Kinh nghiệm du lịch Khu di tích Đền Gióng Sóc Sơn Hà Nội

Đền Gióng Sóc Sơn trước kia là một ngôi miếu nhỏ được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng. Sau được vua Lê Đại Hành cho xây dựng, tu sửa và phong thành đền Phù Đổng Thiên Vương. Đền Gióng Sóc Sơn không chỉ gắn liền với lịch sử dân tộc Việt Nam. Mà còn gắn với truyền thuyết Thánh Gióng vẫn thường được dân gian lưu truyền. Hãy cùng VIVU tìm hiểu khu di tích lịch sử này ngay thôi nhé!

Khu di tích Đền Gióng ở đâu?


Đền Gióng nằm ở núi Sóc, xã Vệ Linh, Sóc Sơn. Là một quần thể di tích lịch sử gồm: đền Trình, chùa Non Nước, đền Thượng, đền Mẫu (nơi thờ mẹ Thánh Gióng), chùa Đại Bi, hòn đá Chồng, nhà bia. Và đặc biệt là bức tượng đài Thánh Gióng được đúc bằng đồng nguyên chất. Quần thể di tích này đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Quần thể di tích Đề Gióng Sóc Sơn nằm ở khu vực núi Vệ Linh. Hay còn gọi là núi Sóc, thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Khởi nguồn của quần thể di tích này chỉ là một miếu thờ Đổng Thiên Vương rất nhỏ. Và chùa Non Nước được xây dựng từ thời Vua Đinh Tiên Hoàng.

Trong cuộc đấu tranh chống giặc Tống, vua Lê Đại Hành cùng các tướng sĩ trên đường hành quân đã vào làm lễ cầu Thánh Gióng phù hộ cho trận đấu. Và trong trận đấu này, Quân Tống thua lớn nên khi quay về. Vua Lê Đại Hành đã vào lễ tạ và sai người tìm gốc trầm hương để tạc tượng thần. Và cho xây dựng khu vực này thành khu vực đền rất uy nghi và phong thành Đền Phù Đổng Thiên Vương. Khu vực này được xếp hạng Di tích Quốc gia vào năm 1962.

Duong-len-Den-Giong
Cung đường lên Đền Gióng

Hướng dẫn đi đến Đền Gióng Sóc Sơn


Nếu du khách từ phương xa đến thì có thể đặt vé báy may ra Hà Nội. Sau đó lựa chọn các phương tiện phù hợp để đến Đền Gióng.

Đi xe bus

Từ điểm trung chuyển xe bus Long Biên các bạn bắt xe số 15. Lối rẽ vào khu Quần thể đền Sóc Sơn trước điểm cuối cùng là Phố Nỉ một chút.

Từ ngã ba đi vào đền Sóc khoảng 3km nữa nên bạn có thể đi bộ hoặc gọi xe ôm. Tuy nhiên, vì hành trình đi trong khuôn viên đền còn phải đi bộ khá nhiều. Nên tốt nhất bạn nên gọi xe ôm đi để tiết kiệm sức lực.

Đi xe máy hoặc ô tô

Các bạn đi từ Cổ Loa thì chỉ cần quay lại quốc lộ 3 đi thêm hơn 20km nữa. Sẽ có biển chỉ đường vào đền Sóc ở bên tay trái.

Tuong-giong-tu-tren-cao
Tượng Thánh Gióng

Còn nếu các bạn không đi qua Cổ Loa mà đi thẳng đền Sóc thì cũng có 2 sự lựa chọn về đường đi:

Đường đi qua cầu Nhật Tân, không rẽ vào quốc lộ 5 kéo dà. Mà cứ đi thẳng cho đến khi gặp quốc lộ 18 (Phù Lỗ) thì rẽ phải vào quốc lộ 18 một đoạn. Tiếp tục rẽ trái vào quốc lộ 3. Đi thêm 1 đoạn sẽ đến ngã ba có biển chỉ dẫn vào Quần thể di tích đền Sóc.

Đường thứ 2 là đường đi qua cầu Thăng Long về phía sân bay Nội Bài. Đến ngã tư với quốc lộ 18 thì đi theo quốc lộ 18 vòng ra sau lưng sân bay Nội Bài đi theo đường 131. Đến khi gặp quốc lộ 3 thì rẽ trái đi thêm 1 đoạn là đến.

DU LỊCH ĐỀN GIÓNG SÓC SƠN


1. Đền Hạ – Đền Trình

Ngay từ cửa khu Di tích đi vào, các bạn gặp đầu tiên là Đền Hạ. Hay còn gọi là Đền Trình ở phía bên tay trái. Đền thờ một tượng sơn thần bằng đồng nặng 7 tấn đang ngồi, hai tay đặt ở đầu gối. Có nét mặt uy nghi, oai vệ. Theo truyền thyết thì đây là thần Nứa. Vị thần đã cho phép Thánh Gióng chọn nơi đây để bay về trời. Nhân dân tôn xưng ông là “Thánh Thần Vương”. Danh hiệu này được khắc ở trên đỉnh mũ của bức tượng.

Ngoài cửa Đền Trình là một gốc đa cổ thụ bên hồ nước xanh biếc. Dưới gốc đa là tượng những linh vật đang ngồi chầu về phía đền.

Den-Ha-Den-trinh-den-giong-soc-son
Đền Hạ – Đền Trình Sóc Sơn

2. Chùa Đại Bi

Qua Đền Trình theo một con đường lát gạch là đến chùa Đại Bi. Ngôi chùa nhỏ nhưng có lối kiến trúc độc đáo. Với những khung cửa được phủ sơn đỏ. Mái vòm uống cong hai đầu rồi vút lên đẹp mắt, những hàng ngói đỏ phủ rêu cổ kính…

Bên trong ngôi chùa là những hoành phi, câu đối được sơn son thếp vàng lộng lẫy và uy nghiêm.

3. Đền Mẫu

Đối diện với Chùa Đại Bi là Đền Mẫu, nơi thờ mẹ Thánh Gióng. Đây cũng là một ngôi đền nhỏ nhưng có những nét chạm trổ hết sức tinh xảo. Trước cổng đền có dòng chữ “Phù Đổng danh truyền Thiên Thượng Mẫu”.

Phía trong đền có tượng Mẫu với nét mặt hiền từ, khoan dung sơn son thiếp vàng; bên ngoài có giếng Mẫu với màu nước quanh năm xanh ngắt.

4. Đền Thượng

Đi thêm vài bước qua Đền Mẫu là đến Đền Thượng. Con đường với những tượng đá nhỏ khắc hình hươu, nai, ngựa… và những rặng thông hàng trăm năm tuổi, những cây cổ thụ um tùm…
Đền Thượng là ngôi đền cuối cùng trong quần thể 4 công trình nằm dưới chân núi Vệ Linh. Ấn trong những tán lá cây rậm rạp của ngọn núi này.

Đền thờ Đức Thánh Gióng, có nhà Đại Bái và Hậu cung. Trước cửa đền có một đôi ngựa gỗ, tượng trưng cho ngựa sắt mà Thánh Gióng đã cưỡi khi đánh đuổi quân thù. Nhà Đại Bái được trang trí bằng nhiều câu đối, lọng vàng, lọng tía, đôi hạc… Hậu cung thờ Thánh Gióng là một bức tượng khá lớn bằng gỗ trầm hương. Khoác áo bào đỏ, khuôn mặt phương phi. Bên cạnh có 6 vị công thần đã giúp ông đánh thắng giặc. So với Đền Trình và Đền Mẫu thì đền Thượng rộng hơn. Có kiến trức phức tạp hơn, mang đậm lối kiến trúc cổ chủa nhà Phật. Đền có hai tầng mái, các mái đều uốn cong và chạm trổ hình rồng.

5. Nhà bia

Từ chân núi Vệ Linh lên Tượng Đài Thánh Gióng có hai đường đi. Một đường đi từ Đền Thượng lên và một đường đi từ cổng ngoài khu di tích lên. Con đường đi từ cổng lên các bạn sẽ đi qua Nhà bia và có đường rẽ xuống Chùa Non Nước. Nhà bia này hoàn toàn khác với các nhà bia ở các đình chùa khác. Hoàn toàn được xây dựng bằng đá phiến, phần thân nhà vững chãi gắn liền với đỉnh hình chóp nón. Trông xa giống như chiếc mũ sắt của Thánh Gióng năm xưa. Theo người dân nơi đây, nhà bia đã tồn tại hàng trăm năm.

6. Tượng đài Thánh Gióng

Tượng đài Thánh Gióng tọa lạc trên đỉnh núi Đá Chồng. Được khởi công xây dựng vào năm 2008 và khánh thành vào năm 2010. Tượng đài được đúc bằng đồng nguyên chất, có chiều cao11,07m. Độ vươn ra là 16m, nặng 85 tấn, là hình ảnh Thánh Gióng đang cưỡi ngựa bay về trời trong dáng vẻ uy nghiêm, hùng dũng. Đây là công trình chào mừng kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Hiện nay du khách ngoài việc leo bộ lên Tượng đài Thánh Gióng còn có thể đi xe máy hoặc ô tô theo đường mòn từ chân núi lên đỉnh núi.

Tuong-Giong-2
Tượng Thánh Gióng uy nghiêm anh dũng
Tuong-giong
Tượng Thánh Gióng

7. Chùa Non Nước

Từ đường lên Tượng Đài Thánh Gióng cũng có lối rẽ xuống Chùa Non Nước hay từ chân núi cũng có đường vào Chùa Non Nước.

Chùa Non Nước tên chữ là Sóc Thiên Vương Thiền Tự, ở độ cao 110m so với chân núi. Chùa có không gian thiên nhiên khoáng đạt, yên tĩnh. Chùa có tượng Phật Tổ Như Lai bằng đồng đúc liền khối lớn nhất nước ta. Tượng nặng 30 tấn, cao hơn 8m (kể cả bệ đá), đươc đặt chính giữa chùa. Pho tượng là một kiệt tác lớn nhất trong tất cả các pho tượng Phật liền khối ở khu vực Đông Nam Á.

Chua-non-nuoc-den-giong-soc-son
Khung cảnh Chùa Non Nước

Theo các nhà nghiên cứu, chùa Non Nước được xây dựng với thế “Long chầu Hổ phục”. Tựa lưng vào 9 ngọn núi: Đồng Sóc, Đá Đen, Voi Phục, Mũi Cày, Vẩy Rồng, Đá Chồng…

Thiền sư trụ trì ngôi chùa này đầu tiên là Ngô Chân Lưu (933-1011). Năm 971, Ngài được Vua Đinh Tiên Hoàng phong hiệu Khuông Việt Đại sư và là vị Quốc sư đầu tiên của Nhà nước phong kiến Việt Nam. Người phù trợ cho Tam triều Đinh – Tiền Lê – Lý và cùng Thiền sư Vạn Hạnh phù trợ đắc lực đưa Lý Công Uẩn lên ngôi Vua. Mở đầu triều đại nhà Lý – một triều đại có nền văn hóa phát triển rực rỡ nhát thời kỳ phong kiến Việt Nam.

8. Học viện Phật giáo Việt Nam

Trên đường xuống núi, bạn cũng có thể ghé thăm Học viện Phật giáo Việt Nam. Đây là một khu vực lớn với quảng trường, tượng đài, giảng đường, thư viện, bảo tàng, câu lạc bộ, ký túc xá, sân vận động… dành cho việc đào tạo Tăng – Ni trẻ ở bậc cao đẳng, đại học và sau đại học.

Những lưu ý khi tham quan Đền Gióng Sóc Sơn


Nếu bạn tự đi tham quan những khu vực này bằng phương tiện cá nhân thì nên tuân thủ luật lệ giao thông.

Nếu các bạn đi theo hướng quốc lộ 3 thì đường khá hẹp và đông xe, cần di chuyển thận trọng.
Đây đều là những khu vực đền, chùa nên khi tham quan các bạn nhớ ăn mặc lịch sự.

Nếu các bạn định leo bộ lên Tượng đài Thánh Gióng cần chuẩn bị đồ đạc mang theo gọn nhẹ, đi giầy thoải mái, chuẩn bị sẵn nước uống.

Quanh khu vực Cổ Loa hay Đền Sóc có nhiều cây cối um tùm, xanh mát, nhiều hồ nước thơ mộng. Các bạn có thể mang theo đồ ăn để cắm trại ngoài trời nhưng nhớ thu dọn rác trước khi ra về để bảo vệ cảnh quan thiên nhiêng.

Chúc các bạn có một chuyến đi an toàn và ý nghĩa! Hãy chia sẻ trải nghiệm của mình với VIVU nhé!

Xem thêm:

Tô Lan Hương
Tô Lan Hươnghttps://vivu.net
Hai mươi năm sau lúc này, bạn sẽ thấy thất vọng vì những điều mình không làm hơn vì những điều mình đã làm. Mục đích của cuộc đời chính là sống, trải nghiệm đến tận cùng. Háo hức vươn xa, không bao giờ sợ hãi đón nhận những trải nghiệm mới mẻ và phong phú.

Related Stories

spot_img

Khám phá

10 điểm du lịch mùa lúa chín đẹp nhất miền bắc

Xuất phát từ một quốc gia nông nghiệp và một phần không thể tách...

Thảo nguyên Suôi Thầu, Xín mần – đẹp ngất ngây như trong chuyện cổ tích châu Âu

Thảo nguyên Suôi Thầu (Hà Giang) là một trong những thảo nguyên đẹp bậc...

10 địa điểm du xuân đáng đến trong tháng Giêng

Để một năm mới bình an, may mắn, nhiều người thường tìm đến các...

2023 khám phá Nhật Bản, thiên đường của mèo

Nhật Bản được xem như một thiên đường của loài mèo. Người dân đất...

13 địa điểm lãng mạn cho tuần trăng mật ở Singapore trong năm 2023

Dù có diện tích bé nhỏ nhưng Singapore lại có nhiều cảnh quan tuyệt...

Đầu năm 2023 đến ngắm Đài Loan rực rỡ, dung hòa hiện đại và cổ điển

Tháng 1, tháng 2 đầu năm là mùa đông ở Đài Loan. Dù thời...

Danh mục

Bình luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here