Sẽ không ngoa nếu gọi Côn Đảo là “địa ngục trần gian” nằm giữa khu vườn địa đàng. Bên cạnh giá trị lịch sử văn hóa, cảnh sắc và hệ động thực vật nơi đây chắc chắn sẽ khiến ai cũng phải ngỡ ngàng
Côn Đảo ở đâu?
Huyện đảo Côn Đảo hay còn gọi là Côn Lôn, Côn Sơn thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nơi đây cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 1 giờ bay. Diện tích huyện khoảng 76km2 với 16 hòn đảo lớn nhỏ, dân số 6000 người.
Thời kỳ kháng chiến, nhà tù thực dân được dựng lên tại Côn Đảo nhằm tù đày những anh hùng cách mạng. Hiện nay đảo đã trở thành di tích lịch sử văn hóa quan trọng. Đồng thời, đây cũng là chốn là điểm du lịch thu hút nhiều khách du lịch trong nước và nước ngoài.
Xen giữa địa ngục ấy là vườn địa đàng được tạo nên từ trời mây, biển cả và hệ thống động thực vật phong phú. Điểm nổi bật nhất của Côn Đảo là những bãi biển dài, cát trắng nước. Vùng đất này chưa khai thác hết tiềm năng nên bãi biển vẫn còn nét hoang sơ.
Và đây cũng là khu vực duy nhất tại Việt Nam còn trông thấy loài bò biển. Du khách cũng có cơ hội xem rùa đẻ trứng, mò cua ở hai bên đường đi hoặc những đàn khỉ ngồi vắt vẻo trên vách đá.
Du lịch Côn Đảo mùa nào đẹp?
Côn Đảo nằm gần xích đạo với khí hậu nóng ẩm đặc trưng. Khí hậu ở đây phân thành mùa mưa |(tháng 5- 10) và mùa khô (tháng 11- 4 năm sau). Nhìn chung, thời tiết ở đây khá dễ chịu nên có thể ghé thăm hầu hết thời gian.
Với vùng biển Côn Đảo, mùa du lịch đẹp nhất kéo dài từ tháng 3 đến tháng 9. Tuy rơi vào mùa mưa nhưng biển khá êm, trời trong xanh. Các trận mưa thường chỉ ngắn, thích hợp cho các hoạt động vui chơi trên biển. Đặc biệt, đây cũng là mùa rùa đẻ trứng.
Từ tháng 10-2 năm sau, bạn sẽ được tận hưởng ánh nắng chan hòa, sóng biển dịu êm với cảnh sắc tuyệt đẹp. Đây cũng là khoảng thời gian mùa khô ở Côn Đảo.
Lưu ý, thời gian này nên tránh đi vịnh Côn Sơn. Biển ở khu vực này thường có sóng lớn do gió đông bắc.
Cách di chuyển tới Côn Đảo
Di chuyển bằng máy bay
Phương thức di chuyển tới Côn Đảo nhanh tiện nhất là máy bay. Hiện nay du khách có thể đặt vé Vietnam Airlines từ Hồ Chí Minh hoặc Cần Thơ tới Côn Đảo. Nếu đi từ Hà Nội hay bất kỳ tỉnh khác, bạn cần nối chuyến tới Hồ Chí Minh rồi mới đến Côn Đảo.
Thời gian giữa chuyến là 45 phút với mức giá 700.000 – 1000.000 đồng. Do số lượng vé khá ít nên bạn cần đặt sớm để giữ chỗ.
Di chuyển bằng tàu thủy
Một lựa chọn khác để di chuyển tới Côn Đảo là đường thủy/ Bạn có thể chọn chuyến tàu từ Hồ Chí Minh đến Vũng Tàu hoặc Sóc Trăng. Sau đó, bạn tiếp tục bắt tàu từ Cảng Cát Lở (Vũng Tàu) hoặc Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đi Côn Đảo.
Để tránh tình trạng hết vé, tốt nhất bạn nên mua vé khứ hồi. Khi tàu bị hoãn do trường hợp bất khả kháng, nhân viên sẽ hỗ trợ đổi vé hoặc giờ đi cho bạn. Nếu cần thiết, bạn nên hỏi trước về giờ tàu khởi hành để sẵn sàng kế hoạch dự phòng.
Dịch vụ lưu trú tại Côn Đảo
Dịch vụ lưu trú tại Côn Đảo khá phát triển. Du khách có thể tìm thấy nhiều kiểu phòng khách sạn, homestay với các mức giá khác nhau. Để có view đẹp, bạn nên đặt phòng gần biển An Hải hoặc đầm trâu Đầm Trầu.
Thêm vào đó, giá phòng khách sạn Côn Đảo dao động từ 450.000 – 1.600.000 đồng/ 1 đêm. Nếu đặt combo vé du lịch + tiền thuê khách sạn, bạn có thể tiết kiệm chi phí từ 2-4.000.000 đồng. Chi phí này bao gồm vé khứ hồi và phòng khách sạn đầy đủ tiện ích.
Phương thức di chuyển trong Côn Đảo
Côn Đảo không có phương tiện di chuyển công cộng như ngoài đất liền. Tốt nhất bạn nên bắt taxi, xe ôm hoặc thuê xe máy. Tuy nhiên, dịch vụ taxi không quá phát triển nên có chút bất tiện.
Côn Đảo có gì đẹp?
Nhà tù Côn Đảo
Nhà tù Côn Đảo là địa điểm nổi tiếng nhất tại huyện đạo này. Tại Côn Sơn, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã xây dựng lên phòng giam giữ những người Việt yêu nước và tù chính trị.Trong đó, hệ thống chuồng cọp bạo tàn đã gây chấn động toàn thế giới.
Du khách sẽ không khỏi rợn người trước những gian phòng chật hẹp với công cụ tra tấn dã man. Nhà tù Côn Đảo còn có nhiều điểm như chuồng bò, sở lò vôi, sở muối, cầu ma thiên lãnh,…
Dinh Chúa Đảo
Dinh chúa đảo là nơi sinh sống và làm việc của nhiều thế hệ chúa đào tại Côn Sơn. Đây được xem là đầu não bộ máy cai trị nhà tù Côn Đảo. Để tìm hiểu chi tiết lịch sử vùng đất này, dinh sở hữu nhiều hiện vật, hình ảnh, tài liệu tiếng Pháp.
Nhà Chúa Đảo thể hiện sự xa hoa của kẻ thống trị đối lập với cuộc sống đòn roi của tù nhân. Có hàng chục tù nhân đã phải lao động trong đói khát để phục vụ chúa đảo.
Bãi biển Côn Đảo
Các bãi biển Côn Đảo nổi bật với nét hoang sơ với cạnh rừng chạy dài bên bờ biển. Bãi biển mang màu sắc thơ mộng, yên bình bên bờ cát thoai thoải. Dưới đây là những bãi biển nức tiếng nhất xứ này.
- Bãi Đầm Trầu
- Bãi Suối Nóng
- Bãi Lò Vôi
- Bãi Đất Dốc
- Bãi Nhát
Hòn đảo tại Côn Sơn
Huyện đảo này gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau. Tại đây, du khách có thể tìm thấy những bãi biển tuyệt đẹp, hệ sinh thái rừng và nhiều chủng loại quý hiếm. Các hoạt động như ngắm san hô, leo núi, tắm biển thực sự cuốn hút.
- Hòn Tài
- Hòn Bà
- Hòn Bảy Cạnh
- Hòn Cau
Núi Thánh Giá
Núi Thánh Giá là độ cao mà bất kỳ du khách nào cũng muốn chinh phục. Câu chuyện 2 người cùng ngắm mặt trời mọc ở đây sẽ bên nhau trọn đời đã thu hút nhiều cặp đôi tìm tới. Thời gian leo đến đỉnh núi này mất tầm 1 giờ.
Khi lên đến đỉnh, bạn có thể hòa mình vào bốn bề mây trắng xóa. Không khí mát mẻ nơi đây chắc chắn sẽ xoa dịu mọi mệt mỏi ngoài kia.
Cảng Bến Đầm
Cảng Bến Đầm Côn Đảo nằm trong Vịnh Bến Đầm. Bốn bề cảng là phong cảnh thơ mộng với biển cả phía trước, rừng xanh phủ kín nửa nửa trong.
Độ sâu của vịnh lùi vào trong chừng 12m. Chính điều này đã tạo nên vị trí đắc địa cho giao thương.
Chùa Núi Một
Chùa Núi Một còn gọi là Vân Sơn Tự. Chùa nổi bật với kiến trúc uy nghi tọa lạc đỉnh núi. Đồng thời, đây cũng là nơi gửi gắm tâm linh quen thuộc của dân địa phương. Từ vị trí chùa tọa lạc, du khách có thể ngắm toàn cảnh Côn Đảo, hồ An Hải và vịnh Côn Sơn.
Miếu Bà Phi Yến
Miếu Bà Phi Yến, An Sơn Miếu là nơi thờ tự bà Phi Yến. Đây là thứ phi của chúa Nguyễn Ánh. Bên cạnh chị Võ Thị Sáu, bà là 1 trong 2 người phụ nữ được sùng bái nhất tại Côn Đảo. Ngoài ra, ngôi miếu này cũng rất linh thiêng và gắn liền với câu chuyện bi thương của người phụ nữ tài sắc.
Chơi gì ở Côn Đảo?
Xem rùa đẻ trứng
Hoạt động thú vị nhất tại Côn Đảo là xem rùa đẻ trứng. Khu bảo tồn rùa được thành lập ngay tại đảo hòn Cau. Bạn có thể nghỉ đêm tại đó để tiện đem trứng rùa vừa nở ra bờ biển.
Mùa rùa đẻ trứng kéo dài từ tháng 3-10. Trung bình trứng rùa nở từ 3000 đến 5000 trứng mỗi đêm. Tuy nhiên khu vực biển này bị cấm do lo sợ con người ảnh hưởng đời sống của rùa.
Ngắm san hô
Hệ thống san hô Côn Đảo được đánh giá là phong phú bậc nhất Việt Nam. Hầu hết hòn đảo đều có loại san hô và loại cá ấn tượng.
Do đó, Lặn biển ngắm san hô là hoạt động cực kỳ hấp dẫn. Du khách có thể đi thuyền tới hòn Bảy Cạnh rồi bơi ra chỗ san hô. Song hiện tượng tẩy trắng san hô do khí hậu nóng lên khiến chúng mất đi vẻ rực rỡ.
Khám phá đảo hoang
Vịnh Côn Sơn bao gồm 14 hòn đảo to nhỏ khác nhau. Những hòn đảo của vịnh nổi tiếng với vẻ đẹp thơ mộng. Đây cũng là khu bảo tồn sinh thái biển với các rạn san nổi bật về cả mật độ và chủng loại. Vì lẽ đó việc khám phá đảo hoang là trải nghiệm độc đáo không phải ở đâu cũng có.
Giá vé tham quan tại Côn Đảo
Địa điểm | Giá vé | Lưu ý |
Các di tích lịch sử, bảo tàng, nghĩa trang, nhà tù ở Côn Đảo | 40.000 đồng/1 người | Thời gian tham quan: – Buổi sáng 7h30 – 11h30 – Buổi chiều từ 1h30 – 4h30 – Áp dụng cho cả thứ 7 và chủ nhật |
Chuỗi tham quan Nhà tù Côn Đảo (nhà tù Côn Đảo, trại Phú Tường, trại Phú Bình.) | 40.000 đồng/1 người | |
Di tích cầu Ma Thiên Lãnh | Ban ngày: 20.000 đồng/1 người Ban đêm: 40.000 đồng/1 người | |
Vườn quốc gia Côn Đảo | Người lớn: 60.000 đồng/1 người Sinh viên: 20.000 đồng/1 người Học sinh, trẻ em: 10.000 đồng/1 người | |
Dịch vụ lặn ngắm san hô tại Bến Đầm | Chưa có áo phao: 90.000 đồng/1 người Được trang bị áo – phao, có người hướng dẫn: 100.000 đồng/1 người | |
Dịch vụ xem rùa tại Hòn Bảy Cạnh | Nhóm 1 khách: 600.000 đồng/1 người Nhóm 2 khách: 550.000 đồng/1 người Nhóm 3 khách: 500.000 đồng/1 người Nhóm 4 khách: 450.000 đồng/1 người Nhóm 5 khách: 400.000 đồng/1 người Nhóm 6 khách: 350.000 đồng/1 người Nhân công hướng dẫn thả rùa về biến: 50.000 đồng/1 lượt/ 1 người | – 1 nhóm không quá 6 người. – Thời gian xem tối đa 60 phút. – Giảm 50% vé nếu không xem được rùa đẻ. |
Miếu Bà Phi Yến, Chùa Núi Một, Bãi tắm Đầm Trầu, Bãi Nhát, Hòn Tài, Hồ An Hải | Miễn phí |
Những lưu ý khi đi du lịch Côn Đảo
Trước khi đi
- Với khách nội địa, cần mang theo CMND hoặc CCCD để hoàn thành các thủ tục cần thiết như xác thực vé tàu, nhận đặt phòng. Nếu không bạn có thể dùng các giấy tờ thay thế tương đương như bằng lái xe, hộ chiếu, thẻ Đảng, thẻ nhà báo,…
- Với trẻ em, bạn cần giấy khai sinh bản chính hoặc bản sao trích lục của các bé.
- Với khách nước ngoài, bạn cần hộ chiếu hoặc các loại chứng minh thư do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Trường hợp mất hộ chiếu, bạn cần có giấy thông hành do đại sứ quán tại Việt Nam cấp.
- Những vật dụng thiết yếu như ô, áo mưa, mũ, áo khoác, giày thể thao.
- Các loại thuốc thông dụng như thuốc say xe, giảm đau, cảm cúm, thuốc chống côn trùng và vật dụng sơn cứu.
Khi tham quan
- Chấp hành các nội quy tại địa điểm tham quan.
- Đi theo chỉ dẫn tại Vườn Quốc gia Côn Đảo để không bị lạc.
- Hỏi dân địa phương trước khi tắm để chọn được bãi an toàn, tránh khu vực có sóng lớn hay nước ngầm.
- Chuẩn bị sẵn tiền mặt trong người vì trên đảo sẽ không có “sẵn sàng” các cây ATM cho bạn đâu nhé.
- Phần lớn hàng hóa trên đảo chuyển ra từ đất liền nên giá cả hơi cao.
- Ăn vận lịch sự, kín đáo khi tới các địa điểm tâm linh, lịch sử.
- Không lấy chuyện tâm linh ra chơi đùa tại vùng đất linh thiêng này.
- Chú ý quy định bãi biển và đội cứu hộ biển để đảm bảo mình đang bơi ở vùng nước an toàn.
- Đi theo lối mòn có chỉ dẫn, không tự ý đi một mình trong đường rừng Côn Đảo.
Gợi ý xem thêm: