Du lịch chùa Hương: Khi nào? Đi đâu? Ăn gì?

Chùa Hương là quần thể tôn giáo, danh thắng nổi tiếng tại miền Bắc. Đặc biệt vào đầu xuân, nơi đây thu hút rất nhiều du khách thập phương tìm tới cầu bình an. 

Chùa Hương ở đâu?


Chùa Sơn (Hương Sơn) thực chất là quần thể văn hóa – tôn giáo thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Địa điểm này gồm nhiều chùa thờ Phật, đền thờ thần, đình thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trong đó, trung tâm chính là chùa Trong, tọa lạc tại động Hương Tích, bên phải sông Đáy.

Theo đó, tên gọi chùa Hương chỉ là cách nói dân gian cho ngắn gọn. Một điểm nữa cần lưu ý đó là chùa Hương, Mỹ Đức và chùa Hương, Hà Tĩnh. Khác với quần thể chùa tại Hà Nội, chùa tại Hà Tĩnh còn được gọi là chùa Hương Tích là một tổng thể kiến trúc với 3 khu am Thánh Mẫu, đền Thiên Vương và Thượng Điện.

Khu vực chùa Hương chính được dựng vào cuối thế kỷ 17 nhưng đã bị phá hủy vào năm 1947. Tới năm 1988, chùa được hòa thượng Thích Viên Thành phục dựng lại theo chỉ dạy của cố Hòa thượng Thích Thanh Chân.

chùa Hương

Thời gian nào đi chùa Hương đẹp nhất?


Thắng cảnh chùa Hương nổi tiếng với thiên nhiên hữu tình giao thoa giữa núi non và sông nước. Điều này đem lại cảm giác mát mẻ quanh năm. Do đó, du khách có thể ghé thăm bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn chọn mùa xuân từ tháng 1-3 Âm lịch để hành hương hoặc vãn cảnh chùa Hương. Đó cũng là khoảng thời gian diễn ra lễ hội chùa Hương từ mùng 6 tháng Giêng tới tháng 3 Âm lịch.

Trong đó, thời điểm hành hương cao điểm nhất trải dài từ 15 tháng Giêng tới giữa tháng 2 Âm lịch. Nếu chỉ có ý định vãn cảnh, tốt nhất bạn không nên đi vào dịp này.

Cuối tháng 3 là dịp hoa gạo đỏ nở rộ bên bờ suối Yến. Đặc biệt, mùa hoa súng vào tháng 11-12 cũng được chị em rất săn đón. Sau mùa xuân, du khách sẽ có cảm giác yên bình đến kỳ lạ khi ghé thăm danh thắng này.

mùa hoa súng chùa Hương

Cách di chuyển đến chùa Hương


Chùa Hương chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 55km. Do đó, bạn có thể đi về trong ngày bằng nhiều phương tiện khác nhau. Nếu đi bằng phương tiện cá nhân, bạn nên dùng Google và hỏi thăm người dân địa phương để tránh lạc đường.

Đi xe máy: Nguyễn Trãi>> Thành Xuân>> Hà Đông>> ngã ba Ba La>> Vân Đình>> chùa Hương.

Đi ô tô: Pháp Vân – Cầu Rẽ>> Đồng Văn>> Quốc lộ 38>> chợ Dầu>> chùa Hương.

Đi xe bus: Xe số 211 (Yên Nghĩa – Tế Tiêu), 78 (Mỹ Đình – Tế Tiêu), 75 (Yên Nghĩa – Tế Tiêu).

Suối Yến chùa Hương
Giá vé thăm chùa Hương
+ Vé vào chùa Hương (áp dụng cho 21 điểm tham quan): 80.000 đồng/1 người.
+ Vé đò (áp dụng cho tuyến Đền Trình – Chùa Thiên Trù – động Hương Tích): 50.000 đồng/1 người.
+ Vé đò (áp dụng cho tuyến Tuyến Sơn – Long Vân): 35.000 đồng/1 người.
+ Vé cáp treo khứ hồi: 180.000 đồng/1 vé người lớn, 120.000 đồng/1 vé trẻ em.
+ Vé cáp treo 1 chiều: 120.000 đồng/1 vé người lớn, 90.000 đồng/1 vé trẻ em.
+ Miễn phí vé cho trẻ dưới 10 tuổi thấp hơn 1.1m.
+ Miễn phí vé cho khách tới vào ngày 23/11 ngày di sản, 30/12-2/1 Tết nguyên đán, 15/4 lễ Phật đản.

Các địa điểm tham quan chùa Hương nổi bật


Ngoài các điểm du lịch chùa Hương nổi bật dưới đây, bạn có thể tham khảo các điểm khác theo tuyến đường sau:

  • Tuyến Hương Tích: Đền Trình – chùa Thiên Trù – động Tiên Sơn – chùa Giải Oan – đền Trần Song – động Hương Tích – chùa Hinh Bồng.
  • Tuyến Thanh Sơn – Hương Đài: Hang Sơn Thủy Hữu Tình – chùa Thanh Sơn – động Hương Đài – chùa Long Vân – động Long Vân – chùa Cây Khế.
  • Tuyến Tuyết Sơn: Đền Trình – chùa Tuyết Sơn – chùa Bảo Đài – động Ngọc Long – chùa Cá.

Chùa Thiên Trù

chùa Hương

Chùa Thiên Trù tọa lạc trên thềm núi Lão vào năm 1467. Ngôi chùa này được coi như thiền viện với tông môn Thiên Trù do ngài Viên Quang Nhân Lập tạo nên.

Sau kháng chiến chống Pháp, chùa chỉ còn lại vườn tháp, nổi bật với tháp Thiên Thủy, Viên Công bảo tháp.

Tới năm 1954, chùa Thiên Trù được xây dựng lại theo lối “Ngũ môn tam cấp”, 5 cửa 3 bậc. Hiện chùa là trung tâm quần thể Hương Sơn.

Động Hương Tích

động Hương Tích chùa Hương

Động Hương Tích cách trung tâm Hà Nội khoảng 70km, là trọng tâm khu du lịch chùa Hương. Động có hình dạng như rồng há miệng vờn ngọc.

Vẻ đẹp này đã khiến chúa Trịnh Sâm phải xúc động ban cho 5 chữ “Nam Thiên đệ nhất động”.

Bên cạnh pho tượng Phật Bà quan  m làm từ đá xanh, động còn có hàng vạn nhũ đá độc đáo như Đụn Gạo, núi Cậu, Cây Bạc, Hoa Phiền Não,…

Suối Yến

Suối Yến

Suối Yến còn gọi là Yến Vĩ là con suối chảy ra từ sông Đáy. Tên gọi này xuất phát từ hình dạng trông như đuôi chim yến.

Suối dài khoảng 4km kéo suốt từ Bến Đục đến Hương Sơn. Mỗi dịp lễ chùa đầu năm thuyền bè lại kín cả lòng suối.

Nếu yêu thích sự tĩnh lặng, bạn có thể ghé suối Yến vào độ thu. Dịp đông cũng là thời điểm tuyệt vời để thưởng thức sự lãng mạn của hoa súng.

Chùa Thanh Sơn

Chùa Thanh Sơn - Hương Đài

Chùa Thanh Sơn nằm cạnh một động sâu có niên đại hơn 1 vạn tuổi với nhiều nhũ đá đẹp mắt.

Bên cạnh đó là dòng suối chảy từ Thung Luộn đổ ra suối Yến. Chùa nằm trên thế đất phong thủy “Phượng Hoàng ẩm thủy”.

Chùa có cả lối vào từ phía núi và sông. Phương tiện di chuyển phổ biến nhất là đò hoặc xe máy.

Chùa Giải Oan

Chùa Giải Oan Mỹ Đức

Chùa Giải Oan nằm trên đường đi từ chùa Thiên Chùa tới động Hương Tích. Ở chùa có giếng Long Tuyền, trước có suối Giải Oan 9 nguồn. Động Tuyết Kinh và am Phật Tích xưa kia tương truyền in dấu chân Phật Quan Âm.

Bên cạnh đó, du khách có thể ghé thăm núi Chấn Song và Võng thờ Mẫu Thượng Ngàn gần đó. 

Động Tuyết Sơn

Động Tuyết Sơn Hương Sơn

Động Tuyết Sơn nằm cách chùa Bảo Đài khoảng 1200m. Động ở thế lưng chừng núi với đường đi vào tương đối dễ dàng. Nhũ đá ở đâu như “ổ rồng” nên còn được gọi là “Ngọc Long Động”.

Bên cạnh đó, động được chia 2 nhánh nhỏ. Một bên thờ Phật có khối thạch nhũ cây trường tuyết, tượng quận chúa Ngọc Hương. Một bên thờ mẫu với tượng các cô, các cậu.

Ăn gì ở chùa Hương?


mơ rừng

Mơ rừng

Thật may mắn khi mùa trẩy hội chùa Hương trùng với mùa mơ chín. Khi đi thuyền trên suối Yến, du khách có thể ngắm nhìn rất nhiều cây mơ trải dài. Mơ ở đây có vị chua dịu, thịt dày, hạt nhỏ, căng mọng. Bạn có thể dùng làm mứt, ngâm rượu, đường đều được.

củ mài

Củ mài

Củ mài là đặc sản chùa Hương dân dã, dễ tìm kiếm ở bất kỳ hàng quán nào dọc đường đi. Bạn cũng thể lựa chọn giữa củ tươi, chè củ mài hoặc bánh củ mài. Đặc biệt khi leo chùa mỏi mệt, một bát chè củ mài thanh mát quả thực là mỹ vị nhân gian.

rau sắng

Rau sắng

Rau sắng được biết đến với nhiều tên gọi như rau mỳ chính, rau ngót rừng,… Điều này xuất phát từ vị ngọt, mềm, thơm của rau. Chỉ cần nấu với chút muối cũng đã đủ ngon với nhiều người. Do điểm độc đáo mà có khi rau lên tới vài trăm nghìn 1kg.

chè lam

Các loại bánh kẹo

Khi đến Hương Sơn, du khách sẽ phải choáng ngợp trước vô vàn loại bánh. Có hàng ngàn mặt hàng cho bạn chọn như kẹo lạc, kẹo dồi, bánh củ mài, chè làm, bánh cu đơ,… Giá mỗi loại nhìn chung khá rẻ từ 10-20.000 đồng nên có thể mua bao nhiêu tùy thích.

Lễ hội chùa Hương


Lễ hội chùa Hương bắt đầu từ mùng 6 tháng Giêng  Âm lịch, kéo dài tới hạ tuần tháng 3 Âm lịch. Do đó, đây được xem là hội chùa kéo dài nhất nhì tại Việt Nam. Hội thu hút hàng triệu phật tử, khách du lịch đổ về miền đất Phật. Vào năm 1962, lễ hội chùa Hương chính thức được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia.

Nghe lớn lao như vậy nhưng người dân vẫn thích sử dụng cách gọi “đi chùa Hương” đầy dân dã. Trước ngày lễ này là ngày mở cửa rừng song dần dần trở thành ngày khai hội chùa Hương.

Ngay trước ngày mở hội, tất cả đền, chùa, đình, miếu tại Hương Sơn sẽ thắp hương khói. Phần lễ khá đơn giản theo xu hướng “thiền”. Đội múa Lân sẽ mở màn chào mừng du khách.

Tiếp đó, chùa Trong làm lễ dâng hương, các tăng ni mang đồ chay đàn tiến tới bàn thờ. Từ ngày mở hội, các sư ở chùa thỉnh thoảng tới tụng kinh nửa canh giờ. Tuy nhiên, hương khói ở đây được thắp liên tục.

Lễ hội chùa Hương

Lưu ý khi du lịch chùa Hương


Về trang phục

Dù đi bất kỳ ngôi  chùa nào, du khách cũng cần chuẩn bị trang phục kín đáo, tốt nhất là đồ tối màu, mặc quần. Bên cạnh việc giữ lịch sự ở nơi trang nghiêm, một bộ độ co giãn vừa vặn với giày thể thao giúp ích rất nhiều trong việc đi bộ, leo thang.

Về việc chuẩn bị đồ lễ

Chuyện chuẩn bị lễ cúng trước hay khi tới chùa Hương là thắc mắc của khá nhiều người. Mặc dù gần cửa chùa có rất nhiều giao hàng bán đồ lễ nhưng bạn rất dễ bị ép giá, đặc biệt vào đầu xuân. Tốt nhất bạn nên chuẩn bị đầy đủ sơ, bánh, trái để tránh rắc rối không đáng có.

Về việc mua đặc sản, đồ lưu niệm

Gần chùa Hương Sơn có rất nhiều hàng quán đặc sản, lưu niệm. Do đó, bạn không cần lo lắng về vấn đề tìm quà du lịch. Song bạn nên trả giá để tránh bị ép giá quá cao.

Thêm vào đó, du khách nên kiểm tra rõ nguồn  gốc, hạn sử dụng của đặc sản đóng hộp như chè lam, bánh củ mài,… Bạn cũng nên cẩn thận với cửa hàng thuốc nam quảng bá chữa bách bệnh.

Về việc bảo quản tư trang

Vào đầu năm, lượng người qua lại quanh chùa Hương là rất lớn. Nếu muốn du xuân, bạn nên cẩn thận bảo quản tư trang. Những món đồ quan trọng nên đeo đằng trước để tiện trông coi.

Về việc chuẩn bị đồ ăn

Để đảm bảo sức khỏe và nạp năng lượng kịp lúc, việc chuẩn bị đồ ăn thức uống trước khi đi luôn là phương pháp lý tưởng nhất. Dọc đường có khá nhiều hàng quán song chất lượng đồ ăn vẫn là điều đáng bàn.  Và hơn hết đừng quên chuẩn bị nước lọc nhé!

Theo dõi thời tiết

Theo dõi dự báo thời tiết đảm bảo trải nghiệm của bạn luôn hoàn hảo. Hãy nhớ mang theo dù, ô để tránh mưa bất chợt nhé.

Gợi ý xem thêm:

Chùa Bích Động Ninh Bình: Viên ngọc tinh khiết giữa chốn thâm sơn cùng cốc
Quần thể di tích danh thắng Yên Tử: Khi nào? Đi đâu? Ăn gì? (Phần 1)
Gợi ý những địa điểm cho chuyến du lịch chùa đầu năm (Phần 1)

Nguyễn Hồng Ngọc
Nguyễn Hồng Ngọchttps://vivu.net
Vivu quan niệm rằng một chuyến du lịch tuyệt vời không phải là bạn đi được bao xa, thử được bao nhiêu thứ đặc sản, mà là những trải nghiệm, sự đồng điệu của trái tim và cảm xúc ở mỗi miền đất mà bạn đã cùng Checkin đặt chân đến.

Related Stories

spot_img

Khám phá

10 điểm du lịch mùa lúa chín đẹp nhất miền bắc

Xuất phát từ một quốc gia nông nghiệp và một phần không thể tách...

Thảo nguyên Suôi Thầu, Xín mần – đẹp ngất ngây như trong chuyện cổ tích châu Âu

Thảo nguyên Suôi Thầu (Hà Giang) là một trong những thảo nguyên đẹp bậc...

10 địa điểm du xuân đáng đến trong tháng Giêng

Để một năm mới bình an, may mắn, nhiều người thường tìm đến các...

2023 khám phá Nhật Bản, thiên đường của mèo

Nhật Bản được xem như một thiên đường của loài mèo. Người dân đất...

13 địa điểm lãng mạn cho tuần trăng mật ở Singapore trong năm 2023

Dù có diện tích bé nhỏ nhưng Singapore lại có nhiều cảnh quan tuyệt...

Đầu năm 2023 đến ngắm Đài Loan rực rỡ, dung hòa hiện đại và cổ điển

Tháng 1, tháng 2 đầu năm là mùa đông ở Đài Loan. Dù thời...

Danh mục

Bình luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here