Kẹo cu đơ Hà Tĩnh: Đặc sản mang hình sỏi đá của xứ núi miền Trung

Mới đầu kẹo cu đơ ra đời để nuông chiều thói hảo ngọt thời đói kém. Sau một thời gian, thức quà ấy bỗng trở thành đặc sản Hà Tĩnh được người người “săn đón” mua làm quà biếu nhân chuyến du lịch. 

kẹo cu đơ

Kẹo cu đơ và thuyết “âm mưu” về nguồn gốc tên gọi


Thoạt đầu khi mới nghe tên kẹo Cu Đơ ai cũng không khỏi ngỡ ngàng. Thực chất đây là loại kẹo đậu phộng hay còn gọi là kẹo lạc với công thức truyền thống.

Nghề nấu kẹo tại Hương Sơn cứ thế lưu truyền trong dân gian. Tuy nhiên sau nạn đói năm 1945, nghề kẹo lạc bỗng nhiên phát triển mạnh mẽ. Đằng sau cái tên thú vị này là những câu chuyện cực kỳ thú vị.  

kẹo cu đơ

Câu chuyện kẹo cu đơ đầy thú vị

Trong số những người buôn bán mặt hàng này thì ông Cu Hai có kỹ thuật chế biến nổi trội hơn cả. Trong văn hóa Hà Tĩnh, ông Cu, anh Cu ý chỉ người đã kết hôn không có địa vị cao trong xã hội, từ Hai có thể chỉ con thứ hai trong gia đình. 

đặc sản hà tĩnh

Bí quyết của ông nằm ở khâu chọn lạc và mật nấu. Loại mật ông chọn có màu vàng sáng, không có cặn hay gợn. Lạc được lọc hạt lép, chỉ dùng tới hạt cỡ to, mẩy. Kẹo có mùi gừng thơm nức, ngọt mà không ngán. 

Miếng kẹo ông Cu Hai làm có độ mềm cứng vừa vặn. Vì lẽ đó, sản phẩm của ông được đánh giá tốt cả về hình thức và chất lượng. Sau thời gian đắt khách, ông Cu Hai bèn thu nhỏ cỡ kẹo để không phải tăng giá thành. 

Thỏi kẹp vốn đang đẹp mắt lại nhỏ xíu lại. Nhiều thực khách trêu đều ông bằng cách viết bài thơ “nhắn gửi cu đơ” rồi lén dán lên cọc gỗ trước cửa nhà. 

Sau năm 1945, nhiều người trong Đoàn Thanh niên Cứu quốc xã Mỹ Hoà (làng Gôi Mỹ và làng Hòa Bình hợp nhất) dễ dàng đuối sức, bỏ về sớm. Thấy thế ông Nguyễn Việt Dũng (hiện sống tại thị xã Tuyên Quang) mới nảy ý trêu mọi người cố làm để về sớm ăn kẹo Cu Đơ. 

Cũng có thuyết cho rằng cái tên này bắt nguồn từ học sinh trường Phổ thông trung học (nay là Trung học cơ sở) của huyện Hương Sơn gần nơi ông Hai buôn bán. Hồi đó, tiếng Pháp là môn sinh ngữ được dạy phổ biến rồi mới tới tiếng Anh. Do đó, học sinh bắt đầu gọi lóng tên ông. Nhiều vị chỉ huy biết tiếng Pháp cũng gọi vui theo là ông Cu Đơ. 

Câu chuyện kẹo cu đơ đầy cảm động

Có một thuyết nữa về nguồn gốc đặc sản Hà Tĩnh này khá thú vị. Tương truyền, nghề nấu kẹo cu đơ tại Hà Tĩnh được một cặp vợ chồng nghèo tạo nên. Gần đến ngày người con trai cả lấy vợ, họ lúng túng chẳng biết lấy gì để thiết đãi hàng xóm cho phải phép. 

Trong tình cảnh khó khăn này, ông bố bèn đánh liều lấy mật mía và lạc sẵn có ra nấu thử. Ông mang lạc rang giòn đổ vào nồi mật mía rồi khuấy đều tay.Người vợ thử thấy thiếu vị liền lấy củ gừng ngoài vườn, rửa sạch, thái sợi rồi bỏ vào nồi khuấy đều. 

Khi hàng xóm ăn thử ai cũng phải gật đầu khen ngon. Điều thú vị là mọi người sau khi ra về lại lấy thêm nắm gạo trắng, giã bột, hòa với nước rồi nướng thành bánh tráng nhỏ vừa tay. 

Để thể hiện tình cảm gia đình, ông quyết định lấy tên con trai đặt tên cho món ăn là kẹo cu hai. Sau thời gian dài. một người Pháp đến Việt Nam lần đầu nếm thử đã tấm tắc khen ngon và gọi đặc sản Hà Tĩnh này là kẹo cu Duex, đọc trại là kẹo cu đơ. 

kẹo cu đơ hà tĩnh

Cách làm kẹo cu đơ chuẩn vị xứ núi


Từ khâu chọn nguyên liệu…

Kẹo cu đơ có vị “lạ miệng” hơn nhiều so với kẹo lạc truyền thống. Kẹo hình tròn như gương soi, vẻ ngoài thô ráp nhưng lại có hương thơm đậm đà. 

nấu kẹo

Để làm kẹo cu đơ Hà Tĩnh đúng chuẩn, người chế biến phải trải qua khá nhiều bước như quạt bánh, chọn lạc, giã gừng, khuấy mật,… Đặc biệt, củi phải chọn sao cho lửa lớn, đượm. 

Thành phần chính của cu đơ gồm lạc, mật mía, mạch nha và gừng. Một số người có thể cho thêm nước cốt dừa để dậy mùi hơn.

Chỉ từ những nguyên liệu dễ tìm đó người Hà Tĩnh đã tạo nên công thức bí truyền để tạo nên đặc sản nức tiếng gần xa. 

Mật mía phải là loại mật mía nguyên chất, vàng óng, không pha thêm đường hay chất tạo vị ngọt khác.

Mật tốt nhất nên được đựng trong hũ sành hoặc sứ để giữ trọn vẹn hương vị. Tỷ lệ mạch nha pha cũng cần chuẩn để kẹo không quá cứng, không quá dính. 

Lạc rang chỉ nên to vừa, không bị sâu, không có hạt lép, vỏ lụa không bị trầy. Bánh tráng dày vừa phải, bề mặt rải đều gừng và vừng. 

…đến quá trình nấu kẹo cu đơ

Đầu tiên, người chế biến cho mật mía vào nồi nhôm dày. Nồi được đun tới khi sôi đều. Nếu chọn cách đun truyền thông, củi dùng phải khô, ít khói để tránh kẹo chín không đều. 

Quá trình điều chỉnh lửa được xem là điều quan trọng nhất để tạo nên độ ngon của kẹo cu đơ. Nếu lửa quá to, mật sẽ bị bén đáy nồi, gây khét. Lửa nhỏ thì không đủ độ để làm giòn hạt lạc. Do đó, cái khéo của người làm là giữ lửa cháy cho đều.

Bên cạnh việc sử dụng mô tơ, nhiều người vẫn chỉ quấy bằng tay dù năng suất có chậm hơn đôi chút. Khi này, người làm cần phải chịu khó và chú tâm vào công việc. 

Đến lúc mật sôi, người ta cho lạc sống cùng gừng thái sợi vào đảo đều. Hành động này được lặp lại liên tục tới khi mùi mật và lạc hòa quyện. Để kiểm tra kẹo chín chưa, người chế biền sẽ dùng đũa nhúng vào, kéo mật rời cho vào bát nước lã. Nếu thấy giọt mật tròn, không tan thì mẻ kẹo coi như hoàn thành.

Sau đó, người làm cẩn thận hỗn hợp lên bánh đa, dàn đều rồi úp miếng bánh tráng còn lại lên. Động tác này cần thực hiện nhẹ nhàng để bánh không bị vỡ. Chờ bánh nguội người ta mới đem đóng vào bao nylon.

khuấy bánh

Cách thưởng thức kẹo cu đơ Hà Tĩnh đúng điệu


Kẹo cu đơ là sự hòa quyện giữa vỏ bánh đa giòn ngoài, lớp mật ngọt dẻo, lạc rang bùi béo cùng hương gừng cay thoang thoảng. Cu đơ đạt chuẩn cầm thấy nặng tay và chắc chắn. Khi cắn thử, miếng bánh có độ dẻo vừa, nồng cay của gừng, bùi thơm của lạc. 

Vậy trong ngũ vị còn thiếu yếu tố nào nữa nhỉ? Đó chính là lý do người ta tìm tới chén trà chan chát, ấm nóng khi thưởng thức món kẹo cu đơ. Tuy nguyên liệu vô cùng dân dã nhưng từng ấy cũng đủ thể hiện vị giác tinh tế của người Hà Tĩnh.

Cu đơ được chuộng hơn cả vào mùa đông. Nhưng dẫu trời có nóng tới đâu, người ta vẫn không ngừng được mà muốn cắn một miếng. Và trên tất cả, đó chính là nét truyền thống tuyệt vời của người dân sống trên mảnh đất khắc nghiệt này. 

kẹo cu đơ hà tĩnh

Địa chỉ mua kẹo cu đơ tại Hà Tĩnh

Cu đơ ông bà Thư Viện
+ Địa chỉ 1:Số 548A, đường Hà Huy Tập, Thành phố Hà Tĩnh
+ Địa chỉ 2: Nằm trên QL1A, thôn Đông Vịnh, xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên. 
+ Địa chỉ 3: Số 481 Hà Huy Tập, TP. Hà Tĩnh, T. Hà Tĩnh
Cu Đơ Phong Nga
+ Địa chỉ liên hệ: Bàu Láng, Xã Thạch Đài, Huyện Thạch Hà, Tỉnh Hà Tĩnh. 
Cu đơ Ông Lung
+ Địa chỉ: 22 Nguyễn Công Trứ, Nam Hà, Hà Tĩnh
Cu đơ Thành Đạt
+ Cơ sở 1: Phía nam cầu phủ 1 (Thạch Nình)
+ Cơ sở 2: Ngã ba đường Tránh (đối diện cây xăng Cẩm Vịnh)
+ Cơ sở 3: Phía nam cầu phủ 3 (Quốc lộ 1B)
Cu đơ Bà Hường
+ Địa chỉ: Số 466 Hà Huy Tập, Hà Tĩnh. 
Kẹo cu đơ Thanh Hạnh
+ Địa chỉ: Số 222 Nguyễn Công Trứ, TP. Hà Tĩnh

Gợi ý xem thêm:

Dốc hết tương ớt với 10 loại nem chua “ngon mắt lạ miệng”
“Khai ấn” 10 đặc sản Nam Định ngon không nỡ buông đũa
Nhâm nhi tách trà nghe chuyện bánh in xứ Huế

Nguyễn Hồng Ngọc
Nguyễn Hồng Ngọchttps://vivu.net
Vivu quan niệm rằng một chuyến du lịch tuyệt vời không phải là bạn đi được bao xa, thử được bao nhiêu thứ đặc sản, mà là những trải nghiệm, sự đồng điệu của trái tim và cảm xúc ở mỗi miền đất mà bạn đã cùng Checkin đặt chân đến.

Related Stories

spot_img

Khám phá

10 điểm du lịch mùa lúa chín đẹp nhất miền bắc

Xuất phát từ một quốc gia nông nghiệp và một phần không thể tách...

Thảo nguyên Suôi Thầu, Xín mần – đẹp ngất ngây như trong chuyện cổ tích châu Âu

Thảo nguyên Suôi Thầu (Hà Giang) là một trong những thảo nguyên đẹp bậc...

10 địa điểm du xuân đáng đến trong tháng Giêng

Để một năm mới bình an, may mắn, nhiều người thường tìm đến các...

2023 khám phá Nhật Bản, thiên đường của mèo

Nhật Bản được xem như một thiên đường của loài mèo. Người dân đất...

13 địa điểm lãng mạn cho tuần trăng mật ở Singapore trong năm 2023

Dù có diện tích bé nhỏ nhưng Singapore lại có nhiều cảnh quan tuyệt...

Đầu năm 2023 đến ngắm Đài Loan rực rỡ, dung hòa hiện đại và cổ điển

Tháng 1, tháng 2 đầu năm là mùa đông ở Đài Loan. Dù thời...

Danh mục

Bình luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here