Bảo tàng gốm Bát Tràng – Địa điểm check-in mới toanh ở Hà Nội

Bát Tràng là một địa điểm không hề xa lạ với những người đã và đang sinh sống tại Hà Nội. Bạn yêu những nét văn hóa sâu sắc của các làng nghề; và không thể cưỡng lại trước sức hút của những công trình kiến trúc độc đáo. Thì bảo tàng gốm Bát Tràng chính là điểm đến lý tưởng cho bạn. Hãy cùng theo chân VIVU đến khám phá địa điểm check-in siêu mới tinh này nhé!

Sự ra đời bảo tàng gốm Bát Tràng

Bát Tràng từ lâu đã là một làng nghề truyền thống nổi tiếng; với các mặt hàng gốm sứ và đất ung ở miền Bắc nói riêng và trên cả nước nói chung. Tuy nhiên, khi xã hội ngày một phát triển; các ngành công nghiệp hiện đại ra đời đem đến những nguồn thu nhập khổng lồ. Thì những làng nghề, điển hình như làm gốm; với mức thu nhập hạn hẹp đang dần bị mai một và thất truyền.

bao-tang-gom-bat-trang

Trước sự thật đau buồn ấy, chị Hà Thị Vinh – giám đốc công ty TNHH gốm sứ Quang Vinh; con cháu đời thứ 15 của dòng họ làm gốm lâu nhất ở Bát Tràng; đã quyết định dành dụm gần bộ gia tài. Với mức đầu tư lên tới 150 tỷ đồng để xây dựng công trình; được gọi là “trung tâm tinh hoa làng nghề Việt”. Để tôn vinh tổ nghiệp quê hương và bảo tồn; giữ gìn những giá trị tinh hoa văn hóa của làng nghề làm gốm.

Lấy cảm hứng từ hình ảnh bàn xoay động, như quá trình người thợ chuốt khối đất sé; thổi hồn thành tác phẩm. Hình khối công trình là kết quả 7 bàn xoay gốm đấu vào nhau. Ngoài ra, tôn trọng nét mộc mạc, bình dị của làng gốm; các vật liệu địa phương như gạch nung và ngói Bát Tràng được sử dụng triệt để. 

 Bảo tàng gốm Bát Tràng ở đâu?

Công trình này được xây dựng trên một khu đất rộng 3,700 m2. Trên số 28 nhìn ra dòng kênh Bắc Hưng Hải ở thôn 5, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Chỉ cách làng gốm Bát Tráng vài mét và cách trung tâm thủ đô khoảng 20km. Vào năm 2018, dưới sự thiết kế của kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào; một người luôn có rất nhiều những ý tưởng sáng tạo độc đáo.

bao-tang-tong-the

Sau 3 năm xây dựng, bảo tàng gốm Bát Tràng dự đoán sẽ được đưa vào vận hành trong tháng 6/2021, để trưng bày các sản phẩm làng nghề, kết nối và phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn xa ra tầm thế giới. Vì vậy, nơi đây hứa hẹn là một điểm đến hút khách bậc nhất Hà Nội trong hè này.

Lịch sử làng gốm Bát Tràng theo sử sách và câu chuyên dân gian

Theo sử sách ghi lại thì thời gian hình thành làng gốm Bát Tràng được tính vào khoảng thế kỷ 14 – 15.

Dư địa chí của Nguyễn Trãi có ghi chép lại “Làng Bát Tràng làm đồ chén bát”; “Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Huê Cầu thuộc huyện Văn Giang. Hai làng này đều cung ứng đồ cống cho Trung Quốc; là 70 bộ bát đĩa và 200 tấm vải thâm”…

Theo những câu chuyện kể dân gian được truyền lại lịch sử Bát Tràng; được hình thành trước khi có ghi lại trong sử sách. Do 3 vị thái học sinh trên đường đi sứ Bắc Tống đã học được các kỹ thuật làm gốm của người dân nơi đây; và truyền lại cho người dân tại nước ta.

lang-gom

Trong gia phả của nhiều dòng họ tại Bát Tràng; cũng ghi lại những dấu ấn lịch sử hình thành làng nghề Bát Tràng. Sự xuất hiện của các sản phẩm gốm sứ trong đời sống của người dân; với những loại hoa văn, họa tiết màu men khác nhau. Điều này cũng đã được những nhà khảo cổ hiện đại xác nhận; qua các dấu tích của các lớp đất nung; và mảnh gốm tìm thấy được ở các vùng Thanh Hóa, Ninh Bình…

Thời kỳ phát triển hưng thịnh của làng gốm Bát Tràng

Vào thế kỷ 15 và 16, nhà Mạc áp dụng chính sách cai trị cởi mở; khiến cho giao thương hàng hóa được phát triển. Các sản phẩm đồ gốm Bát Tràng cũng có cơ hội lưu thông rộng rãi trong cả nước. Người sử dụng chủ yếu vẫn là giới quý tộc, hoàng thất,… trải dài khắp các vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

am-chen
OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Sang đến thế kỷ 16 – 17, khi các nước Tây Âu tràn sang khu vực châu Á; lại càng khiến cho hoạt động kinh tế, giao thương trở lên sôi động hơn nữa. Đặc biệt là sự ra đời của nhà Minh (Trung Quốc); cùng với chính sách cấm tư nhân buôn bán với nước ngoài. Lại càng khiến cho hoạt động xuất khẩu đồ gốm Bát Tràng sang các nước như Nhật Bản; có cơ hội được phát triển và du nhập vào cuộc sống của người dân nơi đây.

Thế kỷ 15 – 17 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất trong lịch sử hình thành của làng gốm Bát Tràng; và của ngành gốm xuất khẩu của nước ta. Trong đó Bát Tràng là nơi đóng vai trò quan trọng nhất.

Xem thêm: Có một mùa hoa sưa nở trắng khắp phố phường Hà Nội

bao-tang-gom-bat-trang

Kiến trúc có 1 – 0 – 2 của bảo tàng gốm Bát Tràng

Ấn tượng đầu tiên mà bảo tàng gốm Bát Tràng đem đến cho du khách là 7 xoáy ốc khổng lồ. Lấy ý tưởng từ những bàn xoay vuốt gốm, với những mặt cong đa diện uốn lượn mềm mại, tự do. Và quấn quýt lấy nhau, tạo thành một “kiệt tác” độc nhất vô nhị.

Đến khi bước đến gần nhìn từ dưới lên, dù những đường xoắn ốc ấy chẳng có gì thay đổi; nhưng ta lại có cảm giác như đang lạc đến hẻm núi Siq; nơi có lối vào thành cổ Petra nổi tiếng thế giới ở Jordan. Còn khi nhìn từ phía sông sang thì nó lại như dòng chảy dữ dội của sông Hồng. Khi mùa phù sa về, khiến ai cũng phải trầm trồ, ngỡ ngàng không thôi.

bao-tang-gom-bat-trang

Để làm nên được “lớp vỏ” độc đáo ấy, những người thợ đã phải sử dụng bê tông cốt thép; sợi tuyến tính mỏng. Có tải trọng không lớn nhưng lại có thể chịu được lực một cách rất hiệu quả. Đồng thời, các vật liệu truyền thống của Bát Tràng như: gạch gốm cổ truyền; gạch men mosaic và ngói nung…cũng được tận dụng một cách tối đa. Để tạo nên màu sắc “chân thực” nhất cho bảo tàng Gốm Xoay.

Xem thêm: Tháng 3 về Hà Nội ngắm hoa gạo đỏ rực trời

Thiết kế vững chãi và đặc biệt

Đặc biệt, vì lấy nguyên mẫu của gốm nên tòa nhà được thiết kế to dần lên trên; nhưng do được thiết kế hợp lý nên vô cùng chắc chắn và vững chãi. Thậm chí, những “làn sóng” ấy không chỉ mang ý nghĩa về mặt hình ảnh; mà còn có công năng sử dụng rất hữu ích như: làm giá bục bày gốm; làm cầu thang để đi lên các tầng trên…

check-in-bao-tang

Hơn nữa, do công trình kết cấu 3 tầng đồ sộ, nên du khách có thể sẽ phải mất khá nhiều thời gian; mới có thể chiêm ngưỡng được hết. Theo đó, tầng 1 là một “quảng trường Gốm”; nơi dành riêng cho các nghệ sĩ trưng bày những “đứa con quý giá” của mình. Qua đó kết nối khách tham quan với các nghệ nhân. Bên cạnh đó, do không gian mở ở đây rất rộng; nên rất thích hợp cho các chương trình, sự kiện lớn hay các festival văn hóa cổ truyền…

Không chỉ đơn giản là bảo tàng chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật

Tầng 2 và tầng 3 – khu trung tâm của bảo tàng gốm Bát Tràng thì chuyên để trưng bày các sản phẩm gốm nghệ thuật; xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển làng gốm Bát Tràng. Gồm các dòng men từ cổ đến hiện đại, với sự thay đổi về màu sắc; hình dáng và các họa tiết trang trí trên gốm…giúp du khách có cái nhìn tổng quan về lịch sử làng nghề.

ben-trong-bao-tang

Bật mí, tại đây du khách không chỉ được chiêm ngưỡng; mà còn có thể mua hoặc thực hiện đấu giá các sản phẩm mang tính nghệ thuật cao nữa đấy.

buc-tuong-trung-bay-trong-bao-tang

Tầng trên cùng – tầng thượng được xem là khu vực đặc biệt nhất tại bảo tàng gốm sứ Bát Tràng. Bởi nó giống như một quán cà phê ngoài trời với quy mô lớn. Nơi nơi đều được đặt những chậu cây xanh mướt theo từng mùa; giúp du khách có thể thoải mái thả hồn theo mây trời.

Đứng đây mà phóng tầm mắt nhìn ra dòng sông Bắc Hưng Hải hiền hòa phía trước; tận hưởng những làn gió mát lạnh thì đảm bảo bao mệt mỏi; áp lực sau những ngày làm việc vất vả cũng đều bị đánh bay hết thôi.

Xem thêm: Kinh nghiệm khám phá Việt Phủ Thành Chương

bao-tang-gom-bat-trang

Bảo tàng gốm Bát Tràng xây dựng các không gian trình diễn nghệ thuật

Không chỉ vậy, bảo tàng làng nghề gốm Việt này còn có cả khu vực dành cho các không gian trình diễn văn nghệ; khu thương mại, nhà hàng ẩm thực và các phòng nghỉ của các chuyên gia, nghệ nhân…để du khách có thể tận hưởng một chuyến tham quan tuyệt vời và đáng nhớ nhất. Thế mới thấy, để xây lên công trình này; những người thợ đã phải tâm huyết và kỳ công đến như thế nào.

check-in-bao-tang.2

Có thể nói, với những giá trị tuyệt vời về kiến trúc và văn hóa truyền thống quý giá, bảo tàng gốm Bát Tràng chính là một trong những điểm đến tuyệt vời nhất mà các bạn không thể bỏ qua tại ngoại thành Hà Nội. Hãy ghé thăm nơi đây và lưu lại những bức ảnh vô cùng xinh xẻo nhé! Đừng quên chia sẻ hành trình của mình với VIVU các bạn nhé! Chúc các bạn có một chuyến đi đầy thú vị!

Tô Lan Hương
Tô Lan Hươnghttps://vivu.net
Hai mươi năm sau lúc này, bạn sẽ thấy thất vọng vì những điều mình không làm hơn vì những điều mình đã làm. Mục đích của cuộc đời chính là sống, trải nghiệm đến tận cùng. Háo hức vươn xa, không bao giờ sợ hãi đón nhận những trải nghiệm mới mẻ và phong phú.

Related Stories

spot_img

Khám phá

10 điểm du lịch mùa lúa chín đẹp nhất miền bắc

Xuất phát từ một quốc gia nông nghiệp và một phần không thể tách...

Thảo nguyên Suôi Thầu, Xín mần – đẹp ngất ngây như trong chuyện cổ tích châu Âu

Thảo nguyên Suôi Thầu (Hà Giang) là một trong những thảo nguyên đẹp bậc...

10 địa điểm du xuân đáng đến trong tháng Giêng

Để một năm mới bình an, may mắn, nhiều người thường tìm đến các...

2023 khám phá Nhật Bản, thiên đường của mèo

Nhật Bản được xem như một thiên đường của loài mèo. Người dân đất...

13 địa điểm lãng mạn cho tuần trăng mật ở Singapore trong năm 2023

Dù có diện tích bé nhỏ nhưng Singapore lại có nhiều cảnh quan tuyệt...

Đầu năm 2023 đến ngắm Đài Loan rực rỡ, dung hòa hiện đại và cổ điển

Tháng 1, tháng 2 đầu năm là mùa đông ở Đài Loan. Dù thời...

Danh mục

Bình luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here