Những vật dụng thiết yếu cho chuyến đi leo núi và trekking hoàn hảo

Khâu chuẩn bị cho chuyến leo núi, trekking luôn khiến nhiều người phải rối bù đầu. Đồ cần chuẩn bị thì nhiều mà mỗi địa điểm lại các vấn đề khác nhau. Bài viết sau đây hy vọng sẽ tháo bỏ mọi vướng mắc cho trải nghiệm hoàn hảo nhất.


Balo

Đối với bất kỳ chuyến du lịch nào, balo luôn là vật tối quan trọng. Đối với các chuyến trekking và leo núi, đồ dùng này càng cần thiết hơn do tính linh động cao. Với những loại balo chất lượng, bạn có thể dựng lều trại, độ dùng cá nhân lên tới hơn 10kg.

Tốt nhất bạn nên chọn balo có thanh đỡ, đai bụng và đai ngực để dồn đều trọng lượng lên khắp phần trên cơ thể. Cần loại túi có nhiều ngăn để đựng được nhiều đồ, dễ phân loại, tìm kiếm khi cần thiết. Balo cũng nên chọn loại màu nổi bật như cam, đỏ để dễ nhìn thấy từ xa. Tuyệt đối không nên chọn màu rêu khi đi rừng.

Nếu chọn balo thông thường, việc mang hành lý khá mệt nhọc, dễ đuối sức. Trọng lượng phân bố không đồng đều, chủ yếu vào vai khiến bạn dễ bị kéo lại, đặc biệt khi đi qua địa hình hiểm trở. Đồ đạc trong balo cũng không được cố định, xộc xệch, va đập và nhau.

Bên cạnh đó, túi nước cũng là phụ kiện cần chuẩn bị để sẵn sàng uống khi cần thiết. Nó quan trọng hơn cả việc ăn uống đấy.


Giày leo núi

Thêm vào đó, bạn nên chọn đôi có độ bám tốt, rộng hơn 0.5-1 size. Tránh trường hợp giày chật cọ xát liên tục trong hành trình khiến di chuyển khó khăn. Giày bộ đội cũng được khá nhiều người lựa chọn.

Mặt khác, bạn cũng nên chuẩn bị thêm vài chiếc tất phòng trường hợp lội qua vũng nước, trời mua. Ở những cung núi thoải hơn, bạn có thể dùng dép lê sandal nhưng sắm một đôi giày chuyên dụng vẫn lý tưởng hơn nhiều.


Quần áo cá nhân

Về áo

Nếu không có điều kiện, bạn nên chọn lựa đồ rộng rãi, co giãn tốt. Áo thun khi đi leo núi cần thấm hút mồ hôi tốt, màu sáng.

  • Nên chọn áo lót cotton dệt kim, 1 áo khoác ngoài cotton.
  • Thêm áo có cổ khi trời lạnh.
  • Nên chọn áo khoác có mũ để tránh mưa, côn trùng.
  • Không nên dùng áo dệt kim cho dễ rách hơn.
  • Nên mặc nhiều áo mỏng để dễ bỏ bớt.
  • Chuẩn bị thêm đồ thay thế để phòng trừ trường hợp không may.

Về quần

  • Nên mặc quần dài, vải dài để không bị côn trùng, động vật tấn công hay cây cỏ làm xước da.
  • Ưu tiên quần đai chung, đai treo để đỡ tụt. Việc sử dụng thắt lưng sẽ hơi khó chịu.
  • Nên chọn quần cotton, dệt kim đàn hồi tốt để dễ cử động hơn.
  • Mặc quần không thấm nước hoặc đeo trùm giày để mưa không làm ướt ống quần.
  • Túm ống để không bị vướng vào vật trên đường hay bị côn trùng, vắt chui vào.
  • Nên chọn quần dệt kim dày khi nghỉ tại lều.

Về khăn quàng cổ

  • Nên chọn loại cotton mỏng để giữ ấm, lau mồ hôi và ngăn côn trùng.
  • Bạn có thể dùng khăn để lau mặt, băng vết thương.

Khi mang theo, cần chuẩn bị thêm túi chống thấm nước để bảo quản quần áo. Mang theo mũ rộng vành để che nắng, mưa hoặc tuyết bất chợt.

Nếu di chuyển qua địa hình khó khăn, nhiều vách đá, độ dốc cao, áo mưa bộ nhẹ và dễ di chuyển hơn. Nếu trekking qua sườn thoải, bạn có thể dùng áo cánh dơi để che cho cả người và vật.


Đồ điện tử

Điện thoại là vật bất ly thân của mỗi phượt thủ. Thêm vào đó, người đam mê nhiếp ảnh cũng cần mang thêm máy ảnh. Suốt quá trình di chuyển, bạn nên bọc kín và bảo quản cẩn thận để hạn chế va đạp, ướt.

Giải pháp tốt nhất là sử dụng hộp chống ẩm cho đồ điện tử. Nếu không đủ kinh phí, bạn có thể dùng hộp nhựa kín hơi rồi cho thêm gói hút ẩm.

Ngoài ra, nên trang bị 2 điện thoại để phòng khi có vật bị hư. Mang theo pin dự phòng để phòng trường hợp cần thiết.


Nước uống

Cách uống nước rất quan trọng với các chuyến đi đường dài do ra nhiều mồ hôi. Khi này, bạn cần tiếp nước thường xuyên nhưng vẫn cần tiết kiệm để phòng trừ việc thiếu nước.

Cách uống chính xác là nhấp từng ngụm rồi để chảy từ từ xuống họng. Việc uống ngụm lớn sẽ làm bạn nhanh háo nước, dễ sặc hơn. Trước giờ khởi hành 2 tiếng, bạn cũng nên uống khoảng 0.5 lít nước pha với bù nước. Hãy uống liên tục cứ sau mỗi 20 phút ngay cả khi thời tiết lạnh.  

Thêm vào đó, bạn cũng nên treo chai trước ngực, bên hông để tiếp nước kịp thời. Có thể đục lỗ chai hoặc bóp đáy cho thuận tiện.

Lượng nước uống thường dao động từ 1.5-2 lít/1 ngày, chưa kể trong thực phẩm. Trọng lượng này tính ra khá nặng, tốt nhất nên chia ra chai nhỏ 0.5 lít. Để cung cấp năng lượng và muối khoáng, bạn có thể pha thêm muối hoặc đường gluco.


Lều, võng

Trường hợp leo lên núi cao, dựng đứng, bạn không nên di chuyển tầm chiều tối để đảm bảo an toàn. Thay vào đó, ngủ ngoài trời là một trải nghiệm khá thú vị.

Một thống kê thú vị là 90% người tham gia trekking lần đầu đền khó ngủ, 9% chập chờn, 0.5% nói xạo ngủ ngon và chỉ 0.5% đặt đâu ngủ đấy. Cảm giác lạ lẫm, nằm trên nền đất gồ ghề, chút háo hức khiến không ít người thức trắng đêm. Tuy nhiên, năng lượng của sự phấn khích sẽ thúc đẩy bạn tiếp tục cuộc hành trình. Vì vậy, đừng quá lo về chuyện ngủ nghỉ.

Nếu không có khoảng không đủ bằng phẳng, bạn nên sử dụng võng hơn lều. Đồng thời, võng cũng đỡ bị cấn lưng và cho cảm giác gần gũi với thiên nhiên hơn.

Với trường hợp không có cây hoặc ngủ nhiều người, dùng võng lại không phù hợp. Khi thời tiết chuyển lạnh hoặc leo núi, túi ngủ, chăn mỏng sẽ giữ ấm cho bạn.


Đồ ăn

Những món đồ khô, để được lâu ngày nên được các phượt thủ ưu tiên. Bạn nên ưu tiên các dạng năng lượng nhanh, giàu calo với trọng lượng nhẹ như socola, lương khô, trái cây sấy,…

Bên cạnh đó, lượng thức ăn nên tính toán cẩn thận. Nếu dọc hành trình có hàng quán, bạn có thể không cần mang quá nhiều. Tiêu chí vừa đủ nên được đề cao.

Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị thêm thực phẩm bổ sung năng lượng như viên sủi, nước bù khoáng, gel năng lượng,….


Dụng cụ sinh tồn

Việc chuẩn bị dụng cụ sinh tồn cực kỳ quan trọng, nhất là chuyến đi rừng sâu. Nếu chưa có kinh nghiệm, bạn nên đi theo tour, thuê người dẫn đường hoặc porter. Và đừng quên chuẩn bị các dụng cụ cơ bản sau:

  • La bàn, bản đồ.
  • Máy thu GPS.
  • Dụng cụ đánh lửa như bật lửa, diêm,…
  • Đồ lọc nước.
  • Dao, kéo, dụng cụ đa năng.
  • Bộ đồ sơ cứu y tế.
  • Gương phản chiếu.
  • Còi, loa.
  • Đoạn dây chắc chắn.
  • Đèn pin, sạc dự phòng.
  • Túi đựng quần áo (nilon hoặc túi khô).
  • Áo mưa chuyên dụng.
  • Băng hỗ trợ cho đầu gối, mắt cá nhân, gậy leo núi. Vật này sẽ cố định cho gần, dây chằng, tránh bong gân hoặc tràn dịch.
  • Thuốc chống muỗi, chống vắt.
  • Khăn giấy.

Và trên hết chính là sức khỏe

Để tham gia chuyến đi dài ngày với vô vàn khó khăn, thể lực và tinh thần tốt quyết định tới 80% thành công của hành trình. Do đó, hãy tập thể dục thể thao để luôn sẵn sàng cho mọi chuyến đi, đặc biệt là các bài luyện sức bền như chạy ngoài trời, leo cầu thang, đi đường dài,…

Đừng quên nạp thêm các kỹ năng sinh tồn và khảo sát địa hình qua google, tracklog. Hãy luyện tập xác định phương hướng để phòng trừ việc lạc đường nhé.  

Lưu ý khi chuẩn bị leo núi
+ Lập kế hoạch chu đáo trước hành trình, đặc biệt là chuyến đi dài ngày hoặc hiểm trở.
+ Nên đi vào mùa khô. Ở nước ta, khoảng thời gian này thường từ tháng 11 tới tháng 4 năm sau.
+ Nếu chọn đi vào mùa khác, bạn nên chuẩn bị trước các vấn đề nguy hiểm như trơn trượt, sạt lở, muỗi vắt,…
+ Nên tìm hiểu kỹ về đường đi, địa hình, độ dài để lên thời gian phù hợp.
+ Lên số lượng đồ cần chuẩn bị dựa trên điều kiện thời tiết và các vấn đề sau:
+ Đường đã cải tạo hay đường rừng.
+Đồ dùng nam, nữ khác nhau.
+ Thời gian đi bao lâu.
+ Loại hình du lịch: có hướng dẫn, trợ giúp hay tự túc.
+ Sức khỏe hiện tại: sức mạnh cơ bắp, khả năng chịu bẩn, khả năng miễn dịch,… 
Nguyễn Hồng Ngọc
Nguyễn Hồng Ngọchttps://vivu.net
Vivu quan niệm rằng một chuyến du lịch tuyệt vời không phải là bạn đi được bao xa, thử được bao nhiêu thứ đặc sản, mà là những trải nghiệm, sự đồng điệu của trái tim và cảm xúc ở mỗi miền đất mà bạn đã cùng Checkin đặt chân đến.

Related Stories

spot_img

Khám phá

10 điểm du lịch mùa lúa chín đẹp nhất miền bắc

Xuất phát từ một quốc gia nông nghiệp và một phần không thể tách...

Thảo nguyên Suôi Thầu, Xín mần – đẹp ngất ngây như trong chuyện cổ tích châu Âu

Thảo nguyên Suôi Thầu (Hà Giang) là một trong những thảo nguyên đẹp bậc...

10 địa điểm du xuân đáng đến trong tháng Giêng

Để một năm mới bình an, may mắn, nhiều người thường tìm đến các...

2023 khám phá Nhật Bản, thiên đường của mèo

Nhật Bản được xem như một thiên đường của loài mèo. Người dân đất...

13 địa điểm lãng mạn cho tuần trăng mật ở Singapore trong năm 2023

Dù có diện tích bé nhỏ nhưng Singapore lại có nhiều cảnh quan tuyệt...

Đầu năm 2023 đến ngắm Đài Loan rực rỡ, dung hòa hiện đại và cổ điển

Tháng 1, tháng 2 đầu năm là mùa đông ở Đài Loan. Dù thời...

Danh mục

Bình luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here