Thái Bình không chỉ hấp dẫn bởi kiến trúc nhà thờ hay bãi biển đẹp mà còn bởi nền ẩm thực độc đáo. Cùng điểm lại những đặc sản Thái Bình hấp dẫn dưới đây.
Canh cá Quỳnh Côi
Người dân Quỳnh Côi từ bao đời vẫn luôn tự hào về đặc sản Thái Bình nức tiếng này. Nguyên liệu làm canh cá Quỳnh Côi cũng rất đơn giản với cá, rau, bánh đa. Trong đó, cá nấu thường là cá rô đồng hoặc cá chuối. Sau khi luộc chín tách xương, thịt được đem đi chiên vàng ruộm.
Vị cá ngọt mềm, gừng cay nồng, rau tươi mát cùng bánh đa tạo nên hương vị thơm ngon lạ kỳ. Phương pháp chiên rán tô điểm thêm cái đậm đà, giòn dai cho món ăn này.
Dân địa phương thường chọn rau cải nấu chung với cá rô đồng, cải cúc cho cá chuối. Rau tươi thơm mát giảm vị tanh của cá đồng thời góp thêm màu xanh tươi mới cho bát canh.
Một điều độc đáo nữa của canh cá Quỳnh Côi chính là bánh đa trứ danh của Thái Bình. Bột gạo được tráng mỏng, phơi khô rồi cắt thành sợi nhỏ. Nhờ đó, bánh vừa có độ dai như phở vừa mềm như sợi bún.
Và dù đi xa tới đâu, những người con xa xứ vẫn thèm được ăn hương vị tươi mát, đậm đà của quê hương.
Ổi bo Thái Bình
Từ lâu ổi bo đã trở thành đặc sản Thái Bình hấp dẫn nhiều du khách tìm tới từ thập phương. Quả ổi bo có chủng loại vô cùng đặc sắc. Có giống tựa quả cam dẹt, có giống tựa quả lê, thậm chí có loại còn chia múi khe y hệt quả găng. N
Tuy nhiên, giống ổi bo chất lượng tốt nhất được trồng trên chính đất phù sa nguyên thổ làng Bo. Loại quả này chỉ thu hoạch 1 vụ vào tháng 7 hàng năm. Điều kiện đặc thù đem tới hương vị và chất lượng độc đáo khó tìm thấy ở cây ổi bo miền đất khác.
Khi ăn ổi bo người ăn tránh dùng dao cắt mình vì dễ bị chua. Cách ăn đúng điệu lại cực kỳ dân dã và đơn giản, ấy là căn luôn vào thịt quả. Ngay miếng đầu tiên, bạn sẽ thấy vị chát nhẹ của vỏ ổi, rồi tới chịu dịu, cuối cùng là ngọt nơi đầu lưỡi.
Khi này, vị ngọt đã thấm đầy khoang miệng và cổ họng. Và cũng thật khó quên đi cái vị thơm giòn, cùi dày, hạt ít.
Gỏi nhệch Diêm Điền
Nhiều người coi chưa ăn gỏi nhệch Diêm Điền coi như chưa về Thái Thuỵ. Cá nhệch nhìn khá giống lươn. Chúng thường sống ở khu đầm phá, cửa sông hay ruộng lúa.
Cách làm gỏi cũng không hề đơn giản. Đầu tiên, người ta sẽ tắm nhệch trong nước vôi trong rồi làm sạch nhớt. Sau đó, người ta sẽ mổ sạch, rửa nước sạch, lau khô rồi vuốt sạch lần nữa. Tiếp theo, nhệch cần cắt bỏ đầu đuôi, lóc xương, thái mỏng.
Khâu chế biến gỏi quan trọng nhất là ướp gia vị. Sau khi trộn đều với riềng, thín, chanh, tiêu, người ta cho thịt vào khăn xô sạch, ép kiệt nước để thấm đều gia vị cho đỡ tanh, dẻo thịt. Sau đó, đầu bếp dùng đĩa xới đánh bông xong trộn lại lần nữa.
Rau ăn kèm đặc sản Thái Bình này mỗi hàng một khác. Các loại rau phổ biến nhất là cúc tần, đinh lăng, húng quế, lá sắn, lá sung, hoa chuối, chuối xanh,… Dù dùng rau gì thì món cũng phải đủ ngũ vị chua, cay, đắng, chát và mặn. Mọi hương vị được tổng hòa và làm dậy lên bởi nước mắm cốt Diêm Điền.
Khoảnh khắc ý nghĩa nhất là những người tri kỷ cùng ngồi nhâm nhi món gỏi nhệch. Gỏi cá này không phải dùng ăn lo mà gẩy gót với chút bia mới đúng thú.
Cá nướng Thái Xuyên
Sánh ngang với chả cá, đặc sản Thái Bình này từ lâu đã hấp dẫn thực khách ở khắp mọi nơi. Nguyên liệu chính thường là giống ngọt, chắc thịt như cá trắm, cá trôi… Trong đó cá trắm đắn phổ biến hơn cả.
Trước tiên, cá tươi được làm sạch, lóc thịt, bỏ xương sau rồi tởm ướp. Các gia vị như mắm, hạt thì là, hành, xả, ớt, tiêu được dùng làm để khử tanh mùi cá. Đặc biệt, chút nghệ được bôi vào để miếng cá chín vàng đẹp mắt.
Để cá thơm tự nhiên, người ta sẽ kẹp vào 2 thanh tre rồi buộc chặt. Thêm vào đó, than từ gỗ xoan, gỗ ổi hoặc nhãn đượm than hơn cả. Cá nước ở hố lửa 40x40cm sẽ giữ nhiệt tốt hơn.
Tùy theo độ dày cá mà thời gian nướng dao động trung bình từ 2-3 tiếng. Trong quá trình chế biến, người nướng phải kiểm tra nhiệt liên tục để không bị quá nóng hay quá nguội. Chút sai sót cũng có thể ảnh hưởng đến độ thơm dai của cá.
Món đặc sản Thái Bình này ngon nhất khi ăn kèm với nước mắm Diêm Điền. Bạn có thể dùng chung với ớt, chanh để tăng thêm mùi vị.
Bánh nghệ Thái Bình
Thực chất bánh nghệ xuất hiện ở quê hương lúa gạo từ khi nào chẳng ai biết rõ. Chỉ biết nó đã trở thành đặc sản Thái Bình trứ danh và cũng là nét đẹp văn hóa không thể thiếu ở vùng đất này.
Làng Phú Cốc, Kiến Xương là nơi hiếm có còn giữ lại đặc sản này. Tên gọi bánh đơn giản bắt nguồn từ chính nguyên liệu chính, gạo tẻ và nghệ vàng. Nhân bánh thuộc loại mặn với nước mắm, mỡ nước, tóp mỡ, hành khô với tiêu xay.
Bánh nghệ có hình dạng khá đa dạng khi hình thoi lúc hình vuông Điều này tùy thuộc hoàn toàn vào tay người nặn. Chính những nguyên liệu đơn giản đã đem tới hương vị đặc biệt cho món bánh. Đó chính là hương vị đất trời.
Khi nếm thử, thực khách sẽ cảm nhận được hương nghệ thơm nát, gạo tẻ bùi thanh, dẻo mềm. Đến phần nhân bánh, “bản hòa ca” có cú “nhảy nốt” khá ngoạn mục.
Từ cái hương thanh nhẹ, người ăn bỗng cảm thấy hào hứng hơn với vị thịt béo, mỡ ngày ngậy và hành khô thơm nức. Ăn xong mà hương bánh đặc trưng vẫn gói gọn nơi đầy lưỡi.
Giữa vô vàn các thứ bánh ngoại len lỏi nơi phố chợ, bánh nghệ khiến người xa quê nhung nhớ hay du khách không tiếc bỏ công sức tìm kiếm khắp nẻo đường.
Bánh khúc Vũ Thư
Bánh khúc là món ăn sáng quen thuộc tại miền quê Bắc Bộ. Thật thú vị khi thức ăn dân dã này lại trở thành đặc sản Thái Bình vang danh. Ở Vũ Thư, bánh khúc còn được gọi là bánh tầm khúc, tầm cúc hay bánh hú.
Tương truyền vào thời Quang Trung tướng quân Nguyễn Tất Ứng, phủ Kiến Xương, trấn Sơn Nam đã đưa quân dẹp địch vào ngày Tết. Trong cuộc khải hoàn cuối tháng giêng, người dân địa phương bảo nhau tổ chức lại tết lại hay tết Cùng cho người lính.
Do đó, nhân dân nơi đây thường làm bánh hú để đón Tết ngày mùng 1/2 Âm lịch. Vẻ ngoài tuy giản dị nhưng không phải ai cũng tự tin làm được món này.
Bánh khúc được chia thành 2 dạng là khúc ông và khúc bà. Khác với dạng tròn cơ bản, bánh khúc Vũ Thư có dạng hình gối tựa trăng khuyết. Vỏ bánh làm từ bột gạo tám thơm hòa với nước lá khúc.
Sau khi nặn, bánh được xếp hờ lên lá chuối tươi, phủ nếp rồi lấy chõ hấp. Vì vậy bánh khúc có mùi thơm cực kỳ dân dã và tươi mát.
Bánh cáy làng Nguyễn
Làng Nguyễn thuộc xã Nguyễn Xá, Đông Hưng, Thái Bình vốn nổi tiếng với món bánh cáy hấp dẫn. Thưở trước bánh cáy Thái Bình chuyên dùng để tiến vua triều Nguyễn. Độ ngon của bánh phụ thuộc vào các công đoạn như nhào trộn, chiên, ép bánh.
Để làm bánh, người ta sử dụng các nguyên liệu quen thuộc như gạo nếp, gấc, lá dành dành, bỏng gạo nếp, lạc, vừng, cà rốt, mỡ heo,… Mỗi công đoạn được xử lý theo phương pháp khác nhau. Các thành phần tạo màu được sử dụng tạo nên gam màu thú vị từ trắng, hồng thắm, vàng tưới đến xanh cốm cho bánh.
Bánh đạt tiêu chuẩn ngọt vừa, chín dẻo, không khô cứng, dễ cắn, dễ nhai. Tất cả tạo nên hương vị nồng cay, ngọt thanh, béo bùi, giòn tan và dẻo dai đầy ấn tượng. Và cái “thú” nhất chính là thưởng thức loại bánh đặc sản Thái Bình này bên ấm trà nóng.
Bánh gai Đại Đồng
Bên cạnh Hải Dương, Nam Định, bánh gai làng Đại Đồng cũng được rất nhiều người yêu thích. Bánh nổi bật với hương thơm nức mũi, vị ngọt thanh và chút béo ngậy bắt miệng.
Nguyên liệu làm đặc sản Thái Bình này không quá khó tìm. Chỉ chút gạo nếp, lá gai, vừng, đậu phộng, đậu xanh, bí đao, cùi dừa là đủ làm nên món tráng miệng khó quên.
Ấy thế mà công đoạn làm bánh cũng lắm công phu. Thậm chí, một số công đoạn còn đòi hỏi người thợ phải thật kiên trì, cẩn thận.
Chính hương vị quyến rũ đó đã níu chân người dân Đại Đồng quay về dù có đi tới đâu. Ngoài ra khi đến làng Đại Đồng, Tân Hòa, Vũ Thư, bạn cũng có thể nhiều món ăn nổi tiếng khác như như bún ốc, bánh ú, bánh dẻo,…
Nem chạo Vị Thủy
Nem chạo hay nem sống là món ăn không thể vắng bóng trong mâm cơm ngày cưới, lễ Tết tại làng Vị Thủy, Thái Thụy, Thái Bình. Để tạo nên độ chua hấp dẫn, đặc sản Thái Bình này được làm từ thịt sống nên men. Điều này yêu cầu người chế biến phải có kinh nghiệm dày dặn để vị lên chuẩn, không bị đầy bụng.
Điểm độc đáo nhất của món nem chính là việc dùng nguyên liệu thịt lợn xẻ hãy còn nóng hổi. Người nấu không rửa nước mà mang băm nhuyễn luôn. Sau chừng 1 tiếng, thịt, xương, tủy sẽ hòa với nhau cho cấu trúc dẻo, dính.
Tiếp đến, bì lợn được làm sạch, luộc rồi thái sợi. Các nguyên liệu đã sơ chế được trộn với gia vị như tỏi, ớt, nước mắm, thính rang. Vậy là món ăn nổi tiếng trong giới nhậu nhẹt đã được hoàn tất.
Gợi ý xem thêm: