Nhắc đến bánh cuốn miền Bắc, người ta nghĩ ngay đến hương vị thơm ngon, đậm đà, dẻo dai. Trái lại, bánh cuốn miền Nam nổi bật với gạo và thịt nướng, bánh cuốn miền Trung loại có ram cuốn, thịt lợn băm, miến…
Bánh cuốn Hà Nam
Bánh cuốn Phủ Lý, Hà Nam được xem là phiên bản anh em với bánh cuốn Thanh Trì. Tuy nhiên, bánh không được dùng với chả quế, chả giờ mà ăn với thịt nướng than.
Để tạo nên hương vị tuyệt vời cho món thịt nướng, thịt ba chỉ được thái thành từng miếng nhỏ, tẩm ướt đầy đủ với nhiều loại gia vị khác nhau như nước mắm, đường, tiêu, hành. Thịt được đem nướng trên đĩa đến khi vàng ươm, thơm nồng mà không bị khô.
Một điểm độc đáo nữa của bánh cuốn Hà Nam là nước mắm nóng. Nhờ đó, người dùng không cũng lo bị lạnh khi ăn bánh cuốn nguội vào ngày đông. Cuối cùng, nước chấm được thêm chút dưa góp, rau húng quế, rau thơm để kích thích vị giác.
Bánh cuốn Nam Định
Điểm độc đáo của bánh cuốn Thành Nam, Nam Định là độ mỏng, dẻo dai ấn tượng. Người làm bánh được ví như nghệ nhân điêu luyện với tay nghề cao. Do đó bánh vẫn đủ sức quyến rũ ngay cả khi không cuốn thêm nhân.
Phần vỏ bánh được làm từ gạo Khang Dân xay nhuyễn, không bị dẻo quá cũng không bị cứng quá. Nồi nước tráng bánh luôn được giữ ở 100 độ C để bánh chín nhanh, không bị dẻo hay nát do úng nước. Khi lấy ra, vỏ bánh được thoa lớp mỡ hành mỏng, thêm chút mộc nhĩ để thêm phần bóng bẩy.
Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người thưởng thức, nhiều nhà hàng hiện nay đã thêm thịt và mộc nhĩ vào bánh cuốn Nam Định. Các lớp bánh được tráng mỏng rồi chồng lên nhau. Khi ăn, người ta sẽ bóc từng lớp xếp lên đĩa, sau đó ăn kèm với rau thơm, rau mùi, hành phi, chả quế.
Bánh cuốn Quảng Ninh
Không dùng với giò lụa, chả quế, bánh cuốn Quảng Ninh thường dùng kèm với chả mực. Do đó, nước chấm bánh nếu thiếu hạt tiêu cay nồng thì gần như mất đi hết hương vị. Đồng thời, chả mực mà không đủ giòn, ngọt, mềm mại hay nóng hổi thì hương vị sẽ trở nên chán ngắt.
Sau khi lựa chọn ra những con mực tươi ngon, người ta sẽ đem mực giã ra thành từng miếng chả dẻo quánh, khi rán nên có màu vàng ươm, giòn ngon. Bát nước chấm được pha từ nước mắm, đường, ớt, chanh, nổi bật với vị chua ngọt. Khi kết hợp với thịt nạc, tôm nõn, món bánh cuốn Quảng Ninh sẽ tạo ra hương vị hấp dẫn ngay từ miến cắn đầu tiên. Đó cũng là lý do món ăn này được nhiều người đắm say như vậy.
Bánh cuốn Thanh Hóa
Cách tráng bánh cuốn Thanh Hóa tương tự bánh cuốn Hà Nội nhưng khác biệt lớn nhất nằm ở vỏ bánh, nhân và cách dùng. Không sử dụng thịt băm và mộc nhĩ, bánh sử dụng nhân tôm biển, hành phi, thịt băm. Vỏ bánh cũng được làm từ loại gạo tuyển ngon nhất trong mùa vụ.
Đầu tiên, người ta sẽ dùng muôi gỗ dàn bột đều trên mặt vải, đậy vung khoảng 30 giây cho chín. Lớp bánh khi chín được trải qua mẹt, thêm nhân, cuộn lại rồi cho ra đĩa. Thay vài dùng thanh tre vót mỏng như người Hà Nội, người Thanh Hóa sử dụng ống tre to để cuốn vỏ bánh.
Khi thêm vào nhân tôm, vỏ bánh trắng muốt được điểm thêm màu cam vô cùng đẹp mắt. Phía trên được rắc thêm hành khô tạo hương thơm đặc trưng. Người ta cũng thường chấm món ăn này nước mắm, tiêu sọ, ăn kèm chả quế. Hương vị chua chua, cay cay từ quất, ớt hòa với thớ bánh dai tạo nên cảm giác thanh khiết đầy ấn tượng.
Bánh mướt Nghệ An
Bánh mướt Nghệ An thoạt nhìn khác giống bánh cuốn miền Bắc nhưng cách ăn và đồ đi kèm lại khác hẳn.
Để tạo ra lớp vỏ ngon, người làm thường chọn gạo Vê từ vùng Quỳnh Lưu, ngâm đủ 3 tiếng. Sau khi xay mịn, bột được múc từng muôi tráng trên lớp vải mịn, đặt trên nồi nước sôi với lửa thật to rồi đậy vung lại. Tùy theo độ khéo léo của đầu bếp mà bánh dày mỏng khác nhau. Khi chín, người làm sẽ kéo nhẹ ra, sau đó cuộn tròn rồi xếp trên thùng lót lá chuối.
Bánh mướt Nghệ An thường dùng với nước mắm vắt chanh tạo độ đậm đà đặc trưng. Sang hơn, bánh được dùng nhiều đồ ăn kèm khác nhau như chả, vịt, gà, bò hoặc xáo lòng.
Bánh mướt Hà Tĩnh
Một phiên bản nữa của bánh cuốn là bánh mướt Hà Tĩnh. Loại bánh này là sự kết hợp giữa bánh mướt dẻo, mùi gạo thơm và ram giòn béo ngậy. Phần vỏ bánh mướt có độ dẻo dai, thơm mịn do bột gạo được ủ qua đêm. Lớp vỏ ram dày hơn bánh tráng, màu nâu vàng và làm từ gạo cùng mật mía. Khi cuốn, người ta cho nhân thịt heo băm cùng hành, miến, ngò tàu, hành rồi cuốn chặt tay.
Khi thưởng thức, bạn có thể chọn dùng với giò lụa hoặc giò lắt, rắc thêm ít hành phi. Phần nước chấm bánh được pha từ mắm quê, nước sôi, đường với bột ngọt tạo ra hương vị đa dạng.
Một phần bánh mướt Hà Tĩnh có giá cả phải chăng, dao động từ 20.000-25.000 đồng.
Bánh cuốn Sài Gòn
Bánh cuốn Sài Gòn có nhiều nguồn gốc khác nhau nhưng có sự thay đổi nhất định để phù hợp với khẩu vị người dân miền Nam. Trong đó, nước chấm ở đây ngọt hơn, có nhiều đồ ăn kèm khác nhau như giá trụng, xà lách, nem, bánh tôm, chả giò… Phần nước chấm đôi khi cho thêm tinh dầu cà cuống để tạo nên mùi hương thơm nhẹ, quyến rũ.
Bên cạnh đó, Sài Gòn còn có nổi tiếng với món bánh cuốn kiểu Hoa và bánh cuốn thịt nướng. Khác với kiểu Hoa truyền thống, bánh cuốn tại Sài Gòn không có nhân, xắt miếng nhỏ, bày thêm với chả lụa thái vuông, nem chua, thêm chút hành phi.
Ngoài ra, bánh cuốn thịt nướng có nguồn gốc từ Huế. Phần hịt heo có phần mỡ béo ngậy, tẩm ướt gia vị ngon miệng, không bị bã. Khi trình bày, người ta sẽ đặt phần thịt vào lớp bánh, cuộn lại rồi chấm với nước tương đậm vị sa tế.
Bánh cuốn ngọt miền Tây
Bánh cuốn ngọt hay bánh ướt ngọt là đặc sản vùng miền Tây. Trong đó, nguyên liệu vỏ bánh cơ bản là bột gạo, nước cốt dừa, đường, muối và nước lạnh. Đường chỉ nên cho vừa phải, thêm chút vị mặn từ muối để cân bằng hương vị. Để bánh thêm phần bắt mắt, người dân miền Tây còn sử dụng các loại nước tạo màu nhiên như củ dền, lá dứa, lá cẩm…
Phần vỏ bánh được tráng bằng cách hấp hơi nước như thông thường. Tuy nhiên, phần nhân lại hoàn toàn khác biệt với đậu xanh, khoai môn ngọt hoặc dừa. Sau khi cuốn phần vỏ với nhân xong, người ta sẽ rắc thêm lớp mè, đậu phộng để tăng cảm giác bùi ngậy.
Nếu muốn ngắn hơn, bạn có thể cắt đổi bánh. Bánh thường chấm với muối mè, đậu phộng, dẻo hơn khi để lạnh.
Gợi ý xem thêm: