các chuyến tàu hỏa Hà Nội – Hải Phỏng thường xuất phát từ ga Long Biên và Gia Lâm với khoảng 4 chuyển 1 ngày. Thời gian di chuyển khoảng 2.5-3 giờ. Bạn nên đi ga Long Biên vào ngày thường, còn chọn ga Gia Lâm vào ngày cuối tuần. Nếu bạn muốn đi xe cá nhân thì nên chọn ga Gia Lâm. 

Để mua vé, bạn có thể mua online trên website đường sắt Việt Nam hoặc mua trực tiếp tại ga tàu. 

Đi bằng đường bộ

Để bắt xe khách từ Hà Nội đến Hải Phòng, bạn có thể bắt từ bến xe Nước Ngầm hoặc Gia Lâm. Xe gần như chạy liên tục nên bạn có thể đón xe bất cứ lúc nào. 

Đi bằng máy bay

Đa phần các thành phố lớn từ miền Trung trở vào đều có chuyến bay đi sân bay Cát Bi, Hải Phòng. Giá vé máy bay dao động từ 1-1.5 triệu đồng, tùy thời điểm mua sắm.

Di chuyển trong Đồ Sơn như thế nào?


Từ trung tâm Hải Phòng đi Đồ Sơn

Do khoảng cách di chuyển từ trung tâm thành phố Hải Phòng đến Đồ Sơn chỉ hơn 20km, bạn có thể bắt taxi để chủ động. Nếu muốn tiết kiệm hơn, bạn có thể bắt xe buýt 03 hoặc thuê xe máy.

Đi lại ở Đồ Sơn

Đi bằng xe đạp đôi

Nếu đi theo cặp đôi, bạn bè hoặc gia đình, bạn có thể thuê xe đạp đôi để dạo quanh Đồ Sơn. Song đường đi Đồ Sơn khá dốc nên việc đạp xe khá vất vả.

Đi bằng xe điện

Nếu điểm đến ở xa hoặc đi theo đoàn đông, bạn có thể thuê xe điện để tiện đi lại hơn. Loại gmà không thể đi bộ, các bạn có thể liên hệ thuê xe điện để đi lại. Hình thức di chuyển này có tính cơ động cao, thích hợp đi lại giữa các bãi tắm hoặc điểm du lịch. 

Ở đâu tại Đồ Sơn Hải Phòng?


Do là địa điểm du lịch nổi tiếng từ lâu nên dịch vụ lưu trú tại Đồ Sơn khá đa dạng. Bạn có thể lựa chọn từ nhà nghỉ đến khách sạn, song chủ yếu là bình dân. 

Do đầu tư còn hạn chế, hệ thống cơ sở vật chất ở đây chưa được đồng bộ và xuống cấp, chưa có chất lượng 4 sao trở lên. Số lượng phòng khách sạn Đồ Sơn trực thuộc quản lý của trung ương lên tới 80%. 

Ngoài ra, do Đồ Sơn cách thành phố không xa nên nhiều du khách chọn quay lại thành phố nghỉ ngơi thay vì ở gần bãi biển.

Ở đâu tại Đồ Sơn

Đến Đồ Sơn chơi gì?


Tắm biển 

Một trong những hoạt động vui chơi phổ biến nhất tại Đồ Sơn là tắm biển. Tuy nhiên, nước ở đây có màu kha đục do phù sa và bùn từ cửa sông đổ vào, không trong xanh như biển miền Trung. Thêm vào đó, du khách thường chọn khu 2 vì ở đây không có đá ngầm, bãi phẳng mịn. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn bãi tắm nhân tạo ở khu du lịch Hòn Dấu. Nơi đây có cát sạch, thích hợp cho cả người lớn và trẻ em. Tại đây còn có bể bơi lớn nhất Đông Nam Á với máy tạo sóng biển, song máy bị hỏng từ đợt bão số 2 và chưa ấn định thời gian hoạt động trở lại. 

tắm biển đồ sơn

Đi mô tô nước 

Nếu bạn ưa thích mạo hiểm, thuê mô tô chắc chắn là hoạt động vui chơi đáng để thử tại Đồ Sơn. Chi phí thuê khoảng 50.000 đồng/1 phút, ước tính khoảng 1 triệu đồng cho 10 phút. Khi chơi trò này, bạn có thể thỏa thích lượn bay trên mặt nước với những cú ngoặt tới 180 độ. 

Dù bay 

Một trải nghiệm mới lạ nữa tại Đồ Sơn là dù bay. Phí thuê dù bay khoảng 500.000 đồng/1 lượt cho 2 người trong 15 phút. Khi cano chạy nhanh, dù của bạn sẽ được kéo lên cao và có thể ngắm toàn cảnh khu du lịch bên dưới.

Đến Đồ Sơn nên đi đâu?


Biển

Khu du lịch Đồ Sơn có nhiều bãi tắm tự nhiên từ khu 1 tới khu 3. Các bãi tắm khá dài khoảng 0.5-1.5km và cùng đổ trực tiếp ra biển động. Các khu vực này thường xuyên có khách du lịch ghé thăm với các hoạt động thể thao trên biển đa dạng. 

Khu 1

Khu 1 tại Đồ Sơn có bãi tắm rộng nhưng vẫn tương đối hoang sơ. Do thường xuyên có sóng to, nhiều đá sỏi nên không thích hợp tắm biển, đặc biệt vào buổi chiều. Nơi đây tập trung khá nhiều nhà hàng, quán ăn hải sản, phù hợp để bạn thưởng thức các đặc sản Thanh Hóa.

Khu 2

Khi được hỏi “Đi đồ sơn nên tắm bãi nào”, nhiều người sẽ nhắc ngay đến Khu 2. Đây là bãi biển tập trung nhiều du khách nhất với bờ cát dài mịn, các dịch vụ bên bờ biển luôn có sẵn. 

Trước đây bãi Khu 2 tương đối lộn xộn do rác của du khách và hàng quán ven bờ biển. Bắt đầu từ năm 2019, UBND quận Đồ Sơn đã quy hoạch lại nên tương đối sạch sẽ. Nếu muốn nằm dài trên bãi biển, bạn nên mang theo bàn ghế du lịch vì ở đây không được phép trải bạt ven bờ biển. 

Khu 3

Khu 3 nằm cạnh Hòn Dáu resort có bãi tắm khá nhỏ nên lại ít được du khách quan tâm. Về cơ bản bãi tắm này không dùng để tắm. 

Bãi biển 295

Bãi 295 tại Đồ Sơn Hải Phòng khá hẹp và ít cát, tuy nhiên do đã được bồi thêm cát và mở rộng trong những năm gần đây do dải kè đá phía đền Bà Đế thay đổi dòng chảy. Cát ở bãi 295 khá mịn, thoải, sóng nhẹ, không có hàng quán nên du khách ghé thăm khá ít. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý dòng nước xoáy nguy hiểm ở khu vực cửa đền Bà Đế khi tham quan.

Dinh vua Bảo Đại

Xây dựng năm 1928 trên đỉnh đồi Vung, biệt thự vua Bảo Đại ban đầu là dinh thự Toàn quyền Đông Dương Pafquiere với thiết kế bát giác kiểu Pháp. Sau khi lên nắm quyền, năm  1932 vua Bảo Đại đã nghỉ tại biệt thực này và được Pafquiere đã tặng lại vào năm 1949. Công trình có diện tích lớn lên tới gần 1000m2 tọa lạc trong khuôn viên rộng 3700m2. Đây là một trong những kiến trúc hiếm hoi còn giữ được nguyên trạng tại Đồ Sơn Hải Phòng. 

Dinh vua Bảo Đại Đồ Sơn

Khu du lịch Hòn Dấu

Khu du lịch đảo Dấu sở hữu một trong những bể bơi nhân tạo nhất châu Á. Khuôn viên khu du lịch khá đa dạng với vườn chim, vườn thú cùng khu vui chơi giải trí. Sau khi tu sửa thêm, nơi đây có thêm khu “Đà Lạt thu nhỏ” được nhiều du khách yêu thích lựa chọn. 

khu du lịch hòn dấu

Đảo Hòn Dấu

Ban đầu đảo Hòn Dấu ban đầu nằm liền kề với bán đảo Đồ Sơn nhưng do vận động của thềm lục địa đã đẩy bán đảo ra xa phía biển. Hiện Hòn Dấu là đảo nguyên sinh cách trung tâm thành phố khoảng 20km. Đứng từ bến Nghiêng, bạn có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh những mảnh xanh rêu của đảo nổi bật trên nền mây trắng. 

Đảo Hòn Dấu Đồ Sơn

Đền Nam Hải Thần Vương

Đền thờ Nam Hải Thần Vương tọa lạc tại đảo Hòn Dấu, thờ tự Nam Hải Thần Vương thời nhà Trần hy sinh vào thế kỷ 18. Để tưởng nhớ công ơn của Ngài, người dân Đồ Sơn hàng năm đều tổ chức lễ hội Đảo Dấu 1-2 Âm lịch. Hội kéo dài suốt 3 diễn từ 8-10 với mục đích cầu mong Quốc thái dân an. Trong đó, tục rước đèn và thả thuyền giấy diễn ra vào 11 giờ đêm ngày 9/2 để cầu tàu bè chở che yên bình trong mỗi chuyến đi. 

Đền Nam Hải Thần Vương

Hải đăng Hòn Dấu

Được xây dựng năm 1892, hoàn thành năm 1896 và sử dụng vào năm 1898, hải đăng Hòn Dấu tọa lạc trên đỉnh cao nhất của đảo Hòn Dấu. Đây cũng ngọn hải đăng lâu đời nhất tại Việt Nam với tuổi thọ trên 120 năm tuổi. Công trình này được kiến trúc sư người Pháp xây lên nhằm mục đích chỉ hướng vào cảng Hải Phòng, thuận tiện cho quá trình khai thác thuộc địa tại Việt Nam.

Quần thể đa búp đỏ

Quần thể đa búp đỏ Hòn Dấu là quần thể cây đa lớn nhất ở nước ta với số lượng lên đến hàng trăm cây mới, trong đó hơn 45 cây trên 100 năm. Năm 2013, quần thể này với 35 cây được công nhận là cây di sản Việt Nam. Điều này đã đem tới ý nghĩa to lớn cho công cuộc bảo tồn, nâng cao ý thức bảo vệ các nguồn gen quý, đồng thời quảng bá hệ sinh thái và du lịch cho vùng Đồ Sơn, Hải Phòng. 

Quần thể đa búp đỏ đồ sơn hải phòng

Rừng nguyên sinh

Hiện Hòn Dấu hiện vẫn giữ những cánh rừng nguyên sinh hoang sơ với hệ thống sinh thái đa dạng như cây đa, thông… Bên cạnh đỏ, đảo còn có nhiều các loài động vật khác nhau như dê, cáo, khỉ, chim…

Rừng nguyên sinh Hòn Dấu Đồ Sơn

Khu du lịch Đồi Rồng

Khai trương năm 2020, khu du lịch Đồi Rồng Đồ Sơn là khu du lịch liên hợp gồm nhiều dịch vụ như khu vui chơi, khách sạn, sân golf với diện tích lấn biển rộng lớn. Bên cạnh đó, nơi đây còn hấp dẫn du khách bởi bãi biển nhân tạo trong xanh. Do sử dụng nước lọc trực tiếp từ biển nên nước ở đây rất sạch, không có sóng, phù hợp với cả người lớn và trẻ em. 

Khu du lịch Đồi Rồng

Lễ hội chọi Trâu Đồ Sơn

Lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn tổ chức vòng loại từ tháng 6 Âm lịch và trận chung kết vào 9/8 Âm lịch. Từ thế kỷ 18, lễ hội này được tổ chức để cầu thịnh vượng và bình an cho người dân địa phương. Bên cạnh đo, hội chọi trâu còn gắn liền với tục thờ cúng thuỷ thần, tục hiến sinh, và hơn hết tinh thần thượng võ dân cư Đồ Sơn. 

Lễ hội chọi Trâu Đồ Sơn

Đền Bà Đế

Đền thờ Bà Đế (Trịnh Chúa phu nhân) tọa lạc dưới chân núi Độc Đồ Sơn. Ngôi đền này gắn liền với câu chuyện về nàng thôn nữ làng Chài Đào Thị Hương kết duyên với Chúa Trịnh. Do bận chính sự, Chúa Trịnh về kinh đô Thăng Long chưa kịp làm lễ cưới mà nàng thiếu nữ lại đã mang thai. Vì thế, thiếu nữ bất hạnh đã phải chịu lệ làng chìm xuống biển sâu. Linh hồn thiếu nữ sau hiển linh cứu dân lành khỏi nhiều cảnh hiểm nguy. Người dân Đồ Sơn từ đó đã lập đền thờ Bà Đế tại đây.

Đền Bà Đế

Đền Nghè

Tọa lạc ở lưng chừng núi giao thoa giữa đất trời, biển ca, Đền Nghè thờ phụng  “Lục vị tiên công”, 6 vị thần lập nên vùng Đồ Sơn, do đó đây cũng được coi là ngôi đền “hàng tổng”. Đặc biệt, nơi đây còn gắn liền với lễ hội chọi trâu truyền thống.Trước và sau lễ hội chọi trâu, đền Nghè là nơi mọi người vào để tế lễ, nơi tổ chức lễ dâng hương và rước nước. 

Đền Nghè Đồ Sơn

Chùa Hang

Chùa Hang hay Cốc tự nay thuộc Khu 1, phường Vạn Sơn, Đồ Sơn, Hải Phòng. Đây là chùa thiên tạo lớn nhất của Đồ Sơn với độ cao 3.5m, rộng 7m, chia làm 2 bậc thầm, xuyên thẳng vào núi khoảng 25m. Phía bên trong núi cao chừng 1.2m, rộng 1.3m. Theo truyền ngôn trước Công nguyên, nhà sư Bần, Thiên Trúc đã truyền bá đạo Phật đến đây cư trú và mở chùa. Dân Đồ Sơn vẫn truyền rằng sư Bần còn dựng chùa Bần trên núi Mẫu Sơn, sau người viên tịch ở chùa Hang.

Chùa Hang

Đền Trần

Đền Trần hay Đền thờ Đức Thánh Trần được xây dựng vào thời vua Minh Mạng, tọa lạc cạnh ở vị trí rất đẹp với phần lưng tựa vào đỉnh núi Mẫu Sơn, mặt trước hướng biên. Đền mang đậm đặc trưng kiến trúc thời Nguyễn với hình chữ Nhị, mặt trước 3 gian, mái chồng diêm, đầu đao góc mái chạm khắc tứ linh. 

Bên trong đền đặt nhiều cổ vật quý giá như bức tượng Ngai ỷ, bức đại tự Thần Cơ Duệ Toán, bộ câu đối “Sát Thát bình man an xã tắc, Bảo dân hộ quốc điện sơn hà”… Ngoài sân đặt tấm bia đá văn chỉ ghi công đức các họ từ thời Thành Thái Thập thất niên có công xây dựng đền.

Đền Trần Đồ Sơn Hải Phòng

Rặng thị cổ

Nằm trên đường dẫn đến Chùa Tháp Tường Long ở Ngọc Xuyên, rặng thị cổ bao gồm 17 cây thị cổ thụ với niên đại khoảng 200-800 năm tuổi. Nơi đây còn lưu lại nhiều chứng tích của các cuộc kháng chiến chống Pháp, Nhật và Mỹ. Dưới các gốc thị hầu hết là căn cứ địa bí mật của du kích. Ngoài ra, cảm quan xanh mát trong quần thể núi rừng suối Rồng cũng được nhiều du khách đặc biệt yêu thích. 

Rặng thị cổ

Tháp Tường Long

Tháp Tường Long hay tháp Đồ Sơn thuộc khu vực phường Vạn Sơn, được xây dựng vào thời Lý Thánh Tông với diện tích đất liền khoảng 2.000m2. Chính vào năm 1058, vua Lý Thánh Tông đã dừng chân ghé lại nơi đây và quyết định cho xây tháp. Sau khi nằm mộng rồng vàng, ngài quyết định đặt tên tháp là Tường Long với hàm ý “Thấy rồng vàng hiện lên” ắt là điềm lành.

Tháp Tường Long

Đình Ngọc

Đình Ngọc có quy mô vừa phải, hình chữ đinh với 5 gian tiền đường và gian hậu cung. Tuy nhiên kiến trúc hiện tại không phải bản sơ khai mà là công trình trùng tu hồi vào năm 1924. Khi ghé thăm, bạn có thể bắt gặp nhiều họa tiết thú vị như hình ảnh tứ linh, cụm mây, cỏ cây hoa lá thiên nhiên. Nội thất đình cũng được chạm trổ ánh kim rực rỡ, sơn son thiếp vàng.

Đình Ngọc Đồ Sơn Hải Phòng

Suối Rồng

Suối Rồng là khe nước nhỏ chảy ra từ núi “thượng nguồn”, nơi có rừng thông xanh ngút ngàn với đinh Ngọc cổ kính ở hạ lưu. Dòng suối này mang dáng dấp địa long, luôn đầy ắp nước ngọt tưới mát cây trái vùng đất mặn và phục vụ bà con nơi đây.

Ăn gì ở Đồ Sơn?


Hải sản Đồ Sơn

Không có gì ngạc nhiên khi nói đến Đồ Sơn người ta sẽ nghĩ ngay đến hải sản. Tại đây bạn có thể tìm kiếm đủ loại hải sản tươi ngon, ở bất cứ nhà hàng nào, vào bất cứ khoảng thời gian nào. 

Hải sản Đồ Sơn

Mực trứng

Mực trứng dài từ 5 – 12 cm với phần thân đầy ắp trứng. Loại hải sản Đồ Sơn này có thể thể chế biến thành nhiều món bổ dưỡng như như mực trứng nướng, mực trứng hấp, mực trứng luộc, mực trứng chiên nước mắm… Tất cả đều có vị ngon hấp dẫn, đậm đà và ngọt thanh. 

mực

Bề bề

Bề bề dù có quanh năm nhưng ngon nhất từ tháng 9-12. Trong số các loại bề bề, bề bề nang vẫn là loại ngon nhất với phần thịt chắc thơm, gạch càng nhiều. Do lớp thân trong suốt, bạn có thể nhìn thấy rõ gạch bên trong.

Bề bề

Cua

Cua biển hay còn gọi là cua bể là tên gọi chung của các loài cua sống dưới biển hoặc vịnh ven biển. Cua biển khá đa dạng như cua gạch, cua thịt, cua nước, tha hồ cho bạn lựa chọn theo sở thích. Thịt cua Đồ Sơn cũng rất ngon miệng và giàu dinh dưỡng. 

Cua biển

Ghẹ

Thân ghẹ Đồ Sơn có màu xanh sẫm với phần thịt thơm chắc, nhiều gạch. Ghẹ thường được bắt bằng cách giăng lưới ngoài khơi. Để thưởng thức hương vị tươi mát nguyên bản, người dân cũng chỉ đơn giản là hấp ghẹ với sản. 

ghẹ đồ sơn

Ngao

Ngao vàng đánh bắt tại Đồ Sơn Hải Phòng thường có kích cỡ to, thịt dai chắc, ngon miệng. Các món nấu từ ngao cũng rất đa dạng như ngao hấp, canh ngao, cháo ngao…

ngao hoa

Mực khô

Mực khô ở Đồ Sơn khá dày, trắng thịt và ngọt đậm. Khi chọn mua, các bạn nên lựa con mực cỡ nhỏ, vừa, giá vừa rẻ lại vừa ngọt hơn mực to. Để tận hưởng cảm giác khoan khoái của bãi biển Đồ Sơn, bạn có thể nước thêm vài con mực, dùng kèm với tương ớt Hải Phòng và vài lon bia lạnh, nhâm nhi tám chuyện với bạn bè. 

mực khô

Bánh cuốn nhân tôm

Bánh cuốn nhân tôm là đặc sản nổi tiếng của vùng đất của Đồ Sơn, Hải Phòng. Nguyên liệu làm bánh khá đơn giản, dễ mua, chế biến không quá cầu kỳ nhưng dưới bàn tay tài hoa của đầu bếp, món bánh tôm sẽ trở nên hấp dẫn lạ thường.  Bột bánh trắng xay mịn được tráng mỏng, hấp chính rồi bọc lại nhân tôm ở giữa. Khi dùng, người ta thường pha nước chấm chắt Đồ Sơn với đường, chanh, ớt cho đủ chua, cay, mặn, ngọt. Tôm biển chọn loại to, tươi ngon, vừa được ngư dân đánh bắt trong ngày. 

bánh cuốn nhân tôm đồ sơn

Nộm sứa Đồ Sơn

Vào tháng 5, thời điểm kết thúc mùa khai thác sứa và cũng là lúc bắt đầu các món ăn từ sứa được chế biến rộng khắp Hải Phòng, trong nổi bật hơn cả là nộm sứa. Nộm có màu trong vắt, nhai giòn sần sật rất vui miệng, hoàn cùng vị chua cay mặn ngọt đầy thú vị. Nộm sữa phù hợp dùng khai vị hay ăn với cơm đều được. Vì vậy, nếu ghé thăm du lịch Đồ Sơn vào dịp đầu hè, các bạn đừng bỏ qua món ăn này nhé. 

Nộm sứa Đồ Sơn

Hà đá

Với người dân Đồ Sơn, hà đá được coi là lương thực từ biển. Từ xa xưa, nghề gõ hà đá đã đem tới nguồn thu nhập cho bao nhiêu gia đình, ổn định công ăn việc làm cũng như tạo các nền ẩm thực đa dạng. Mặc dù gõ hà quanh năm nhưng mùa khai thác từ tháng 11 Âm lịch năm nay đến tháng năm sau là có nhiều hà và ngon nhất. Do đó, bạn nên ưu tiên khoảng thời gian này để tận hưởng món hà chất lượng nhất. 

Hà đá Đồ Sơn

Cháo cá song

Cá song (hay cá mú) là loài cá quý, thơm ngon và giàu dinh dưỡng của biển Đồ Sơn. Cá song có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, trong đó cháo cá song khiến nhiều người ấn tượng bởi hương vị lôi cuốn, hấp dẫn.

cháo cá song

Đi Đồ Sơn mua gì làm quà?


Thịt trâu chọi

Sau mỗi ngày hội chọi trâu, những chú trâu thường bị mang đi xẻ thịt do quan niệm cầu may mắn của người dân. Do đó,  thịt trâu khá đắt và nhanh bán hết. Nếu chọn đi Đồ Sơn vào dịp này, bạn sẽ có cơ hội mua được miếng thịt. 

trâu chọi

Táo Bàng La

Táo Bàng La là giống táo ta được diêm dân Bàng La, Đồ Sơn, Hải Phòng ghép từ táo lai và táo dại. Những gốc táo ta vẫn sinh trưởng hiệu quả trên gốc cây dại, thêm vào đó còn thích nghi tốt hơn trên vùng đất chua, mặn, năng suất cùng chất lượng tốt hơn. Nhờ đó, táo Bàng La dần trở thành cây trồng chủ lực cho hiệu quả kinh tế cao. 

táo bàng la

Giò nghé

Nét đặc sắc của giò nghé Đồ Sơn xuất phát từ phần thịt nguyên miếng thay vì xay nhuyễn. Đặc sản có vị ngọt, giòn giòn kết hợp với vị tiêu cay nồng, vị ớt cay cay. Đầu tiên, người ta sẽ trải phần trứng mỏng lên lá chuối, nghé xay, thịt nghé rồi cuộn chặt. Tiếp đó, phần giò ngoài cùng gói bằng giấy xi măng, buộc chặt bằng dây. Giò luộc khoảng 6 giờ thì chín hẳn, sau đó vớt ra để ráo. 

Giò nghé đồ sơn

Mắm chắt Bàng La

Từ sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất mắm tôm, mắm chắt Bàng La, Đồ Sơn dần trở thành mặt hàng chủ lực đem tới nguồn thu nhập ổn định cho người dân nơi đây. Không sử dụng cá biển, người dân Bàng La sử dụng tép tươi làm mắm. Xưa kia các gia đình thường dùng chum vại đặt giỏ trẻ vào giữa để chắt nước mắm dần, đây cũng là nguồn gốc của tên gọi mắm chắt. Dù mùi nồng nhưng loại mắm này ngọt hơn hẳn các loại từ cá hoặc mực. Dù không có không nhãn mác, thương hiệu hay mùi vị dễ chịu nhưng đã dùng quen thì khó có thể bỏ qua.

nước mắm


Gợi ý xem thêm:

Top 6 bãi biển miền bắc nhất định phải checkin hè này
Ghé thăm Hòn Khói Khánh Hòa: Gánh quà vô giá từ biển
Kinh nghiệm du lịch biển cửa lò Nghệ An cho mùa hè năm 2021
Nguyễn Hồng Ngọc
Nguyễn Hồng Ngọchttps://vivu.net
Vivu quan niệm rằng một chuyến du lịch tuyệt vời không phải là bạn đi được bao xa, thử được bao nhiêu thứ đặc sản, mà là những trải nghiệm, sự đồng điệu của trái tim và cảm xúc ở mỗi miền đất mà bạn đã cùng Checkin đặt chân đến.

Related Stories

spot_img

Khám phá

10 điểm du lịch mùa lúa chín đẹp nhất miền bắc

Xuất phát từ một quốc gia nông nghiệp và một phần không thể tách...

Thảo nguyên Suôi Thầu, Xín mần – đẹp ngất ngây như trong chuyện cổ tích châu Âu

Thảo nguyên Suôi Thầu (Hà Giang) là một trong những thảo nguyên đẹp bậc...

10 địa điểm du xuân đáng đến trong tháng Giêng

Để một năm mới bình an, may mắn, nhiều người thường tìm đến các...

2023 khám phá Nhật Bản, thiên đường của mèo

Nhật Bản được xem như một thiên đường của loài mèo. Người dân đất...

13 địa điểm lãng mạn cho tuần trăng mật ở Singapore trong năm 2023

Dù có diện tích bé nhỏ nhưng Singapore lại có nhiều cảnh quan tuyệt...

Đầu năm 2023 đến ngắm Đài Loan rực rỡ, dung hòa hiện đại và cổ điển

Tháng 1, tháng 2 đầu năm là mùa đông ở Đài Loan. Dù thời...

Danh mục

Bình luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here