Cái tên bánh trứng kiến khiến không ít người e ngại nhưng lại là đặc sản trứ danh của dân tộc Tày. Ngay từ miếng đầu tiên, ai cũng sẽ nhanh chóng ấn tượng với cái dẻo, thơm, béo rất độc đáo.
Câu chuyện khởi đầu của bánh trứng kiến
Bánh trứng kiến trong tiếng Tày còn được biết tới với cái tên “pẻng rày”. Tuy nhiên, không phải thời gian nào du khách cũng có thể thưởng thức được món ăn này. Phải tới tháng 4, 5, bà con Tày mới lựa thời gian kiến đen rừng sinh trưởng mạnh để thu hoạch.
Từ xưa, người Tày vẫn truyền nhau về câu chuyện một gia đình kén rể với điều kiện lễ vật là món bánh ngon, lạ.
Trai bản đưa nhau tìm cách chế biến, trong đó có một chàng trai nghèo. Không có tài sản mua đồ quý hiếm, anh bèn vác dao lên rừng và phát hiện tổ kiến trắng tinh.
Từ đó, anh chợt nảy ra ý tưởng rang trứng kiến làm nhân bánh, gạo nếp bột bánh, lá vả bọc ngoài.
Thứ bánh có phần đơn giản ấy đã giúp anh lấy được vợ đẹp. Đó cũng là lý do món bánh này thường xuất hiện trong dịp lễ đặc biệt của dân tộc Tày.
Thực tế, cái tên kỳ lạ này khiến không ít du khách chần chừ phút ban đầu. Chưa kể tới vẻ ngoài có phần “ảm đạm” với sắc trắng và xanh ngà.
Nhưng cái dẻo, thơm từ vỏ bánh, man mát từ lá cây và giòn, ngậy của trứng chắc chắn sẽ khiến bất kỳ ai không khỏi gật gù thích thú đó.
Bí quyết chọn trứng kiến cho đặc sản “thần sâu”
Vào cuối xuân, đầu hè, người dân thường lên rừng để tìm trứng kiến. Tuy nhiên, không phải trứng loài kiến nào cũng dùng được. Chỉ có loài kiến to gấp 4-5 lần kiến thường, đuôi nhọn, sống trên cây vầu, xoan, quề, găng, ngõa mới cho được loại trứng lành nhất.
Trứng kiến trên tổ này có mùi trắng kem, than mẩy, to cỡ hạt gạo. Trứng có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhiều chất béo, đạm. Song nguyên liệu này rất dễ nát. Do đó, người chế biến cần cẩn thận, điều chỉnh độ lửa vừa, đảo nhẹ để trứng không bị nát, chảy.
Lấy trứng kiến cũng không phải chuyện đơn giản. Trước đó, người ta cần chuẩn bị một số đồ nghề chuyên dụng. Quá trình thực hiện cần thật cẩn thận, khéo léo để trứng không rơi rụng hay bị kiến đốt.
Ngoài làm bánh, người Tày còn dùng trứng kiến để làm nhiều món đặc sắc khác như xôi trứng kiến, rượu ngâm trứng kiến, nộm trứng kiến,…
Tùy vào kích thước tổ mà lượng trứng thu được nhiều hay ít. Trung bình tổ lấy được 1 bát, lúc nhiều thì 3-4 bát.
Lá vả: Trở bóc phần này khi ăn bánh trứng kiến
Phần bọc ngoài bánh trứng kiến không thể thiếu lá cây vả. Người dân tộc Tày cũng gọi loài cây này với cái tên thân thương “bâư nỏa”. Để gói trọn chiếc bánh, lá cũng phải đủ to, mềm. Lá càng thơm thì bánh càng đượm mùi.
Lá vả ngon nhất là loại tẻ, không quá già hay quá non. Lá vả quá già lại quá dai, khó nhai nuốt, hương đặc trưng cũng vơi đi ít nhiều. Trái lại, bánh quá non lại dễ nát, cầm dễ bị dính tay, vị cũng chưa đủ đượm. Lá vả cần được rửa sạch, tước gân, cuống lá ở mặt dưới.
Khi ăn bánh, người dùng cũng không cần bóc mà ăn chung với lá luôn. Cảm giác man mát này có tác dụng giải nhiệt rất tốt.
Cách làm bánh trứng kiến chuẩn dân tộc Tày
Muốn làm bột bánh ngon, người ta phải chọn loại nếp nương, hạt gạo hứng nhiều tinh hoa nhất của trời mấy. Một chút bột gạo tẻ được pha thêm để bánh dẻo vừa đủ, không bị nát.
Gạo nếp được ngâm qua đêm để mềm hơn. Song chớ để quá 12 tiếng làm bột lên men, chua gạo. Sau đó, người ra sẽ rửa sạch gạo, để ráo rồi đem xay nhuyễn trong cối đá, ép chảy nước.
Bột tiếp tục được đặt xuống mâm, dát thành miếng mỏng cỡ 0.5cm, to bằng bàn tay. Tuyệt đối không được dàn tới tận mép lá. Khi lá chín, phần viền sẽ xoăn lại khiến phần bột dư tràn ra.
Trứng kiến sau khi mang về được rửa sạch. Sau khi ráo nước, người ta phi hành khô rồi cho trứng vào, thêm chút muối tới khi dậy mùi thơm nồng.
Nhân càng nhiều trứng kiến thì bánh càng đậm đà. Tuy nhiên, loại bánh này thường rất hiếm, giá cũng rất đắt. Thường người ta sẽ bày bán bánh có nhân trộn chung với thịt lợn, hành khô, lạc, vừng băm nhỏ.
Ở một số nơi, người làm sẽ cho thêm củ kiệu thái nhỏ. Kiệu được cho vào lúc chảo mới nóng rồi mới thêm trứng kiến đảo chín rồi bắc xuống.
Sau khi làm xong, người ta rắc nhân trứng vừa làm vào giữa. Tiếp tục cho thêm lớp bột rồi gói lại bằng lá vả. Bánh và lá cần gói sao cho kín để không bị hở, vỡ khi hấp lên.
Bánh hấp khoảng 30-50 phút là chín. Sau khi để nguội bớt, bánh được cắt thành những miếng vừa tay cầm.
Cảm nhận về hương vị bánh trứng kiến
Ngay từ miếng cắn đầu tiên, người dùng sẽ cảm nhận được hương thơm đặc trưng của lá vả. So với lá chuối, lá dong, hương thơm của nó vừa đủ để tôn lên vị trứng kiến thay vì lấn át. Điều này cũng góp phần không nhỏ cho hương vị thanh tao của bánh, ăn bao nhiêu cũng không ngán.
Tiếp đến là khối bột bánh mịn màng. Do được làm bằng nếp nương, phần vỏ bánh cũng thơm, dẻo quánh hơn. Quyện thêm phần nhân trứng giòn, thơm, béo tạo nên sự hòa quyện của nhiều cấp bậc. Quả là “rượu chưa say, lòng tự say”.
Là món ăn dân dã, cách tốt nhất hiểu thấu được món bánh trứng kiến là thưởng thức cái bản chất. Đừng để vẻ ngoài hay cái tên của nó “đánh lừa” bạn. Nếu có dịp ghé Cao Bằng vào đầu hè, hãy ghé qua bất kỳ phiên chợ hay cửa hàng Cao Bằng nào để nếm thử hương vị đặc sản này.
Gợi ý xem thêm: