Giữa nền ẩm thực thanh tao chốn cố đô, tôm chua Huế nổi lên với hương vị nồng đậm. Độ “tươi ngon” của món ăn này khiến không ít người cảm thấy ngỡ ngàng.
Tôm chua xứ Huế: Nét đậm đà của ẩm thực cố đô
Tôm chua hay mắm tôm chua là đặc sản truyền thống của xứ Huế mộng mơ. Vào mỗi dịp đón khách quý phương xa hay bạn bè, người Huế bao giờ cũng dùng món này để cho bữa hội ngộ thân mật.
Tôm chua hay mắm tôm chua là đặc sản truyền thống của xứ Huế mộng mơ. Vào mỗi dịp đón khách quý phương xa hay bạn bè, người Huế bao giờ cũng dùng món này để cho bữa hội ngộ thân mật.
Nói về nguồn gốc, chưa ai rõ món ăn ăn dân dã này ra đời khi nào, do ai làm. Chỉ biết loại mắm đó nhanh chóng được phổ biến rộng rãi.
Tôm chua là bản hòa cả về cả màu sắc lẫn hương vị. Gần chục gia vị phức tạp đem vẻ ngoài thực sự bắt mắt.
Màu trắng của cơm nếp, màu vàng nhẹ của măng, riềng, màu trắng của tỏi, màu đỏ của tôm, ớt. Ngay từ miếng đầu tiên, bạn sẽ ngay lập tức bị ấn tượng mùi vị đặc biệt.
Từ mặn, ngọt, chua, cay đến bùi, béo. Sự kết hợp thú vị này đến từ quan niệm âm dương ngũ hành của Á Đông. Và quà thực vị tôm mát lành cùng gia vị cay nồng khiến không ai lỡ chối từ.
Món ăn này thường du khách được chọn làm quà biếu hoặc thưởng thức cùng đặc sản khách.
Độ cầu kỳ của món mắm xứ Huế
Khác mè xửng, tôm chua đặc trưng là chỉ được làm thủ công thay vì áp dụng máy móc. Người Huế đều biết làm món mắm này nhưng không phải ai cũng nắm chắc phần lên men.
Điều này yêu cầu người nghệ nhân phải có kỹ thuật chế biến và vốn am hiểu văn hóa xứ Huế để cho ra hương vị chuẩn nhất. Chẳng hạn, tôm cần được xử lý lúc sống dù mang đến lúc nửa điểm. Công cần được thực hiện chính xác, không lẫn tạp chất mới để được lâu ngày.
Làm mắm tôm chua cũng cần tính tới thời gian sử dụng. Nếu ăn quá sớm, mắm hãy còn tanh, chưa đủ ngấm. Nếu quá lâu thì tôm bị úng, quá mềm và quá chua. Chưa kể đến vụ mùa tôm, liều lượng gia vị. Với doanh nghiệp, đó còn là khẩu vị địa phương.
Tôm đầm phá: Bí quyết “đắc thắng” của đặc sản xứ Huế
Vốn là chốn nhiều đầm, phá, tôm luôn có chỗ đứng vững chắc trong bản đồ ẩm thực cố đô. Trong đó nguyên liệu chủ yếu được lấy từ đầm phá Phú Vang.
Mùa tôm đất rơi vào tháng 2 và tháng 10, tuy hơi đắt nhưng cực tươi ngon, đậm đà. Từ tháng 3-5, tôm rằn, tôm sú lớn lại có rất nhiều. Những giống này chắc thịt, ăn rất đã miệng. Trái lại, gần như quanh năm đều có tôm gân.
Ngon nhất là tôm tươi bắt ở những nơi như sông, suối, đồng ruộng. Tôm không cần quá to, chỉ cỡ 2 đốt ngón tay là vừa.
Để làm tôm chua, người Huế không chọn giống nhất định mà ứng biến theo mùa. Do đó, bạn có thể yên tâm thưởng thức mắm tôm chua 4 mùa đều ngon miệng.
Cách chế biến tôm chua Huế chính hiệu
Để nấu mắm tôm chua Huế, tôm được ngắt đầu, rửa sạch bằng nước muối loãng. Sau khi ráo nước, người ta ngâm tôm trong rượu khoảng 30 phút. Điều này giúp tôm có màu đỏ đẹp mắt và ăn đậm vị hơn.
Khi đã ráo nước, tôm được mang trộn đều với nhiều gia vị như riềng, tỏi, ớt, măng, nước mắm, muối. Tiếp đến, người ta mới cho cơm nếp vào hòa lẫn. Tỷ lệ gia vị tùy thuộc bí quyết riêng của người nấu.
Trong đó, riềng là nguyên liệu chính để tạo nên hương vị cho mắm. Do đó, người dùng cần chuẩn bị lượng lớn. Khi ngâm với nước muối, sợi riềng sẽ trở nên trắng đẹp hơn. Tuy nhiên, cũng cần tiết chế số lượng để không quá cay nồng khi kết hợp với rượu.
Muốn mắm ngon, người Huế dùng vại sành đựng rồi đặt 3 ngày ở nơi nắng ấm rồi trữ nơi thoáng mát. Khi cho vào trong hũ, bạn nên đặt tôm dưới đáy và phủ kín bằng lá ổi. Lớp lá sẽ đem tới cho tôm một mùi thơm đặc biệt.
Người cầu kỳ hơn thì chôn hẳn vại xuống để quá trình lên men thuận lợi, ổn định hơn. Nhờ đó, tôm chua đạt được độ thơm ngon cần thiết.
Mắm ủ khoảng 1 tuần là chín. Cuối cùng, tôm được đem ra trộn hòa với chút mật ong. Trước khi đóng lọ thủy tinh hay lọ chữa, người chế biến cũng có thể chút riềng.
Cách thưởng thức tôm chua đúng điệu
Khi mới lần đầu nhìn thấy mắm tôm chua, nhiều vị khách phương xa không khỏi ngỡ ngàng. Ấn tượng đầu tiên chính là độ tươi của tôm. Chúng tươi đến độ làm ai cũng ngỡ mới được nấu chín. Thậm chí không ít người muốn hỏi cách chế biến ngay tắp lự.
Chút lạ lẫm này khiến thực khách không biết bắt đầu từ đầu? Thực ra cách ăn tôm chua không hề phức tạp nhưng ăn đúng cách là cả một “nghệ thuật”. Đừng vội! Hãy đợi xem chủ nhà thưởng thức ra sao nhé.
Thưởng thức mắm tôm chua gồm 3 bước cơ bản. Trước hết, người ta sẽ thái mỏng thịt ba chỉ, dứa, giá, khế chua, quả vả. Ngoài ra còn chuẩn bị thêm rau thơm, ớt tươi ăn kèm. Các màu sắc khi được cuốn lại chấm với tôm chua ngụ ý âm dương giao thoa.
Cảm giác ngon bắt đầu từ “ngon” mắt. Khi cho cuốn vào miệng, hương thịt béo ngậy, tôm bùi cay, riềng thơm cùng ớt tỏi nồng cực kỳ bắt miệng cái chua dìu dịu của dưa giá.
Còn thiếu gì nhỉ? À, vị rau củ tươi xanh của khế chua thanh, rau thơm nồng nàn. Nếu ăn được vị chát, đừng ngại bỏ thêm vài lát quả vả để hương vị thêm “quấn quít”.
Thỉnh thoảng, chỉ cần một bát bún, cơm trắng với chút tôm cay cay cũng đủ thỏa mãn cơn thèm rồi.
Địa chỉ mua tôm chua Huế
Nếu có ý định mua làm quà, bạn có thể tìm ở chợ Đông Ba hoặc một số cửa hàng có tiếng. Một hộp mắm ở đây có giá dao động từ 65-80.000 đồng.
Hiện nay tôm chua Huế đã được người con đất mẹ sản xuất ở nhiều nơi. Tuy nhiên thật khó để thưởng thức trọn vẹn hương vị món ăn này. Và hẳn một lần ăn tôm chua ở đất khách, hẳn họ không khỏi khắc khoải về quê hương.
Chính cái khí hậu khắc nghiệt, mưa dầm nắng cháy ấy đã tạo nên gia vị “rắn rỏi” đặc sản Huế.
Tôm chua Trọng Tín + Địa chỉ: 21 Đặng Trần Côn Thành Phố Huế Tôm chua Cô Ri + Cơ sở sản xuất: Số 184 Tăng Bạt Hổ, thành phố Huế. + Cơ sở 1: Lầu E, chợ Đông Ba, thành phố Huế. + Cơ sở 2: Cổng bến xe chợ Đông Ba. + Cửa hàng giới thiệu sản phẩm: Cổng vào, Bến xe Chợ Đông Ba. Tôm chua Tấn Lộc + Địa chỉ: 39 Hai Bà Trưng, Huế. Tôm chua Nhật Phi + Địa chỉ: 57 Đinh Công Tráng, Phường Thuận Thành, TP Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Tôm chua Tấn Lộc + Địa chỉ: 39 Hai Bà Trưng, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. |
Gợi ý xem thêm: