Trong ẩm thực Tây Bắc, thịt trâu lá lồm là món ăn truyền thống của người Mường tại Hòa Bình. Tuy công thức nấu không quá cầu kỳ nhưng hương vị thịt kết hợp với một loại lá rừng lại không lẫn vào đâu được.
Thịt trâu nấu lá lồm: Hương vị nguyên sơ của dân tộc Tày
Mang đậm hương vị ẩm thực xứ Hòa Bình, thịt trâu nấu lá lồm của dân tộc Mường nổi bật với nét dung dị, gần gũi mà còn hề tẻ nhạt. Điều này xuất phát từ hương vị đặc sắc từ chính 2 nguyên liệu cơ bản. Khi thưởng thức miếng đầu tiên, nhiều người khó có thể diễn tả lại vị chuẩn của đặc sản này.
Với thị trâu ngai ngái, là lồm chua nhẹ được xem là phương pháp “chữa trị” hữu hiệu nhất. Nếu được nấu trong niêu đất, món thịt sẽ càng đúng điệu hơn nhiều. Chất chua trong lá giúp thớ thịt trâu dai, thô càng trở nên mềm mại.
Theo chân người Mường, món thịt trâu nấu chua này đã đi khắp nhiều nơi khác. Song chưa ở đâu thức ăn này lại được du khách ghi nhắc và nhắc tới thường xuyên như vùng Hòa Bình. Đó cũng là lý do mà vị gây, chua cùng rượu cay nồng cứ mãi quẩn quanh trong lòng các vị khách phương xa.
Lá lồm: Bí quyết cho hương vị độc đáo với giá siêu rẻ
Lá lồm còn được biết đến với cái tên lá giang, lá thồm lồm, lá chua mon, lá giang chua. Đây là loại lá rừng có vị chua, thanh mát, mọc tự nhiên trong khu vực Tây Bắc. Thay vì lá me ở vùng đồng bằng, đây là phương thức tạo vị chua phổ biến ở Tây Bắc.
Hình dáng lá lồm khá giống với lá cây si song thuộc giống thân leo. Cây thường bám trên thân cây lớn sinh trưởng ở đồi núi. Loại lá này rất giòn, bẻ cái là gẫy, khá dễ nhận biết nên không sợ lẫn với giống cây độc. Lá lồm không có mùi nhưng đứa nên đầu lưỡi sẽ cảm nhận được ngay vị chua.
Lá nồm phải chọn loại tẻ, già vừa mới đủ chua, không bị chát đắng như loại hãy còn non. Lá phải có màu xanh đậm, tránh chọn loại ngả vàng do nó có vị chua gắt, khé cổ.
Thực tế, có rất nhiều món ăn được làm từ lá nồm từ lẩu tới canh nước. Ở một số nơi, người ta còn được nấu chung với cá trong ống nứa. Lá thậm chí có thể ăn sống. Song đặc sản được nhắc tới nhiều nhất ở Hòa Bình là thịt trâu nấu lá lồm.
Khi vò nát hoặc thái nhỏ, món thịt trâu nấu hoặc canh cá sẽ thơm ngon, đậm vị hơn. Ngoài nấu ăn, cây nồm còn được dùng nấu nước tắm để trị bệnh da liễu. Ở chợ phiên vùng cao, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp lá được rao bán trong các sạp hàng dân bản địa.
Lá nồm phải chọn loại tẻ, già vừa mới đủ chua, không bị chát đắng như loại hãy còn non. Lá phải có màu xanh đậm, tránh chọn loại ngả vàng do nó có vị chua gắt, khé cổ.
Thịt trâu ngon có màu từ đỏ tươi tới đỏ thẫm tùy vào vùng, miền nuôi và tháng tuổi trâu. Mỡ trâu phải có màu trắng đục.
Tinh ý khi lựa chọn thịt trâu
Cách làm đặc sản Hòa Bình này không khó nhưng cũng không có nghĩa qua loa. Thịt trâu đạt tiêu chuẩn phải tươi, săn, tốt nhất không để từ hôm trước. Ấn tay thử có thể cảm nhận được sự đàn hồi, dẻo dai. Đặc biệt, thớ thịt trâu to hơn hẳn so với thịt bò.
Các đường cắt mặt thịt cần khô ráo, hơi rít, không nhũn nhão hay có dịch rỉ ra. Thịt từ đỏ tươi tới đỏ thẫm tùy vào vùng, miền nuôi và tháng tuổi trâu. Mỡ trâu phải có màu trắng đục. Nguyên liệu cần có mùi gây tự nhiên, không có mùi lạ hay ôi thiu.
Khi chọn lựa, người chế biến cũng cần tinh ý tránh loại thịt có ánh tím, bề mặt mất độ ẩm. Nếu có thể mặt ngoài đã se khô ấy là thịt đã để từ vài hôm trước. Dù nấu lâu hơn món ăn vẫn không có độ tươi, ngọt mong muốn.
Khi nấu hoặc thưởng thức đặc sản này, người ăn không nên dùng với rau hẹ, củ kiện. Thịt trâu hay hải sản cũng không nên cho thêm thịt lợn hay hải sản do lượng đạm cao.
Cách chế biến thịt trâu nấu lá lồm chuẩn vị Tây Bắc
Trước khi nấu chung, một số người còn thui thịt cho cho dậy mùi, săn bì. Thịt cần được cạo sạch lông, rửa sạch lại lần nữa. Sau đó, người chế biến sẽ thái vừa miệng ăn để chỉ một gắp ăn được cả lá cả thịt. Cắt ngang thớ đảm bảo thịt không bị dai, đồng thời cũng rất đẹp mắt. Cái chất thịt dễ tiết ra cho ngọt canh, đồng thời gia vị cũng ngấm vào đậm, đều hơn.
Tỏi băm nhuyễn, nước mắm, bột canh, mắc khén được cho thêm và đảo đều cho ngấm đều gia vị. Sau khi ướp khoảng 25-30 phút, người làm bắc nồi rồi đổ lượng dầu vừa phải rồi đảo đều tay. Lửa chỉ để to vừa để tránh thịt quá dai. Trong thời gian này, người nấu có thể điều chỉnh thêm gia vị cho món ăn thêm đậm đà.
Cho tới khi thịt tái chín, săn lại, nước tiếp tục được đổ khoảng nửa nồi. Nếu thích ăn khô hoặc nhiều nước, người nấu hoàn toàn có thể gia giảm tùy thích. Ban đầu, người ta để lửa to tới rồi văn nhỏ lại sau khi sôi. Gia vị tiếp tục được điều chỉnh tới khi vừa miệng,
Lá lồm được đem vò hoặc cắt nhỏ, cho vào nồi hầm sau khi trâu mềm nhừ. Tùy khẩu vị, khu vực, gạo tấm được cho thêm vào hay không. Khi nở bung, gạo sẽ tạo độ sệt nhẹ như cháo loãng khá thú vị.
Cách thưởng thức đặc sản chuẩn chỉ
Khi chín tới, thịt trâu nhừ mềm, bớt đi mùi gây với các nguyên liệu đã thấm đều. Nước nấu lúc này hơi sáng. Đặc biệt, cái vị đặc trưng của thịt trâu với lá nồm chua tạo nên phong vị đậm đà khó có thể tìm thấy dưới xuôi.
Món thịt trâu nấu ngon nhất khi ăn nóng. Bạn có thể dùng chung với cơm, bún, bánh mì hoặc nhâm nhi như món nhậu. Ngoài ra, thịt trâu nấu lá nồm thường được người Mường bày chung với cỗ lá. Chỉ một bát này cũng đủ để anh chị em uống hết chén này tới chén khác.
Tác dụng bất ngờ của thịt trâu lá lồm
Không chỉ là món ăn ngon, thịt trâu nấu lá lồm rất bổ dưỡng. Chất saponin trong lá có tác dụng tăng cường sức đề kháng cơ thể, đau dạ dày, đau nhức xương khớp, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.
Với lượng vitamin B6, protein, sắt cao, thịt trâu củng cố hệ miễn dịch, cung cấp năng lượng cho các tế bào, đặc biệt khi hoạt động ở cường độ cao. Hàm lượng đạm rất cao nhưng cholesterol lại rất thấp, hệ số hấp thu cao.
Đồng thời, thịt cũng chứa nhiều magie, kẽm, kali tổng hợp protein tăng cường phát triển cơ bắp. Loại thịt này cũng chứa rất nhiều sắt, bổ sung máu cho cơ thể.
Địa chỉ thưởng thức thịt trâu lá lồm tại Hòa Bình: + Nhà hàng Quán Ngon: Trương Hán Siêu, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình + Nhà Hàng 30/4 Thịt Trâu Hòa Bình: Bình Sơn, Kim Bôi, Hòa Bình. + Thịt trâu Thuấn Mơ: Quốc lộ 6, Tuân Lộ, Tân Lạc, Hòa Bình. |
Gợi ý xem thêm: