Bật mí những sự thật thú vị về đảo Dokdo

Dokdo – Theo cách gọi của Hàn quốc hay Takeshima theo cách gọi của Nhật Bản (với tên gọi quốc tế Liancourt) là tên gọi quốc tế của một nhóm đảo nhỏ nằm giữa Hàn Quốc và Nhật Bản, cách đảo Honshu của Nhật Bản và phía đông nam của bán đảo Triều Tiên khoảng 220 km. Liancourt đang ở trong trạng thái tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Hiện nay, Hàn Quốc là quốc gia đang duy trì sự kiểm soát trên thực tế đối với toàn bộ nhóm đảo này.

Hàn Quốc gọi nhóm đảo là Dokdo hay Tokdo (독도/獨島, âm Hán-Việt: Độc đảo) có nghĩa là "Hòn đảo đơn độc" trong khi Nhật Bản gọi đảo Liancourt là Takeshima (たけしま/竹島, âm Hán-Việt: Trúc đảo). 

Đôi nét về đảo Dokdo

Tên quốc tế của đảo Liancourt được lấy từ Le Liancourt, tên một ngư thuyền săn cá voi của Pháp suýt đắm ở vùng đá ngầm của nhóm đảo này vào năm 1849. Trong tiếng Anh và theo một số bản đồ cũ còn ghi tên Hornet Rocks (1855) cho nhóm đảo này trong khi thư tịch hải hành của Nga đặt tên Manala và Olivutsa cho đảo Liancourt.

Dokdo / Takeshima  nằm án ngữ biển Nhật Bản nên có vai trò vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng đối với cả hai phía Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngoài ra khu vực Liancourt là một nguồn ngư sản dồi dào và có tiềm năng lưu trữ lượng lớn khí đốt sâu trong lòng đất.

Hiện nay hòn đảo đang nằm dưới sự kiểm soát của Hàn Quốc, Cư dân trên đảo ngoài hai người dân Hàn Quốc sống thường xuyên trên đảo làm nghề đánh bắt cá còn có 37 cảnh sát Hàn Quốc (독도경비대/獨島警備隊) cũng tạm trú tại đây để làm nhiệm vụ bảo vệ. Bên cạnh đó còn có 3 viên chức của Bộ Hải dương và Ngư nghiệp Hàn Quốc và 3 nhân viên giữ tháp hải đăng sống luân phiên trên đảo. Trong quá khứ, một số ngư dân cũng tạm trú trên đảo.

Nguồn gốc hình thành

Dokdo Island là quần đảo được tạo thành từ các đảo đá nhỏ nằm trên biển Đông. Đảo hình thành bởi các dung nham phun lên từ độ sâu 2000m dưới lòng biển rồi đông cứng lại. Theo tiếng Nhật, đảo Dokdo có tên là Takeshima hay Trúc đảo. Trên bản đồ quốc tế Takeshima có tên là Liancourt Rocks, còn Hàn Quốc gọi là đảo Dokdo – Độc đảo)

Quần đảo Takeshima/ Dokdo có hai hòn đảo đá là đảo Đông và đảo Tây cùng các động đá ngầm và 89 mỏm đá khác như: mỏm đá hình ngọn nến, mỏm đá hình con voi, động đá hình ba anh em… Nhắc đến Dokdo Island chắc chắn không thể bỏ qua món Tôm Dokdo “đắt xắt ra miếng”, đây được coi là đặc sản đắt giá tại đây. 

Ai là chủ sở hữu đảo Dokdo?

Vào thời Nhật trị năm 1905, đảo Dokdo nằm dưới sự quản lý của Hàn Quốc nhưng Nhật Bản vẫn sáp nhập khu vực này vào vùng lãnh thổ Nhật Bản. Kết thúc Thế chiến II, phát xít Nhật bị đánh bại bởi chủ nghĩa quân phiệt,các nước chiến thắng quyết định chuyển giao đảo này cho Liên bang Xô-viết. 

Năm 1951, tại hội nghị quốc tế ở San Francisco, Nhật Bản chính thức từ bỏ quyền đối với các đảo ở dãy đảo Nam Kuril trong đó có đản Dokdo. Ngày 02/02/1946, Hội đồng Xô-viết tối cao của Liên Xô cũ đã xác nhập các đảo này vào vùng chủ quyền thuốc Liên bang Xô-viết. 

Vào năm 1952, Lee Sung Man – Tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc đã xác lập chủ quyền đối với quần đảo Dokdo/ Takeshima. Đảo này hiện nay do chính quyền Hàn Quốc kiểm soát, trên cơ sở theo Hiệp ước Hòa bình San Francisco năm 1951. Cụ thể cho quyền quản lý thuộc về Bộ Địa chính và Giao thông Hàn Quốc và được Cục Di sản văn hóa Hàn Quốc công nhận là Di sản thiên nhiên số 336 vào tháng 11/1982.

Về phía Nhật Bản, những năm gần đây chính phủ xứ Phù Tang đòi trả lại các đảo này và đứa các các các tài liệu lịch sử, cho thấy rằng trong một số năm các đảo này gắn với Đế chế Nippon. Tuy nhiên, luật biển quốc tế hiện nay không thừa nhận những căn cứ như vậy khi công nhận chủ quyền của một quốc gia nào đó. 

Tranh chấp đảo Dokdo giữa Hàn Quốc và Nhật Bản 

Động thái của chính phủ Nhật Bản

  • Tuyên bố chủ quyền đảo Dokdo

Ngày 16/03/ 2005, chính quyền tỉnh Shimane thuộc Nhật Bản bất ngờ ra tuyên bố rằng Dokdo Takeshima, hòn đảo nằm ở phía cực Đông Hàn Quốc là thuộc chủ quyền của mình. Đồng thời, thông báo lấy ngày này là “Ngày Takeshima” để tổ chức lễ kỷ niệm mỗi năm nhằm mục đích khơi dậy sự chú ý của dư luận trong nước về hòn đảo này. 

Sự kiện chính quyền tỉnh Shimane đơn phương tuyên bố sáp nhập đảo Dokdo vào địa phận của tỉnh này chính thức “khơi mào” cho cuộc chiến chủ quyền đảo Takeshima.

  • Cuộc chiến chủ quyền trên Sách Giáo Khoa

Năm 2008, bộ SGK chương trình Tiểu học phiên bản mới của Nhật đã đề cập đến quần đảo Takeshima/Dokdo như là lãnh thổ có chủ quyền của nước này và đưa ra luận điểm Hàn Quốc đã xâm chiếm một cách bất hợp pháp, bất chấp Hàn Quốc triệu hồi đại sứ Hàn Quốc tại Nhật về nước để phản đối. Nhật Bản cũng khẳng định quần đảo Dokdo/ Takeshima là lãnh thổ cố hữu của Nhật Bản trong SGK của bậc học cấp 3 tại quốc gia này. 

Năm 2014, Nhật Bản tiếp tục tiến “cải cách” nội dung SGK một lần nữa, tiếp tục “Dokdo là lãnh thổ không thể tách rời của Nhật Bản” đồng thời lên tiếng“không công nhận tồn tại tranh chấp tại quần đảo Senkaku”. SGK Nhật ghi rằng việc tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Senkaku là hoàn toàn không có căn cứ.

Thậm chí khi phát biểu trên AFP, Bộ trưởng Giáo dục Hakubun Shimomura đã khẳng định: “Trên quan điểm giáo dục, chắc chắn một quốc gia sẽ dạy cho trẻ em nước mình về những vùng lãnh thổ không thể tách rời”.

Động thái của Chính phủ Hàn Quốc

Các cuộc tập trận tại đảo

Năm 2019, Hàn Quốc tổ chức cuộc tập trận quân sự tại vùng biển gần quần đảo Dokdo mà Nhật Bản gọi là Takeshima nhằm chuẩn bị đối phó các tình huống tàu nước ngoài xâm phạm vào lãnh hải nước này, giữa bối cảnh căng thẳng ngoại giao leo thang với Nhật Bản.

Các cuộc tập trận thường kéo dài trong 2 ngày với sự tham gia của các lực lượng gồm: Lục quân, Hải quân, Không quân cùng nhiều tàu chiến và máy ban chiến đấu. Hàn Quốc đã tiến hành thực hiện các cuộc tập trận này từ năm 1986, định kỳ 2 lần mỗi năm. 

Cuộc chiến Sách Giáo Khoa đáp trả chính phủ Nhật

Ngay khi chính phủ khẳng định chủ quyền quần đảo Dokdo/ Takeshima, Hàn Quốc ngay lập tức ăn miếng trả miếng khi ban hành chương trình học thêm về quần đảo Dokdo do Seoul kiểm soát. Chương trình giáo khoa nước này quy định học sinh tiểu học và trung học Hàn Quốc bắt buộc phải học khoảng 10 giờ về quần đảo Dokdo trong mỗi năm học. Đồng thời trẻ em tiểu học xứ kim chi khi bước vào lớp 1 sẽ được học hát ca khúc 독도는 우리땅 tạm dịch theo tiếng Việt có nghĩa Dokdo là đất nước của chúng ta.

Xây dựng bảo tàng Dokdo

Chính phủ Hàn Quốc nhanh chóng xây dựng Bảo tàng Dokdo là nơi lưu trữ các tài liệu, văn bản và video về lịch sử, tài nguyên về quá trình thay đổi của hòn đảo này. Bảo tàng cũng thực hiện chức năng tổ chức các buổi hội họp và tập huấn về phong trào gìn giữ chủ quyền biển đảo Dokdo Hàn Quốc.

Tặng quà có hình ảnh đảo Doko cho đại sứ quán các nước

Văn phòng tổng thống Hàn Quốc đã gửi hộp quà gồm rượu truyền thống cùng một số món đồ khác tới các đại sứ nước ngoài khác ở Seoul để chúc mừng Tết Nguyên đán 2022. Trên hộp quà có hình minh họa giống với hình ảnh đảo Dokdo mà Hàn Quốc đang kiểm soát nhưng Nhật cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là đảo Takeshima.

Với hình ảnh mặt trời mọc được cho là đại diện cho cam kết của Hàn Quốc trong nỗ lực đẩy lùi đại dịch Covid-19 và bắt đầu lại trong năm mới. Nhưng mặt trời cũng ngụ ý tới Đảo Dokdo/Takeshima – nơi người Hàn Quốc có thể ngắm bình minh đầu tiên.

Đại sứ quán Nhật Bản đã trả lại món quà, ngay sau đó đệ đơn phản đối và lặp lại tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản đối với đảo này.

Kênh truyền hình phát sóng 365 ngày trên đảo Dokdo

Đài truyền hình quốc gia KBS cho chính phủ Hàn quản lý đã dành riêng một kênh chuyên để phát sóng trực tiếp về đảo Dokdo Takeshima. Bất kỳ người dân nào khi cần cũng có thể truy cập online để xem kênh phát sóng này.

Hàn Quốc đã chi rất nhiều tiền để truyền bá tư tưởng cũng như nâng cao ý thức của người dân về chủ quyền hòn đảo Dokdo Hàn Quốc. Được biết trên toàn Hàn Quốc có hơn 1400 điểm được chính phủ đầu tư màn hình TV 55 inch chỉ để chiếu truyền những hình ảnh được phát sóng trực tiếp về đảo Dokdo, được chiếu liên tục suốt 365 ngày/năm. Hầu hết, các cơ quan nhà nước ở Hàn Quốc như đài KBS, Bộ Giáo dục, Hiệp hội Thống nhất đều có màn hình TV 55 inch này.

Đặc biệt, chi phí lắp đặt và duy trì kênh truyền hình đặc biệt này tiêu tốn hơn 750 triệu KRW (khoảng 15 tỷ VND/năm). Đây cũng được xem là kênh phát sóng trực tiếp có thời gian dài kỷ lục (chưa biết bao giờ kết thúc).

Đẩy mạnh du lịch sinh thái đảo Dokdo

Chính phủ Hàn Quốc bắt đầu mở cửa cho khách du lịch tại đảo Dokdo từ năm 2015 và nhanh chóng địa điểm này đã nằm trong top 10 điểm du lịch sinh thái tiêu biểu Hàn Quốc. Dokdo được đánh giá là khu vực biển động, thường xuyêncó gió lớn. Nếu tính trong một năm chỉ có khoảng 60 – 70 ngày có thể an toàn di chuyển bằng đi thuyền ra đảo. Các bạn nên đi Dokdo vào khoảng tháng 6 cho đến tháng 10, ngoài thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên ra thì chúng ta sẽ có cơ hội thưởng thức đặc sản địa phương tôm Dokdo.

Vì sao chính phủ Nhật Bản tranh chấp đảo Dokdo?

Việc chính phủ Nga và Nhà nước Đại Hàn Dân Quốc sẽ đồng ý với đòi hỏi của Nhật Bản và chịu trả lại các hòn đảo cho xứ Phù Tang gần như là bằng 0. Có lẽ nội các Nhật cũng hiểu rõ điều này nhưng họ vẫn tổ chức các sự kiện meeting về đảo Dokdo Takeshima và giáo dục thế hệ trẻ bằng sự cải cách nội dung chương trình học?

Nhiều ý kiến cho rằng nếu Nhật Bản không ủng hộ tâm trạng dân tộc chủ nghĩa của dân chúng có nghĩa là sẽ mất đi sự tán thành của số cử tri đáng kể khi tiến hành các cuộc bầu cử. Thứ hai, bằng cách tuyên bố lấy lại vùng lãnh thổ bị mất, sẽ giúp Chính phủ đánh lạc hướng khiến người dân ra rời các vấn đề nghiêm trọng đang tồn tại trong nước như văn hóa, kinh tế, môi trường,.. Rất nhiều tranh cãi đã nổ ra cho đến nay vẫn chưa đi đến hồi kết. 

Mối quan hệ ngoại giao Hàn Quốc và Nhật Bản ngày càng căng thẳng do những bất đồng trong tranh chấp đảo Dokdo. Điều đặc biệt lại ở chỗ, cả hai quốc gia vẫn là những đối tác thương mại quan trọng với nhau. Du học sinh và khách du dịch đều có thể thoải mái di chuyển giữa hai nước mà không hề gặp khó khăn hay rào cản gì!

motbit
motbithttps://vivu.net
Đơn vị cung cấp Tour du lịch hàng đầu Việt Nam. Dịch vụ chuyên nghiệp - Hướng dẫn viên thân thiện - Lịch trình an toàn - Phục vụ chu đáo

Related Stories

spot_img

Khám phá

10 điểm du lịch mùa lúa chín đẹp nhất miền bắc

Xuất phát từ một quốc gia nông nghiệp và một phần không thể tách...

Thảo nguyên Suôi Thầu, Xín mần – đẹp ngất ngây như trong chuyện cổ tích châu Âu

Thảo nguyên Suôi Thầu (Hà Giang) là một trong những thảo nguyên đẹp bậc...

10 địa điểm du xuân đáng đến trong tháng Giêng

Để một năm mới bình an, may mắn, nhiều người thường tìm đến các...

2023 khám phá Nhật Bản, thiên đường của mèo

Nhật Bản được xem như một thiên đường của loài mèo. Người dân đất...

13 địa điểm lãng mạn cho tuần trăng mật ở Singapore trong năm 2023

Dù có diện tích bé nhỏ nhưng Singapore lại có nhiều cảnh quan tuyệt...

Đầu năm 2023 đến ngắm Đài Loan rực rỡ, dung hòa hiện đại và cổ điển

Tháng 1, tháng 2 đầu năm là mùa đông ở Đài Loan. Dù thời...

Danh mục

Bình luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here