Lăng mộ Tần Thủy Hoàng được biết đến là một trong những điểm tham quan ấn tượng; thu hút nhất tại Tây An, Trung Quốc. Nếu có dịp đến Trung Quốc thì đừng quên ghé qua và khám phá khu bảo tồn di sản thế giới kì bí này nhé! Theo chân VIVU nào!
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng ở đâu?
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc nằm ở phía Bắc núi Lý Sơn; thuộc địa phận tỉnh Thiểm Tây, cách thành phố Tây An 50 km về phía Đông. Nơi đây được bao quanh lăng mộ là núi Linh Sơn và sông Vỹ; và được xây ở vị trí chính giữa mắt rồng, tương truyền rất linh thiêng.
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng là một trong những phát hiện khảo cổ vĩ đại nhất thế giới; đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1987. Khu lăng mộ là khu bảo tồn văn vật quan trọng cấp quốc gia của Trung Quốc. Chính vì thế mà nơi đây được nhiều du khách trong và ngoài nước tìm đến; để khám phá và có được trải nghiệm thú vị ở đây.
Xem thêm: Cánh đồng chum Lào và những bí ẩn chưa có hồi đáp
Lịch sử lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Khu lăng mộ của vị Hoàng đế của Trung Quốc được xây dựng trong khoảng thời gian; từ năm 246 đến 208 trước Công Nguyên. Nơi đây dùng để chứa các kho báu có giá trị về mặt lịch sử và kinh tế.
Để tìm được địa điểm lăng mộ của vị vua nổi tiếng Tần Thủy Hoàng thì không đơn giản chút nào. Có nhiều chuyên gia khảo cổ; các đội tìm kiếm chuyên nghiệp truy tìm các dấu vết xác định địa chỉ lăng mộ. Những vào năm 1974, khi một số người dân đào giếng gần Tây An; phát hiện ra binh sĩ được nung đất với kích thước như người. Về sau được chính phủ Trung Quốc nghiên cứu, khai quật thêm.
Nhiều người đã mất mạng trong quá trình xây dựng lăng mộ để đời của Tần vương. Những người thợ và nghệ nhân tham gia chế tác các bức tượng binh sĩ đất nung; và nhiều đồ vật tinh xảo bị chôn sống hoặc giết hại; để bảo vệ bí mật vị trí của ngôi mộ và những kho báu khổng lồ; được bồi táng bên trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng.
Xem thêm: 11 kỳ quan bí ẩn nhất trên thế giới bạn nên đến khám phá
Vẫn chưa chạm đến ngôi mộ trung tâm
Khi chết, Tần Thủy Hoàng được chôn trong một lăng mộ phức tạp nhất từng được xây dựng ở Trung Quốc. Nằm ở phía bắc núi Ly Sơn, tỉnh Thiểm Tây; nó là một khối kiến trúc chìm dưới đất đầy phức tạp; chứa mọi thứ hoàng đế cần cho “cuộc sống” sau khi chết. Vào năm 1974, một số nông dân đang đào giếng gần Tây An đã ngạc nhiên; khi tìm thấy một trong những phát hiện chấn động nhất trong lịch sử khảo cổ.
Sau tượng binh sĩ bằng đất với kích thước như người thật đầu tiên; họ khám phá ra một đội quân với hàng ngàn tượng khác; với mỗi tượng mang đặc điểm riêng, từ quần áo, tóc tai và nét mặt. Trong gần 4 thập niên, các nhà khảo cổ học làm việc liên tục tại nơi này.
Cho đến nay, họ tìm được khoảng 2.000 tượng binh sĩ; nhưng giới chuyên gia ước tính phải có hơn 8.000 tượng tổng cộng. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa chạm đến ngôi mộ trung tâm; nơi có cung điện chứa xác Tần Thủy Hoàng.
“Quả đồi lớn, nơi vị hoàng đế được chôn – chưa có ai từng chạm đến được”; NBC News dẫn lời chuyên gia khảo cổ Kristin Romey; cố vấn cho cuộc triển lãm chiến binh đất sét ở thành phố New York. Theo ông, một phần do người Trung Quốc kính trọng tiền nhân; nhưng lý do lớn hơn là chưa có công nghệ nào trên thế giới; hiện có thể xâm nhập và khám phá nơi này.
Bí ẩn nỏ thời Tần
Trong nhiều năm, không có bằng chứng cho việc lăng mộ của Tần Thủy Hoàng từng bị đào xới. Người ta cho rằng tuyến phòng thủ đầu tiên trong lăng mộ là dùng cát tạo thành một “biển cát” ở xung quanh; khiến những kẻ trộm mộ không thể xâm nhập bằng cách đào hố.
Dù đã vượt qua phòng tuyến thứ nhất, kẻ trộm mộ cũng không chắc mình có thể sống sót không; khi tiến sâu vào bên trong. Ghi chép cổ đại cho biết có rất nhiều cửa, các lối đi, đều ẩn giấu những chiếc nỏ. Một khi chạm vào, nỏ sẽ tự động bắn hạ kẻ xâm nhập; ngoài ra còn có những cạm bẫy khác.
Bên trong hố của độ quân đất nung, các nhà khảo cổ từng khai quật được một cái nỏ cực mạnh. Tầm bắn 831,6 mét, sức căng hơn 738 pounds (khoảng 334 kg), chỉ dựa vào lực cánh tay người thì không thể kéo ra. Nếu trang bị mũi tên bắn theo chùm hoặc từng cái liên tiếp thì có thể tự bảo vệ mà không cần người vận hành. Đây là vũ khí chống trộm tự động sớm nhất trong lịch sử. Cả 2000 năm trước, nhà Tần sao có thể sáng tạo loại vũ khí tối tân như vậy?
Một câu hỏi quan trọng là: Những chiếc nỏ được bố trí ở đâu? Làm thế nào để dò rõ được những cạm bẫy nguy hiểm trong lăng mộ? Nếu thật sự khám phá toàn bộ lăng bộ, thì nhưng vũ khí phòng xâm nhập liệu còn đang hoạt động?
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Đảo JeJu
Dòng sông thủy ngân
“Sử ký” ghi chép lăng mộ có “Thượng cổ thiên văn, hạ cổ địa lý”. Một cách giải thích là đỉnh của lăng mộ đối ứng với các vì tinh tú thiên văn vào thời điểm đó. Nhân công dùng những viên đá quý và dạ minh châu để xây trời trăng sao, còn dưới mặt đất là con sông thủy ngân ngầm. “Thiên văn” và “Địa lý” của người xưa khác với con đường phát triển của khoa học hiện đại ngày nay.
Người xưa tôn kính Thần Phật, thường sử dụng chiêm tinh để dự đoán nhân thế biến đổi, cát hung họa phúc. Bậc đế vương quan sát thiên tượng, coi đó là ý Trời để trị quốc. Ngay cả dân chúng thông thường cũng thông qua thiên tượng mà tự đoán vận mệnh của chính mình. Nghiên cứu cho thấy hàm lượng thủy ngân trong vùng lân cận lăng mộ Tần Thủy Hoàng cao gấp 8 lần so với các khu vực khác, càng xuống sâu, hàm lượng càng cao.
Điều kỳ lạ hơn nữa là bản đồ phân bố thủy ngân trong Lăng mộ giống hình ảnh bản đồ nhà Tần sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc. Giải thích theo ghi chép của Tư Mã Thiên, lăng mộ Tần Thủy Hoàng lấy thủy ngân đổ vào làm các dòng sông giang hà, biển lớn, dùng một loại cơ giới thúc đẩy thủy ngân lưu động (quán thâu), lại dùng chính dòng thủy ngân để khiến bộ cơ giới này hoạt động, có thể đạt tới thủy ngân lưu động không ngừng.
Kiến trúc lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Được thiết kế giống như Kim Tự Tháp, có chiều cao 76m và rộng gần 350m2. Đặc biệt, khu lăng mộ được thiết kế như một tổ hợp các cung điện đền đài được bao quanh bởi những thành quách.
Khu lăng mộ xây dựng suốt 36 năm, được chia thành hai phần nội thành hình vuông và ngoại thành có hình chữ nhật. Phía Nam lăng viên là khu mộ táng. Nấm mồ có hình nón 4 cạnh. Mộ chôn cất sâu, trong quan ngoài quách, chứa rất nhiều đồ châu báu trong cung.
Ngoài ra, lăng mộ được thiết kế không có cửa ra vào những bất khả xâm phạm với vô số mũi tên tự động được bắn ra khi có kẻ tiếp cận. Hệ thống bẫy rập rắc rối và bí ẩn bên trong lăng mộ lấy mạng bất cứ kẻ nào xâm nhập. Bên trong lăng mộ còn được bố trí dòng sông thủy ngân.
Những di sản được tìm thấy ở lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Ngoài những binh sĩ bằng đất nung, người ta còn tìm thấy tượng của quân sư, quan lại, nhạc công, thậm chí cả động vật… tạo thành một thế giới hoàn hảo cho Tần Thủy Hoàng trị vì ở thế giới bên kia.
Với quân đội bằng đất nung khổng lồ được xây dựng để đi cùng ông khi mất. Mỗi bức tượng lại mang gương mặt với nhiều cảm xúc khác nhau. Với những binh khí được tìm thấy bằng đồng xanh được phát hiện trong lăng mộ này như kiếm, giáo mác, mũi tên,…
Sau khi tham quan lăng mộ xong, du khách có thể ghé qua bảo tàng được xây dựng gần khu vực khai quật. Đây là nơi trưng bày các cổ vật sau khi được khai quật để du khách chiêm ngưỡng hơn 7.000 binh sĩ đứng gác với ngựa, xe và vũ khí chiến tranh.
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng được mệnh danh là kỳ quan thứ 8 của thế giới và còn là một trong những phát hiện quan trọng nhất của ngành khảo cổ đương đại. Hãy cùng VIVU đến và chiêm ngưỡng, tham quan và tìm hiểu về văn hóa Trung Hoa này cùng gia đình hay nhóm bạn đi nhé!