Đừng chỉ tới Sapa chỉ để thưởng thức món thắng cố. Sự thật thì vùng đất này có rất nhiều món ăn độc đáo khó tìm ở nơi khác. Cùng nằm lòng các đặc sản Sapa dưới đây để chuyến hành trình trở nên trọn vẹn hơn bao giờ hết.
Cơm lam
Món cơm lam bắt nguồn từ tập tục làm nương rẫy của người vùng cao Tây Bắc. Tận dụng các ống tre, ống nứa có sẵn, dân địa phương dùng nó để nấu cơm trong suốt vụ mùa. Việc nén chặt giúp các hạt cơm trở nên rắn chắc.
Hương thơm tự nhiên từ tre thấm đượm vào chất cơm tạo nên mùi vị chẳng lẫn vào đâu được. Ống được sử dụng không được quá non hay quá già, đủ làm dậy chất ngọt của vị gạo. Quá trình nấu cũng cần đảo liên tục để cơm không bị khét.
Thông thường, người ta hay chấm cơm lam với muối vừng. Phức tạp hết chút thì dùng cơm với xiên thịt nướng. Tất nhiên cái ngọt thơm vốn có của nó cũng bị giảm bớt phần nào.
Giá trung bình: 80.000 đồng/1 bó/10 ống. |
Cá suối nướng
Khác với cái mềm như tan trong miệng của cá miền xuôi, cá suối nướng đem tới kết cấu khác biệt hơn cả. Khi cho vào đầu miệng, lớp ngoài giòn rụm nhai ban đầu dần chuyển sang phần thịt mềm, chắc bân trong. Đặc biệt, cá không quá tanh nên cũng không cần tẩy rượu, chanh cầu kỳ.
Tất cả điều này đến từ môi trường sống của cá. Đặc sản Sapa nổi tiếng hơn cả ở độ cao 2000m, nơi có đồi núi trùng điệp với các con suối len lỏi. Những dòng cuốn dữ dội buộc chúng phải nhanh chóng thích nghi.
Thêm vào đó, cá suối cũng không chắc mẩm mà chỉ nhỏ cỡ 2-3 ngón tay. Chỉ cần kẹp que nướng thêm chút gia vị là đã đủ để cho bao người gật gù tán dương.
Giá trung bình: 120.000 đồng/1 đĩa. |
Muối chẩm chéo
Muối chẩm chéo là thứ gia vị đặc trưng của miền núi Tây Bắc. Nó có hương vị mằn mặn, cay cay độc đáo chẳng thể tìm thấy ở bất kỳ thứ gia vị miền xuôi nào. Mới đầu người ăn có thể chưa quen vị nhưng sau sẽ thấy chẳng đặc sản Sapa nào thiếu đi được hương vị này.
Một điểm độc đáo nữa của gia vị này là thực vật chiếm hơn phân nửa thành phần. Để tạo ra hương vị chẩm chéo chính hiệu, người làm phải trộn mắc khén, tỏi, ớt, lá chanh, muối, gừng. Các nguyên liệu cần được rang hoặc phơi khô trước khi đem giã. Thế thành phẩm mới khô ráo, bảo quản được lâu.
Không chỉ dùng để chấm hoa quả, đặc sản Sapa này còn dùng cho đồ nướng, tái, xôi, đồ luộc,… Thiếu nó là món ăn núi rừng cũng như mất đi một phần thú vị.
Giá trung bình: 60.000 đồng/ 500 gam. |
Tương ớt Mường Khương
Tương ớt Mường Khương không chỉ đơn giản là ớt và tỏi. Nó được tạo nên từ gần chục loại gia vị như rau mùi, hạt thì là, quế, hạt dồi, rượu,… Tỷ lệ pha trộn tùy thuộc vào người pha chế. Tất cả hòa quyện tạo nên phong vị kích thích, nhất là khi kết hợp với các đặc sản Sapa khác.
Trong các loại tương ớt Mường Khương, sản phẩm làm từ ớt tươi nguyên vỏ được nhắc tới nhiều nhất. Cái thức quả nhỏ xinh, cay đậm, nồng đã tạo nên hương vị đậm đà cho đồ chấm này.
Và sẽ còn tuyệt hơn nữa khi bạn thưởng thức nó ngay tại Sapa vào những ngày đông. Giữa phiên chợ vùng cao ngày se lạnh, hãy tìm tới một quán xiên nướng, chấm thịt với tương ớt Mường Khương nhé.
Giá trung bình: 35.000-45.000 đồng/1 chai. |
Bánh ngô
Vùng núi Sapa không chỉ nổi tiếng bởi gạo nếp nương hay hoa quả. Địa điểm này còn thu hút du khách bởi những cánh đồng ngô trải dài. Vì vậy, làm sao có thể bỏ qua món bánh ngô vàng ươm, thơm lừng ở nơi đây.
Nếu bị ngấy bởi thức bánh chiên, bánh ngô Sapa là sự lựa thanh nhẹ hơn cả để thưởng thức trọn vẹn hương vị của loại lương thức này.
Món bánh này cũng không quá cầu kỳ. Người làm chỉ cần băm nguyễn ngô rồi trải đều trên lớp lót lá. Tất cả bánh được đặt trên chảo nóng và nướng chín. Bánh ngô có vị ngọt, dẻo với mùi thơm đậm. Khi thưởng thức, người dùng chỉ cần bóc vỏ, không phải chấm hay dùng chung với thức kèm.
Giá trung bình: 10.000 đồng/1 cái. |
Thịt trâu gác bếp
Khi nói tới đặc sản Sapa, làm sao có thể bỏ qua món thịt trâu gác bếp độc đáo. Cùng là món ăn hun khói nhưng thức ăn này lại chẳng mềm mại như thớ thịt hun khói của phương Tây. Để thưởng thức, bạn buộc bạn phải xé từng miếng nhỏ tảng thịt rắn chắc này.
Đừng để hương vị ban đầu của thịt trâu gác bếp đánh lười. Càng nhai bạn sẽ càng nhận được vị ngọt thịt trên đầu lưỡi. Hương thơm thịt thì khỏi phải bàn! Cái mùi gia vị ướp cầu kỳ quyện mùi hun khói chắc chắn sẽ gây ấn tượng cho bạn ngay khi vừa đưa gần miệng.
Đặc biệt, món ăn này để được rất lâu. Bạn có thể mua ở nửa cuộc hành trình mà không lo hỏng khi mang về.
Giá trung bình: 700.000-800.000 đồng/1 cái. |
Mứt mận Sapa
Mứt mận là món ăn khá cầu kỳ và tỉ mẩn. Để chế biến món ăn này, người ta phải chọn lựa, rửa sạch rồi xao đường. Riêng việc tách hạt cũng đã tốn không ít thời gian công sức của người làm.
Tất cả hương vị thơm ngọt nhất của rừng núi Sapa đều được kết tinh trong mons ăn này. Hãy thử và cảm nhận một đặc sản vừa quen vừa lạ nơi bạt ngàn.
Giá trung bình: 100.000 đồng/ 1 kg. |
Rau cải mèo
Đặc sản Sapa này nổi bật với màu xanh mướt cùng phần lá dài. Trên từng chiếc lá được phủ lớp lông nhỏ, đường viền sắc cạnh. Dù nhiệt độ xuống thấp, cây vẫn sinh trưởng tốt.
Vị rau cải mèo Sapa xen lẫn giữa cái ngọt và đắng. Càng nhai kỹ nước rau càng ngọt. Do phần cẵng nhiều, rau khá giòn, phù hợp để nấu, luộc hoặc xào. Cầu kỳ chút thì thêm nấm, thịt, gừng, tỏi,…
Điều đặc biệt là dù thái nhỏ thì cái kết cấu giòn, cứng của rau cũng thay đổi quá nhiều. Dù lỡ tay đun hơi lâu, rau cũng không bị quá nhũn hay nát như miền xuôi. Rau còn để được lâu hơn và không đắt đỏ chút nào.
Giá trung bình: 20.000 đồng/1 bó. |
Măng vầu
Sau mỗi trận mưa lún phún, hầu hết người dân Sapa lại nhắc nhau về hương vị đậm đà của măng vầu. Từ già tới trẻ lại rủ nhau đi đào về nấu hoặc buôn ở chợ phiên.
Cũng như nhiều đặc sản vùng cao khác, măng vẩu có vị đăng đắng đặc trưng. Măng càng già thì vị này càng rõ. Và tất nhiên cái vị đậm đà, độ chắc của đặc sản này cũng nhỉnh hơn “người anh em đồng bằng.
Món măng nổi tiếng nhất ở Sapa là măng vầu nướng chấm muối ớt. Măng vầu già ngon nhất là luộc chấm mẻ chua. Sang hơn thì chưng với cá, xào với củ kiệu chua.
Giá trung bình: 200.000 đồng/1 kg. |
Mầm đá
Ấy! Đấy không phải món tương huyền thoại của Trạng Quỳnh dưới xuôi đâu. Bạn cũng không cần nhịn tới nửa ngày để thưởng thức bữa ăn này.
Thực tế, đấy là loại rau cải đặc biệt của đất Sapa. Cây sinh trưởng từ tháng 11 tới tháng 44 năm sau. Mầm đá có vị ngọt xen chút đắng, xào hay nấu đều được. Tuy nhiên, rau khó để được lâu nên cần luộc trong 2-3 sau khi mua về.
Điều đặc biệt nhất của mầm đá là trọng lượng siêu nặng. Một cây cải này thường nặng 1-2kg. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng phải bỏ tới hơn trăm nghìn chỉ để thưởng thức món ăn này.
Giá trung bình: 50.000 đồng/1 kg. |