Rộn ràng đón Tết cổ truyền của người Mông tại Pà Cò – Hang Kia

Từ xưa đến nay, chúng ta vẫn luôn đón Tết cổ truyền dân tộc với những nụ hoa mơn mởn của hoa đào, hoa mai. Hòa chung với những tiếng pháo hoa rộn ràng chào đón năm mới. Có khi nào các bạn tự hỏi rằng không biết ở những vùng núi cao, người đồng bào dân tộc tận hưởng không khí Tết như thế nào chưa nhỉ? Tạm gác lại nơi thành thị hiện đại, chúng mình hãy cùng theo chân VIVU ghé thăm Tết cổ truyền của người Mông tại Hang Kia – Pà Cò nhé!

Tết cổ truyền của người Mông tại Pà Cò - Hang Kia
Tết cổ truyền của người Mông tại Pà Cò – Hang Kia

Tết của Người Mông tại Pà Cò – Hang Kia

Từ thành phố Hòa Bình, đi dọc Quốc lộ 6 về hướng Sơn La. Rồi rẽ phải đi Pà Cò – Hang Kia. Các bạn sẽ thấy những mái nhà của đồng bào Mông thấp thoáng trên những triền đồi. Trên những sườn núi, thung lũng đẹp như tranh. Nếu ghé thăm nơi đây vào tháng cuối năm. Các bạn sẽ có dịp trải nghiệm Tết cổ truyền của người Mông – nét bản sắc dân tộc.

Đến xóm Pà Cò Con, xã Pà Cò, huyện Mai Châu (Hòa Bình) đúng vào dịp Tết cổ truyền. Các bạn sẽ nghe thấy tiếng giã gạo làm bánh dày vang khắp xóm. Chị em người Mông náo nức mặc những bộ váy mới đi chúc Tết.

Khác với Tết Nguyên đán của người Kinh, Tết của người Mông diễn ra một tháng trước Tết của người Kinh. Và các dân tộc khác và kéo dài trong vòng một tháng.

Tết cổ truyền của người Mông diễn ra vào thời gian nào?

Tết truyền thống của người Mông bắt đầu từ mùng 1 tháng 12 âm lịch và kéo dài đến hết tháng.

“Lịch riêng của người Mông mỗi tháng có 30 ngày. Không có tháng thiếu tháng đủ, tháng nhuận. Mỗi năm có 12 tháng, cứ đủ 360 ngày là tròn một năm. Vì thế, theo cách tính này thì người Mông thường ăn tết sớm

Khoảng cuối tháng 11 âm lịch, khi những bắp ngô trên gác bếp đã khô. Lúa đã đóng cẩn thận vào bồ cũng là lúc người Mông bắt đầu ăn tết. 

Với người Mông, để quyết định ăn tết hay không còn tùy thuộc vào hoàn cảnh mỗi gia đình. Người Mông ăn tết thường vào dịp lạnh nhất trong năm, kéo dài gần một tháng. Nếu nhà nhà cùng đi chơi tết thì năm đó mùa màng bội thu…

Người Mông chuẩn bị Tết từ ngày 30, dọn dẹp nhà cửa. Giã bánh dày, thịt gà, thịt lợn cúng tổ tiên.

Tết cổ truyền của người Mông tại Pà Cò - Hang Kia
Những em bé Mông háo hức đón Tết

Ẩm thực ngày Tết cổ truyền của người Mông

Đặc biệt trong ba ngày Tết chính là mùng 1, mùng 2, mùng. Người Mông chỉ ăn các món bánh và thịt, tuyệt đối không ăn rau. Vì theo quan niệm của người Mông, không ăn rau để tránh trong năm mới đi làm nương, làm rẫy cỏ mọc nhiều, mùa màng thất thu, chăn nuôi trâu bò không được thuận.

Ẩm thực trong ngày Tết của người Mông chủ yếu là bánh dày, thịt gà, thịt lợn. Trong ba ngày Tết chính, gia đình nào cũng đốt củi. Giữ bếp đỏ lửa liên tục, vừa giữ ấm, vừa xua đuổi tà ma và cầu mong bình an, may mắn. Các đồ vật trong nhà cũng được “mặc áo mới” để đón Tết.

Mâm cỗ cúng của người Mông thường bày một chiếc bánh dày to. Bánh dày được làm bằng gạo nếp nương. Sau khi đồ chín, xôi vẫn còn nóng được đưa vào máng gỗ rồi dùng chày giã nhuyễn, sau đó lấy lòng đỏ trứng gà quết lên bề mặt.

Tết cổ truyền của người Mông tại Pà Cò - Hang Kia
Bánh dày người dân tộc Mông

Theo quan niệm của người H’Mông, bánh dày tròn tượng trưng cho Mặt Trăng, Mặt Trời, đây cũng là món ăn chính trong suốt tháng Tết của người Mông.

Cuộc sống người Mông ngày càng được cải thiện

“Áo mới” cúa các đồ vật là giấy bạc của người Mông được làm từ cây giang. Bình thường, loại giấy này được sử dụng trong đám cúng, đám ma hoặc sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên vào năm mới, giấy được cắt hình con chim, con phượng dán lên các đồ vật và các vị trí trong nhà để xua đuổi tà ma và cầu mong sự may mắn, tốt lành.

Bàn thờ chính của người Mông được đặt ở gian chính giữa của nhà, ngoài ra còn hai bàn thờ phụ đặt ở hai bên cửa chính. Bên cạnh bàn thờ chính được bày biện các công vụ lao động như cuốc, thuống, dao, rựa… đã được mặc áo mới.

Trong những ngày Tết, bên cạnh nghi lễ tín ngưỡng, các chàng trai, cô gái Mông còn náo nức tham gia nhiều trò chơi dân gian quen thuộc như chơi Tulu, ném pao, bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy, múa khèn… Tiếng cười nói rộn ràng khắp cả bản.

Không khí lễ hội náo nức khắp núi rừng, bà con người Mông xúng xính quần áo đẹp đi dự hội Xuân. Các cô gái e lệ trong bộ váy rực rỡ sắc màu, vòng bạc, lúng liếng xuống hội. Các chàng trai mang theo kèn, trổ tài để chinh phục “người trong mộng” của mình.

Trò chơi ném pao

Tới Pà Cò – Hang Kia vào dịp Tết của người Mông, bạn sẽ thấy một cuộc sống no ấm, đủ đầy của bà con. Cảm nhận được sự nồng hậu, chân chất của con người nơi đây. Để thêm hiểu và trân trọng những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Mông vẫn đang từng ngày được bảo tồn và phát huy.

Một số nghi lễ đặc trưng trong ngày Tết cổ truyền của người Mông phổ biến

Nghi lễ “lạy tết”

Tết diễn ra vào lúc thời điểm mùa màng đã kết thúc. Mọi người có thời gian vui chơi, hội hè. Theo tục lệ, từ ngày 25 tháng chạp (theo lịch người Mông) là thời điểm mọi người đem lễ đến “trả ơn” cho thầy thuốc, thầy dạy khèn, thầy cúng để tỏ lòng biết ơn. Ngày 30 tết, sau khi làm bánh giầy xong. Người Mông “treo niêu”, không ăn uống một ngày và tin rằng nếu ai ăn uống sẽ bị cháy nhà! 

Đêm giao thừa mỗi nhà tự làm mâm lễ cúng tổ tiên đón giao thừa. Sáng mùng 1, mọi người được ngủ thẳng giấc mà không ai được đánh thức. Người Mông quan niệm rằng đây là giấc ngủ đầu năm. Nếu đang ngủ mà bị gọi dậy tức là gọi sâu bọ về, cả năm mùa màng sẽ thất bát.

Ngày mùng 2

là ngày đồng bào dân tộc Mông thực hiện nghi lễ “lạy tết”. Người con gái Mông khi lấy chồng được xem như đã “cắt linh hồn về với nhà chồng”. Nên ngày tết là dịp để trả ơn cha mẹ đẻ. 

Trong ba năm đầu khi về nhà chồng, mỗi năm vào ngày mùng 2 tết. Người con gái sẽ được cha mẹ chồng đưa về để “lạy tết” cha mẹ ruột.

Đây là một trong những nét đẹp truyền thống trong ngày tết của người Mông. Người Mông có niềm tin rằng nếu con gái không lạy tết thì không đúng thủ tục. Thì khi sinh con đẻ cái sẽ không thuận lợi.

Không chỉ có con gái “lạy tết” cha mẹ, người Mông cũng có tục lệ “lạy tết” đối với thầy cúng. Vì ngày thường thầy cúng dành thời gian để cúng lễ cho người dân trong bản. 

Ngày tết thầy cúng sẽ ấn định một số ngày nghỉ ngơi. Và đây là dịp để người trong bản đến lạy trả ơn thầy cúng. 

Ngoài ra, người Mông nào khi sinh ra khó nuôi được đổi họ. Cho làm con nuôi thì cũng nhân dịp tết để lạy trả hiếu cho cha mẹ nuôi.

Tết cổ truyền của người Mông tại Pà Cò - Hang Kia
Những em bé Mông hân hoan đón Tết

“Luật” của ngày mùng 1

Ngoài tết riêng thì người Mông còn chuẩn bị rất nhiều đồ ăn, thức uống. Chuẩn bị cho việc đón Tết Nguyên đán cùng dân tộc Kinh. Trong đó không thể thiếu món truyền thống là thịt gác bếp. Cùng mèn mén, cải xanh, ớt nướng làm muối chấm trong bữa ăn…

Theo tục lệ người Mông, ngày mùng 1 tết người vợ sẽ được nghỉ ngơi. Còn chồng phải vào bếp nấu ăn. Nấu ăn phải cẩn thận, không để cho lửa bén vào người. Không tắm rửa, không phủi bụi và không đi đâu hết trong ngày mùng 1. Mùng 2, mùng 3 mới được rủ nhau đi chơi. 

Trong ngày mùng 1 tết, người Mông tuyệt đối không dùng nồi chảo đựng nước. Ăn cơm không nấu món canh, không được chải đầu và giặt quần áo. Nếu vi phạm, xong tết lúa cấy sẽ không mọc và cả năm sẽ bị ngập lụt, lũ quét…

Lễ hội đầu năm của Tết người Mông

Lễ hội đầu năm của người Mông ngoài phần nghi lễ là các trò chơi dân gian như đua ngựa, thi dệt lanh dệt vải, thổi múa khèn… Thì còn thi nấu miến, thi hát hò những bài truyền thống bằng tiếng Mông.

Tết cổ truyền của người Mông tại Pà Cò - Hang Kia
Lễ hội ngày Tết của người Mông

Trong những ngày đầu năm, đồng bào người Mông cùng hòa mình trong không khí lễ hội đông vui, rộn ràng. Có lẽ bất cứ ai cũng yêu mến tiếng hát, điệu múa, tiếng khèn của người Mông. Khi cuộc sống ngày càng phát triển hiện đại hơn, người Mông vẫn giữ gìn tiếng mẹ đẻ. Vẫn giữ trang phục truyền thống, các trò chơi dân gian ném pao, đánh cầu… Đó là bản sắc cũng là niềm tự hào của cộng đồng người Mông.

Tết cổ truyền mang ý nghĩa thiêng liêng đối với Người Mông

Phong tục nào cũng có nguồn gốc của nó. Những gì khác biệt thì làm nên bản sắc văn hóa. Dù là người Mông ở địa phương nào. Dù là đón Tết trước hay chung với Tết Nguyên Đá. Thì những ngày này với người Mông vẫn mang ý nghĩa vô cùng thiêng liêng và trang trọng. Khi mỗi dịp Tết đến Xuân về, những người nông dân chất phác, bình dị nơi vùng cao vẫn không mong gì hơn là những điều rủi ro, bệnh tật sẽ trôi đi theo năm cũ. Sang năm mới những điều tốt đẹp hơn sẽ đến với mọi người.

Tết cổ truyền của người Mông tại Pà Cò - Hang Kia
Hoa đào nở rực rỡ sắc xuân

Ghé thăm Tết cổ truyền của người Mông tại Pà Cò – Hang Kia. Mọi người sẽ có cảm nhận rất khác về ngày Tết so với ngày Tết Nguyên Đán. Đặc biệt, khi đến với Pà Cò – Hang Kia. Bạn cũng có thể ghé thăm một số địa điểm khác như: Chợ Pà Cò, Vườn Chè 700 năm tuổi, ngắm rừng hoa mận,… Điều đáng nói hơn ở đây đó là Hang Kia sở hữu địa hình thuận lợi – một địa điểm lý tưởng cho các “thợ săn mây” đến checkin. Từ một điểm đen ma túy, Hang Kia – Pà Cò đang trở thành một điểm du lịch thu hút và được nhiều bạn trẻ khám phá.

Không khí Tết cổ truyền của người Mông đang đến dần trên những nẻo đường tại Pà Cò rồi các bạn ơi. Còn ngại ngần gì nữa mà không cùng VIVU ghé thăm Pà Cò – Hang Kia nhỉ. Xách ba lô lên và đi thôi nào!

Tô Lan Hương
Tô Lan Hươnghttps://vivu.net
Hai mươi năm sau lúc này, bạn sẽ thấy thất vọng vì những điều mình không làm hơn vì những điều mình đã làm. Mục đích của cuộc đời chính là sống, trải nghiệm đến tận cùng. Háo hức vươn xa, không bao giờ sợ hãi đón nhận những trải nghiệm mới mẻ và phong phú.

Related Stories

spot_img

Khám phá

10 điểm du lịch mùa lúa chín đẹp nhất miền bắc

Xuất phát từ một quốc gia nông nghiệp và một phần không thể tách...

Thảo nguyên Suôi Thầu, Xín mần – đẹp ngất ngây như trong chuyện cổ tích châu Âu

Thảo nguyên Suôi Thầu (Hà Giang) là một trong những thảo nguyên đẹp bậc...

10 địa điểm du xuân đáng đến trong tháng Giêng

Để một năm mới bình an, may mắn, nhiều người thường tìm đến các...

2023 khám phá Nhật Bản, thiên đường của mèo

Nhật Bản được xem như một thiên đường của loài mèo. Người dân đất...

13 địa điểm lãng mạn cho tuần trăng mật ở Singapore trong năm 2023

Dù có diện tích bé nhỏ nhưng Singapore lại có nhiều cảnh quan tuyệt...

Đầu năm 2023 đến ngắm Đài Loan rực rỡ, dung hòa hiện đại và cổ điển

Tháng 1, tháng 2 đầu năm là mùa đông ở Đài Loan. Dù thời...

Danh mục

Bình luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here