Ghé thăm Khu di tích lịch sử K9 – Đá Chông

Khu di tích K9 –  Đá Chông (Ba Vì – Hà Nội) là một trong những khu Di tích lịch sử đặc biệt. Gắn với tên tuổi và cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chủ tịch vĩ đại. Ngày nay, khu Di tích K9 – Đá Chông – nơi từng gìn giữ thi hài Bác. Vừa là điểm đến có tính chất lịch sử vừa là nơi thăm quan cho du khách trong và ngoài nước. Hãy cùng theo chân VIVU ghé thăm địa danh này nhé!

Khu di tích lịch sử mang đậm dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Từ trung tâm của Hà Nội, đi theo đường Quốc lộ 32 hoặc Đại lộ Thăng Long đến thị xã Sơn Tây. Rẽ theo đường 414 (tỉnh lộ 87) đi khoảng 19 km là đến đồi Đá Chông, thuộc xã Minh Quang, huyện Ba Vì. Khu căn cứ có 3 khu vực: Khu A dành cho Bộ Chính trị họp và tiếp khách. Khu B dành cho các đồng chí lãnh đạo nghỉ. Khu C dành cho các đồng chí bảo vệ và phục vụ.

Ngày nay, khu Di tích Đá Chông trở thành điểm đến tham quan du lịch của nhiều đoàn khách trong và ngoài nước. Các khu trưng bày trưng bày nhiều kỷ vật liên quan tới những năm tháng hoạt động cách mạng hào hùng của Bác. Cùng thế hệ cha anh năm xưa. Khu vực bảo quản thi hài Bác vẫn được giữ nguyên trạng gắn với nhà kính, nhà hầm. Và các phương tiện kỹ thuật máy móc.

Vài nét về Khu di tích lịch sử K9

Địa điểm này vào năm 1957 trong một lần tham sư đoàn 316 diễn tập bên sông Đà. Bác Hồ đã dừng chân ăn trưa trên đỉnh đồi, ngay dưới chân ba tảng đá chông hùng vĩ. Thấy khí hậu nơi đây mát mẻ, địa hình hiểm trở, phong cảnh đẹp. Bác đã chọn vị trí này làm khu căn cứ của trung ương đề phòng chiến tranh có thể mở rộng toàn quốc.

Khu di tích lịch sử K9
Khu di tích lịch sử mang đậm dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Năm 1960, Cục Doanh trại thuộc tổng cục Hậu cần xây dựng một ngôi nhà sàn làm vị trí hội họp nghỉ ngơi của Bác Hồ và Bộ chính trị Trung ương Đảng. Xung quanh là hệ thống công sự kiên cố, khu vực này đặt tên là công trường K9. Những năm có chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ. Nhiều lần Bác và các đồng chí trong Bộ chính trị đã lên làm việc và nghỉ ngơi tại đây.

K9 – Địa điểm từng giữ thi hài Bác Hồ

Hiện diện tích khu vực K9 rộng 234 ha, phần lớn là đồi rừng. Có 2 hồ lớn rộng 16,5 ha. Nơi đây có rất nhiều những tảng đá thon nhọn, tựa những mũi chông, ngọn mác mọc từ dưới đất lên. Vì thế mà nhân dân địa phương gọi địa danh này là Đá Chông.

Ngày 2 tháng 9 năm 1969, Hồ Chủ tịch qua đời. Thể theo nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Bác và xây dựng Lăng của Người để các thế hệ người Việt Nam và bạn bè quốc tế được đến viếng Người. Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã xây dựng Công trình 75A tại Quân y viện 108. Thủ đô Hà Nội để bảo vệ, giữ gìn thi hài Bác trước khi xây dựng Công trình Lăng.

Đá Chông được lựa chọn là nơi giữ gìn thi hài Bác Hồ

Tuy nhiên, từ cuối năm 1969, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta bước vào giai đoạn quyết định. Đề phòng chiến tranh có thể xảy ra trên phạm vi cả nước. Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định tìm một vị trí thật yên tĩnh, bí mật, xa Hà Nội, thuận tiện cho di chuyển thi hài Bác nếu chiến tranh lan rộng. Đá Chông đã được quyết định chọn là nơi giữ gìn thi hài Bác.

Ngày 15/12/1969, công trình gìn giữ thi hài Bác Hồ tại K9 đã hoàn thành trước thời hạn 10 ngày. Để giữ bí mật, K9 đổi thành K84. Đúng 23 giờ ngày 23/12/1969, thi hài Bác đã được di chuyển từ K75A đưa vào nơi lưu giữ ở K84 một cách an toàn. Đảm bảo kỹ thuật tuyệt đối vào sáng ngày 24/12/1969.

Một số khu vực tham quan tại Khu di tích lịch sử K9

Khu đón tiếp khách đến tham quan và ngôi nhà hai tầng

Bao gồm các công trình: Bãi đỗ xe; nơi đón tiếp khách đến tham quan, nơi xem phim tư liệu. Và nơi trưng bày hiện vật và hình ảnh về Khu Di tích, nhà ăn.

Ngôi nhà hai tầng K9
Ngôi nhà hai tầng K9
Ngôi nhà hai tầng K9
Ngôi nhà hai tầng K9

Khu vực này trước đây là khu tăng gia cấy lúa, trồng rau của đơn vị. Tại vị trí này, trong lần di chuyển thi hài Bác từ 75A lên K84. Ngày 19/8/1971, nước sông Đà dâng cao làm ngập toàn bộ đường mòn dẫn vào Khu A. Xe Zin 157 không đi được, Ban Chỉ đạo giữ gìn thi hài Bác đã quyết định đưa thi hài Bác sang xe Hồng thập tự. Rồi di chuyển xe Hồng thập tự lên xe Pap để vượt những đoạn đường ngập nước vào khu A an toàn.

Nơi đây đã trải qua 2 lần xây dựng và cải tạo:

Lần thứ nhất vào sau năm 1995, đơn vị đã xây dựng một số công trình: Bãi đỗ xe, nơi đón tiếp quy mô nhỏ. Để phục vụ đón khách đến tham quan.

Lần thứ hai, từ năm 2012, đơn vị tiếp tục xây dựng, mở rộng, cải tạo. Nâng cấp thành khu hoàn chỉnh để phục vụ đón khách tham quan như hiện nay.

Các đoàn khách, hoặc cá nhân đến tham quan, hoặc tổ chức các hoạt động tại Khu Di tích K9 đều phải tập kết tại nơi đây. Và đăng ký nội dung hoạt động cụ thể. Tất cả các phương tiện sử dụng và hành lý cồng kềnh đều phải gửi tại khu tập kết. Lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm an ninh sẽ kiểm tra, ngăn ngừa khách mang vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ… vào Khu Di tích.

 Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong các công trình thuộc Khu Di tích K9, Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh có vị trí đặc biệt quan trọng. Đây là nơi dâng hương tưởng niệm Bác và tổ chức sinh hoạt chính trị, văn hóa như: Lễ báo công, Lễ kết nạp Đảng, kết nạp Đoàn, kết nạp Đội thiếu niên tiền phong; Lễ trao huy hiệu, trao phần thưởng; Lễ khai giảng, bế giảng, tổng kết…Góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, giáo dục tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh được khởi công xây dựng ngày 17/3/2014. Khánh thành ngày 02/9/2015. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đến dự và phát biểu chỉ đạo trong lễ khởi công và lễ khánh thành.

Khu di tích lịch sử K9
Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích còn sở hữu cảnh quan non nước hữu tình

Không những được tham quan các khu trưng bày di tích lịch sử có ý nghĩa giáo dục to lớn. Du khách tới tham quan khu Di tích K9 – Đá Chông còn được hòa mình vào thiên nhiên, non nước hữu tình nơi đây. Điều đặc biệt ở Đá Chông, khác biệt với các khu Di tích khác là. Nhiều con đường trong khu Di tích được trải sỏi.

Khu di tích lịch sử K9
K9 sở hữu cảnh quan thiên nhiên kỳ diệu

Có rất nhiều du khách thích thú với điều này và chọn di chuyển bằng cách đi bộ xung quanh khu Di tích. Những du khách lớn tuổi có thể chọn xe điện để di chuyển. Ngắm cảnh vật, hồ nước trong xanh mát mẻ, cây cối xanh tốt um tùm. Được biết, trong khu di tích còn có rất nhiều phiến tá tự nhiên hình thù đẹp và lạ mắt để du khách check-in. 
Cùng hành trình tham quan khu Di tích K9- Đá Chông lịch sử này. Bạn có thể tham quan các điểm đến hấp dẫn khác của Hà Nội như: Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, Vườn quốc gia Ba Vì, Khu du lịch sinh thái Hồ Tiên Sa,… 

 Các mỏm Đá Chông và con đường lát đá thẻ

Theo truyền thuyết cả khu Đá Chông như một con Rồng uốn khúc. Đỉnh núi cao nhất phía Đông Bắc khu Đá Chông. Nhân dân ở đây vẫn gọi là đỉnh U Rồng. Do vậy dòng sông Đà đang thẳng dòng cuồn cuộn chảy. Gặp đầu con Rồng đang uống nước phải đổi dòng chảy theo một hướng khác.

Tháng 5 năm 1957, trong một lần đi kiểm tra Trung đoàn 36. Sư đoàn 308 tập mẫu chiến thuật “Trung đoàn bộ binh tăng cường tiến công quân địch phòng ngự có chuẩn bị”. Bác đã dừng chân nghỉ, ăn cơm trưa trên đồi. Nơi có 3 mỏm đá nhọn như hình mũi chông, ngọn mác xếp liền kề nhau. Thấy địa thế nơi đây hiểm trở, phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ. Bác đã trao đổi với các đồng chí cùng đi, ngỏ ý chọn vị trí này làm nơi nghỉ ngơi và làm việc của Bác và Trung ương.

Khu di tích được Bác Hồ lựa chọn xây dựng làm căn cứ của Trung ương

Sáng ngày 23 tháng 2 năm 1958, Bác Hồ lên thăm và xem xét lại địa bàn khu vực Đá Chông. Quyết định chọn nơi đây để xây dựng làm căn cứ của Trung ương. Sau chuyến đi của Bác, Tổng cục Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam được lệnh xây dựng một số ngôi nhà cấp bốn trong khu vực Đá Chông.

Cả khu vực này trước đây rậm rạp, những năm gần đây đơn vị đã tôn tạo, mở đường bao quanh. Để phục vụ nhân dân đến thăm nơi Bác và Trung ương làm việc, được thuận tiện. Đá thẻ lát đường được đưa từ Quảng Nam ra, rất phù hợp với màu sắc của những hòn đá chông trong khu vực. Không bị rêu bám, chống trơn trượt, tạo ra con đường đưa mọi người đi tham quan cảnh quan Khu Di tích.

Quy định về việc thăm quan, học tập, sinh hoạt chính trị tại khu di tích lịch sử K9

1. Đối tượng:
Các tập thể cơ quan, đơn vị và đoàn thể quần chúng.
2. Quy định về thủ tục và thời gian:
a, Thủ tục
Cơ quan, đơn vị, đến đăng ký cần có các giấy tờ:
– Chứng minh thư nhân dân
– Danh sách những người tham gia đoàn
b, Thời gian đăng ký.
– Hàng ngày tiếp nhận đăng ký:
+ Buổi sáng: 8 giờ đến 11 giờ.
+ Buổi chiều: 14 giờ đến 16 giờ.
Nguồn: BỘ TƯ LỆNH BẢO VỆ LĂNG CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Hy vọng qua bài viết trên, VIVU sẽ giúp ích được cho bạn thêm những thông tin để chuẩn bị cho chuyến đi tham quan khu di tích lịch sử K9. Chúc các bạn có một chuyến đi ý nghĩa!

Tô Lan Hương
Tô Lan Hươnghttps://vivu.net
Hai mươi năm sau lúc này, bạn sẽ thấy thất vọng vì những điều mình không làm hơn vì những điều mình đã làm. Mục đích của cuộc đời chính là sống, trải nghiệm đến tận cùng. Háo hức vươn xa, không bao giờ sợ hãi đón nhận những trải nghiệm mới mẻ và phong phú.

Related Stories

spot_img

Khám phá

10 điểm du lịch mùa lúa chín đẹp nhất miền bắc

Xuất phát từ một quốc gia nông nghiệp và một phần không thể tách...

Thảo nguyên Suôi Thầu, Xín mần – đẹp ngất ngây như trong chuyện cổ tích châu Âu

Thảo nguyên Suôi Thầu (Hà Giang) là một trong những thảo nguyên đẹp bậc...

10 địa điểm du xuân đáng đến trong tháng Giêng

Để một năm mới bình an, may mắn, nhiều người thường tìm đến các...

2023 khám phá Nhật Bản, thiên đường của mèo

Nhật Bản được xem như một thiên đường của loài mèo. Người dân đất...

13 địa điểm lãng mạn cho tuần trăng mật ở Singapore trong năm 2023

Dù có diện tích bé nhỏ nhưng Singapore lại có nhiều cảnh quan tuyệt...

Đầu năm 2023 đến ngắm Đài Loan rực rỡ, dung hòa hiện đại và cổ điển

Tháng 1, tháng 2 đầu năm là mùa đông ở Đài Loan. Dù thời...

Danh mục

Bình luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here