Điểm danh những món ăn Tết cổ truyền của Việt Nam

Ẩm thực đóng vai trò trọng suốt dịp Tết. Mọi người thường chuẩn bị rất nhiều món ăn Tết để tưởng nhớ tổ tiên, quây quần gia đình và hy vọng năm mới sung túc.

Đôi nét về Tết cổ truyền Việt Nam


Tết là dịp gia đình sum họp để quên đi những khó khăn trong một năm qua và mong muốn năm mới sung túc, may mắn hơn. Đây cũng là thời điểm tụ họp khi mọi người đều đến thăm đền, chùa và lễ hội.

Tết diễn ra khoảng 1 tuần vào đầu năm Âm lịch, loại lịch này được người Việt sử dụng từ rất lâu cho hoạt động nông nghiệp bao gồm dự đoán nhiệt độ và lượng mưa. Nó thường không trùng với lịch dương thông thường, vì vậy Tết không cố định, thường là vào tháng 1 hoặc tháng 2.

9 món ăn Tết truyền thống 


Ẩm thực đóng vai trò trung tâm trong cả 3 thời điểm Tết bao gồm chuẩn bị trước Tết, giao thừa và dịp năm mới. Trên thực tế, người Việt gọi các hoạt động đón Tết là “ăn Tết”. Mọi người thường chuẩn bị rất nhiều món ăn Tết tượng trưng cho niềm hy vọng một năm mới sung túc, để cúng ông bà tổ tiên trên bàn thờ gia tiên và là dịp một đại gia đình sum họp.

Mặc dù hiện nay bạn có thể tìm mua các món ăn Tết bất cứ khi nào, nhưng chúng vẫn được nấu lại vào mỗi dịp đầu năm như một nét đẹp truyền thống với nhiều ý nghĩa tốt lành. Ví dụ, món xôi gấc với màu đỏ rực rỡ rất được ưa chuộng trong dịp Tết Nguyên đán, tượng trưng cho lời chúc may mắn. Bánh chưng (miền Bắc) hay bánh tét (miền Nam) là những món ăn Tết không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt.

Một trong những kỷ niệm tuổi thơ đẹp nhất của nhiều người dân Việt là giây phút mọi người trong gia đình 3 thế hệ quây quần gói bánh chưng, rồi nấu trong chiếc nồi to đặt trên bếp củi giữa đêm đông giá rét.

1. Bánh chưng

Bánh chưng được xem là dấu ấn của Tết. Loại bánh này được làm từ gạo nếp, thịt và đậu, sau đó được gói cẩn thận trong lá dong rồi nấu trong nhiều giờ. Khi bạn nhìn thấy nhà nhà gói bánh chưng hoặc được bày bán khắp nơi, bạn chắc chắn biết được Tết Nguyên đán đã cận kề.

Theo truyền thuyết, ngày xưa, bánh chưng là một trong những lễ vật mà hoàng tử Lang Liêu dâng lên vua Hùng thứ 6 (khoảng năm 1712 trước Công nguyên). Trước ý nghĩa sâu xa đằng sau chiếc bánh này, nhà vua quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu.

Vậy ý nghĩa của bánh chưng là gì?

Thông điệp từ chiếc bánh thể hiện lòng thành kính và lòng biết ơn đối với thiên nhiên và tổ tiên.

Đầu tiên, bánh chưng được làm từ gạo, nguyên liệu vốn là báu vật của một đất nước nông nghiệp như Việt Nam. Gạo là lương thực quan trọng nuôi dưỡng sự sống tiếp diễn.

Ngoài ra, hình vuông của bánh chưng tượng trưng cho hành Thổ trong tín ngưỡng thời bấy giờ. Bánh được gói trong lá xanh, bên trong có thịt với đậu mang ý nghĩa đất cưu mang động vật và thực vật.

Truyền thuyết này chính thức được đưa vào giảng dạy từ lớp 6 ở trường học nhằm nhắc nhở thế hệ trẻ về món ăn Tết truyền thống này cũng như bài học cao đẹp mà nó mang lại.

Và quan trọng hơn, nấu bánh chưng là hoạt động không thể thiếu để đón Tết, đặc biệt ở miền Bắc Việt Nam. Thực tế, quá trình làm bánh không hề dễ dàng. Phần khó khăn nhất là khi bạn gói lá và thắt lạt bánh. Bạn cần chắc chắn nó không quá lỏng cũng không quá chặt. Nếu không, kết quả có thể khiến bạn thất vọng.

Bánh chưng - món ăn Tết cổ truyền

2. Bánh tét 

Bánh tét rất giống bánh chưng về nguyên liệu và vai trò quan trọng trong mâm cơm ngày Tết Nguyên đán của người Việt.

Tuy nhiên, 2 loại bánh này vẫn có sự khác biệt rõ ràng. Bánh chưng có hình vuông và thường dùng lá dong để gói. Ngược lại, bánh tét có hình trụ và được gói bằng lá chuối.

Hơn thế nữa, bạn có thể tìm thấy cả 2 loại bánh này trên khắp đất nước Việt Nam. Nhưng bánh chưng phổ biến hơn ở miền Bắc, còn bánh tét phổ biến hơn ở miền Trung và miền Nam.

Cũng giống như bánh chưng, món ăn Tết này cũng gắn bó sâu sắc với các giá trị và văn hóa Việt Nam. Loại bánh này thể hiện lòng hiếu thảo và lòng biết ơn đối với thiên nhiên, những người đã khuất, cha mẹ cũng như công lao vô bờ của họ.

Bánh tét được gói trong nhiều lớp lá chuối tượng trưng cho vòng tay mẹ ôm con vào lòng. Bánh cũng thể hiện mong muốn đoàn tụ sau một năm làm việc xa nhà.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, với nhân đậu xanh vàng óng bọc bên trong xôi dẻo, món ăn truyền thống của người Việt ngày Tết còn gửi gắm thông điệp cầu mong một năm mới thuận lợi và thịnh vượng. 

Bánh tét - món ăn Tết cổ truyền

3. Dưa hành, dưa kiệu

“Bánh tét, bánh chưng ăn với gì?” là câu hỏi phổ biến của nhiều người, đặc biệt là khách quốc tế. Và câu trả lời chính là dưa hành và dưa kiểu.

Dưa hành và dưa kiệu là 2 món rau củ muối của Việt Nam. Chúng không phải món chính nhưng lại đóng vai trò quan trọng khi đem tới sự cân bằng cần thiết giữa hàng trăm món ăn Tết. Và 2 món đó giống nhau từ công thức đến hương vị.

Trên thực tế, không khó để làm những món dưa chua này. Sau khi sơ chế như cắt miếng vừa ăn, làm sạch và phơi nhẹ, chúng ta trộn chúng với hỗn hợp giấm đường. Chờ khoảng 7-10 ngày là có thể ăn được.

Món ăn Tết này có kết cấu giòn, vị chua dịu và rất tươi nhờ giấm. Đó là lý do dưa hành, dưa kiệu là những món ăn kèm lý tưởng cho bánh chưng, bánh tét và các món ăn truyền thống khác của Việt Nam trong ngày đầu năm.

Dưa hành, dưa kiệu - món ăn Tết cổ truyền

4. Thịt kho trứng

Ngoài thịt kho trứng, chúng ta còn có nhiều tên gọi khác nhau cho món ăn này như thịt kho hột vịt, thịt kho tàu. Đó là một trong những món ăn Tết đặc trưng. Chúng tôi thường dùng thịt ba chỉ, trứng vịt lộn và nước dừa để nấu.

Mặc dù chúng ta ăn thịt kho trứng trong bữa ăn hàng ngày, nhưng nó vẫn là một trong những món ăn truyền thống phổ biến nhất của người Việt Nam vào dịp Tết. 

Một sự thật thú vị là chúng ta có thể bảo quản trong thời gian dài. Nhiều người bảo nấu đi nấu lại càng lâu càng ngon.

Chính vì vậy mỗi khi làm món thịt kho trứng, các bà mẹ luôn chuẩn bị một nồi to cho mấy ngày, thậm chí cả tuần để chúng ta có thể thưởng thức trọn vẹn hương vị đậm đà của nó.

Đó cũng là lý do nhiều người coi thịt kho trứng như một món dự phòng tuyệt vời. Nếu chúng ta quá bận rộn với nhiều hoạt động đón Tết cùng gia đình, bạn bè và không có thời gian nấu nướng, điều này đảm bảo bạn lúc nào cũng có bữa ăn tuyệt vời nhất.

Hương vị đậm đà của thịt heo và trứng được làm chín kỹ, thấm gia vị, kết hợp với vị ngọt của nước dừa. Sự kết hợp này xứng đáng được một nụ hôn từ người đầu bếp.

Thịt kho trứng - món ăn Tết cổ truyền

5. Thịt gà luộc

Thờ cúng Thổ địa, Táo quân và tổ tiên là một trong những hoạt động quan trọng mà chúng ta thường làm để ăn mừng trong dịp Tết Nguyên đán. Vì gà luộc là một phần không thể thiếu trong mâm cúng nên nó trở thành một trong những món ăn Tết truyền thống đặc trưng của người Việt. 

Người Việt có nhiều cách thưởng thức món ăn này trong ngày Tết. Cách đơn giản nhất là chấm trực tiếp với nước mắm gừng hoặc hỗn hợp muối tiêu chanh.

Chúng tôi cũng thường làm món gỏi gà bằng cách kết hợp thịt gà luộc với nhiều loại rau sống khác nhau như hành tây, cà rốt, rau răm, bắp cải, hoa chuối.

Thịt gà luộc - món ăn Tết cổ truyền

6. Canh khổ qua

Khổ qua là món ăn Tết phổ biến ở Việt Nam và một số nước châu Á.  Đúng như tên gọi mướp đắng, khổ qua có vị rất đắng. Một số người thậm chí không thể ăn món này. 

Tuy nhiên, loại rau này rất tốt cho sức khỏe. Chúng ta thường xuyên dùng nó trong bữa ăn hàng ngày với nhiều cách chế biến khác nhau. Chúng ta có thể chiên mướp đắng với trứng, hoặc luộc ăn với nước chấm hoặc thưởng thức như món canh nóng.

Và chính tên gọi này đã giúp canh khổ qua phổ biến trên bàn ăn Tết của Việt Nam. “Khổ” có nghĩa là khó khăn, “qua” có nghĩa là vượt qua. Vì vậy, nếu ăn khổ qua trong Tết Nguyên đán của Việt Nam, chúng ta tin rằng mọi đau khổ và xui xẻo sẽ qua đi cùng quá khứ. Rồi chúng ta sẽ có một năm mới tràn đầy may mắn và hạnh phúc.

Canh khổ qua - món ăn Tết cổ truyền

7. Chả giò (Nem)

Giống như tên gọi tiếng Anh là “spring rolls”, đây là một trong những món ăn phổ biến nhất để đón xuân về, đặc biệt là Tết. 

Tùy theo mỗi vùng mà chúng ta có cách gọi khác nhau trong tiếng Việt. Ở miền Trung và miền Nam, món ăn Tết này được gọi chả giò, còn người miền Bắc gọi là nem rán.

Mặc dù có nhiều tên gọi khác nhau, nhưng công thức món ăn Tết này ở các vùng miền không khác lắm. Tổng thể hương vị tương các phiên bản đều ngon.

Với sự kết hợp cân đối giữa thịt heo, tôm, miến, mộc nhĩ, khoai môn, cà rốt, hành lá, hành tím, trứng, bánh tráng, dầu, tỏi, nước mắm, ớt, chanh, đường, nem đã và đang chinh phục hàng triệu người yêu thích ẩm thực trên thế giới.

Chả giò - món ăn Tết cổ truyền

8. Chả lụa (Giò lụa)

Chả lụa (miền Nam) hay giò lụa (miền Bắc) là món ăn Tết quen thuộc của Việt Nam. Nó thường được làm từ thịt lợn hoặc thịt bò, gói trong lá chuối rồi hấp chín.Người ta truyền miệng nhau một câu chuyện từ xa xưa rằng, chả lụa là món ăn quý chỉ tiến vua vào những dịp lễ lớn.

Ngày nay, chất lượng cuộc sống được nâng cao rõ rệt và giá chả lụa không còn đắt đỏ. Món ăn này thỉnh thoảng được phục vụ trong một số sự kiện như đám tiệc, cưới hỏi, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán. Và bạn cũng có thể thấy chúng trong các bữa ăn hàng ngày ở Việt Nam .

Giò lụa - món ăn Tết cổ truyền

9. Bánh mứt tết 

Mứt Tết là món ăn truyền thống Việt Nam cuối cùng của trong danh sách này, nhưng không kém phần quan trọng.

Một trong những hoạt động tiêu biểu mà người Việt Nam thường làm để đón Tết là thăm họ hàng, hàng xóm, bạn bè và thầy cô.

Vì vậy, một khay bánh mứt kẹo Tết là thứ mà nhà nào cũng phải có để  đón khách. Đây  cũng là món quà phổ biến mà người Việt Nam thường tặng nhau trước khi Tết đến.

Món ăn Tết truyền thống này giống như một chất xúc tác đặc biệt giúp cuộc trò chuyện trở nên cởi mở, thân thiện và thú vị hơn. Ăn một miếng mứt và uống một ngụm trà là cách tạo nên những khoảnh khắc sum họp tuyệt vời.

Tùy vào sự lựa chọn của mỗi gia đình mà khay bánh mứt Tết sẽ khác nhau. Có gia đình quyết định chỉ ăn mứt, trong khi gia đình khác lại lựa chọn tổng hợp nhiều thứ khác nhau.

Một khay mứt Tết thường có bánh kẹo, bánh quy, hạt dưa, hạt hướng dương và các loại mứt khác như mứt gừng, mứt dừa, mứt hạt sen, mứt vỏ cam, mứt kiwi… Những loại mứt này làm từ gừng và trái cây thái lát mỏng, sau đó được rim với đường. Món ăn Tết này được nấu với nhiều đường, nhưng vẫn giữ nguyên hương vị trái cây nguyên bản. Thưởng thức mứt Tết cùng tách trà nóng là tuyệt nhất.

Mứt Tết - món ăn Tết cổ truyền

Kết luận

Tết nguyên đán là sự kiện quan trọng nhất ở Việt Nam, chúng tôi thường dành thời gian chăm sóc nó từ các hoạt động đến các món ăn truyền thống. Có những món ăn ngày Tết chúng ta không thường xuyên như mứt Tết, bánh chưng, bánh tét nhưng cứ hễ nhìn thấy là ta biết Tết đã cận kề. Vậy món ăn Tết nào bạn thích nhất hoặc tò mò muốn thử đầu tiên?

Gợi ý xem thêm:

Các địa điểm lý tưởng du lịch Tết tại miền Bắc
Tết nguyên đán lên núi ngắm hoa
Điểm danh 7 lễ hội Tết tại Sapa cho chuyến du lịch đầu năm
Nguyễn Hồng Ngọc
Nguyễn Hồng Ngọchttps://vivu.net
Vivu quan niệm rằng một chuyến du lịch tuyệt vời không phải là bạn đi được bao xa, thử được bao nhiêu thứ đặc sản, mà là những trải nghiệm, sự đồng điệu của trái tim và cảm xúc ở mỗi miền đất mà bạn đã cùng Checkin đặt chân đến.

Related Stories

spot_img

Khám phá

10 điểm du lịch mùa lúa chín đẹp nhất miền bắc

Xuất phát từ một quốc gia nông nghiệp và một phần không thể tách...

Thảo nguyên Suôi Thầu, Xín mần – đẹp ngất ngây như trong chuyện cổ tích châu Âu

Thảo nguyên Suôi Thầu (Hà Giang) là một trong những thảo nguyên đẹp bậc...

10 địa điểm du xuân đáng đến trong tháng Giêng

Để một năm mới bình an, may mắn, nhiều người thường tìm đến các...

2023 khám phá Nhật Bản, thiên đường của mèo

Nhật Bản được xem như một thiên đường của loài mèo. Người dân đất...

13 địa điểm lãng mạn cho tuần trăng mật ở Singapore trong năm 2023

Dù có diện tích bé nhỏ nhưng Singapore lại có nhiều cảnh quan tuyệt...

Đầu năm 2023 đến ngắm Đài Loan rực rỡ, dung hòa hiện đại và cổ điển

Tháng 1, tháng 2 đầu năm là mùa đông ở Đài Loan. Dù thời...

Danh mục

Bình luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here