Ý nghĩa trong tên của mỗi Tỉnh, Thành Phố

Trải qua tiến trình lịch sử hình thành, các Tỉnh, thành phố trên cả nước đã có nhiều tên gọi khác nhau, nhưng cuối cùng giữ lại các tên như ngày này. Vậy những tên này có ý nghĩa như thế nào?

Hãy cùng Vivu tìm hiểu nhé.

co-do-Hue
Hoàn Thành Huế

1.Hà Nội: Hà” là sông, “Nội” là bên trong. Hà Nội có nghĩa là thành phía trong sông, vì Hà Nội được bao bọc bởi sông Hồng và sông Đáy.

2. Bắc Giang: Có nghĩa là phía bắc sông.

3. Bắc Kạn: Là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Chữ “Kạn” trong từ Bắc Kạn có bộ “tài gẩy” bên chữ “Can”, âm Hán Việt đọc là “cản”, chữ này có nghĩa là “ngăn giữ, bảo vệ, chống cự” cho phía Bắc.

3.Bắc Ninh: Năm 1822, từ một phần xứ Kinh Bắc, thời kỳ Hồng Bàng, nước Văn Lang chia làm có 15 bộ, bộ Vũ Ninh là vùng lãnh thổ thuộc phần lớn tỉnh Bắc Ninh hiện nay. Tên gọi Bắc Ninh có thể từ Kinh Bắc và Vũ Ninh mà thành.

4.Điện Biên: Tên gọi Phủ Điện Biên, hay Điện Biên Phủ được vua Thiệu Trị đặt vào năm 1841, chữ Điện hiểu theo nghĩa này nghĩa là một vùng núi to nhưng đất thiêng, là điện thờ, Biên là biên viễn.

5. Hà Giang: Hà Giang, theo cách giải thích về nghĩa chữ là con sông nhỏ chảy vào dòng lớn. Cụ thể ở đây là Sông Miện chảy vào Sông Lô.

6.Hải Dương: “Hải” là miền duyên hải – vùng đất giáp biển, “Dương” là ánh sáng – ánh mặt trời. Hải Dương nằm ở phía đông kinh thành Thăng Long. Hướng Đông cũng là hướng mặt trời mọc. Vì vậy Hải Dương có nghĩa là “ánh mặt trời biển Đông” hay “ánh sáng từ miền duyên hải.

7. Hải Phòng: Cái tên Hải Phòng có thể là gọi rút ngắn trong cụm từ “Hải tần phòng thủ” của nữ tướng Lê Chân đầu thế kỉ 1.

Làng chài Việt Hải
Làng chài Việt Hải, Cát Bà, Hải Phòng

8.Hà Nam: Hà Nam lấy “Hà” Hà Nội, lấy chữ “Nam” từ Nam Định.

9. Hoà Bình: Hòa Bình là tỉnh được thành lập năm 1886 theo nghị định của Kinh lược, khu vực nằm phía bờ trái sông Đà, đối diện với Phương Lâm và từ đó gọi là tỉnh Hòa Bình.

10. Lai Châu: Lai Châu có tên gọi xuất phát từ chữ châu Lay. Vào đầu thế kỷ X, các thủ lĩnh Thái chiếm vùng đất này đã đặt tên là Mường Lay, năm 1435 Dư địa chí của Nguyễn Trãi ghi là châu Lai do phiên âm chữ Lay.

11.Lạng sơn: Lạng Sơn là một trong 13 tỉnh được vua Minh Mạng thành lập đầu tiên ở Bắc Kỳ (năm 1831), tên gọi xuất phát từ danh xưng “xứ Lạng”.

12.Lào cai: Lào Cai là cách phát âm của người địa phương, đọc từ chữ “Lão Nhai” có nghĩa là Phố Cũ hoặc Chợ Cũ.

13. Nam định: Chữ “Nam” có từ thời Lê, nghĩa là phía Nam. Chữ “Định” nghĩa là bình định – là chữ được nhà Nguyễn đặt cho nhiều vùng đất.

14. Ninh Bình: Ninh Bình nghĩa là phẳng lặng, yên ổn, yên tĩnh.

trang-an-ninh-binh
Tràng An, Ninh Bình

15. Phú thọ: Phú Thọ là tên gọi xuất phát từ tên làng Phú Thọ thuộc tổng Yên Phú, huyện Sơn Vi, tỉnh Hưng Hóa.

16. Quảng Ninh: Thời Phong kiến khu vực tỉnh Quảng Ninh hiện nay có tên lần lượt là: Lục Châu, lộ Đông Hải, lộ Hải Đông, trấn An Bang, tỉnh Quảng Yên. Sau này Quảng Yên được tách ra thành nhiều đơn vị khác, trong đó có Hải Ninh, về sau Quảng Yên cùng với Hải Ninh và các đơn vị này nhập thành Quảng Ninh bây giờ. Như vậy Quảng Ninh hiện nay gần như là Quảng Yên cũ.

17. Sơn La: Tên gọi này xuất phát từ nguồn gốc của Nậm La, một phụ lưu cấp 2 của sông Đà. Sơn La trước năm 1479 phần lớn là lãnh thổ của vương quốc Bồn Man, chính thức được sát nhập vào Đại Việt năm 1749.

18. Thái Bình: Phần lớn đất đai tỉnh Thái Bình ngày nay có từ năm 1005 với sự kiện đổi tên đất Đằng Châu thành phủ Thái Bình.

19. Tuyên Quang: Cái tên bắt nguồn từ sông Tuyên Quang mà nay là sông Lô.

du-lich-na-hang-tuyen-quang
Hồ Na Hang – Tuyên Quang

20. Thái Nguyên: “Thái” có nghĩa là to lớn hay rộng rãi, “Nguyên” có nghĩa là cánh đồng hoặc chỗ đất rộng và bằng phẳng.

21.Đà Nẵng: Tên gọi được biến dạng của từ Chăm cổ : ” Đaknan”. “Đak” có nghĩa là nước, “nan” hay”nưn” tức là rộng. “Đaknan” hàm ý vùng sông nước rộng mênh mông ở cửa sông Hàn. Có nhà nghiên cứu cho rằng “Đà Nẵng” có thể xuất phát từ nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer, Đakdơng – Đà dơng, có nghĩa là sông nguồn.

22. Quảng Nam: Tên gọi mang ý nghĩa mở rộng về phía nam. Có thể thấy được miền Trung có khá nhiều địa danh mang yếu tố quảng. Bởi vì đây là một dải đất hẹp nên việc đặt tên các địa danh mang yếu tố quảng là với hy vọng hướng tới sự rộng lớn, bao la.

23. Thanh Hoá: Ban đầu, vùng đất này được gọi là Thanh Hoa (Hoa: tinh hoa). Đến năm 1841 lại đổi thành tỉnh Thanh Hóa cho tới ngày nay.

24.Quảng Bình: Quảng Bình là vùng đất được Chúa Nguyễn Hoàng đặt tên năm từ 1558, trong đó Quảng là sự rộng lớn.

25. Quảng trị: Năm 1827 thành Quảng Trị đổi tên thành Trấn Quảng Trị, năm 1832 trấn Quảng Trị đổi tên thành Tỉnh Quảng Trị .

26. Nghệ An: Theo báo Tiền Phong, Mặc dù lịch sử vùng đất Nghệ An gắn với nhiều tên gọi khác nhau nhưng danh xưng Nghệ An – với ý nghĩa “thái bình vô sự” vẫn là tên gọi tồn tại lâu dài nhất, xuyên suốt nhiều thế kỷ .

27. Hà Tĩnh: Thành phố này được thành lập từ năm 1831, khi vua Minh Mệnh chia tách Nghệ An để đặt tỉnh Hà Tĩnh.

28. Thừa Thiên Huế: Thừa Thiên Huế là phủ Phú Xuân dưới thời Tây Sơn. Khi vua Gia Long chia cả nước thành 23 trấn và 4 dinh, Thừa Thiên Huế ngày nay thuộc dinh Quảng Đức.

29. Quảng Ngãi: Năm 1832 tỉnh Quảng Nghĩa tức Ngãi được thành lập với ý nghĩa là một vùng đất to lớn tràn ngập nghĩa tình.

30.Bình Định: Cái tên Bình Định có dụng ý thể hiện tư thế của người chiến thắng. Có thể Nguyễn Ánh cho rằng mình đã vào tận đất phát tích của nhà Tây Sơn, bình định được “loạn đảng nguỵ Tây” theo cách nói của các vua triều Nguyễn trước đây.

31. Phú Yên: Phú Yên thuộc quyền quản lý của Chăm Pa với tên gọi Ayaru cho đến năm 147. Năm 1611, Nguyễn Hoàng sai tướng tấn công vào Aryaru sau đó sáp nhập Ayaru vào lãnh thổ Đàng Trong với tên gọi Phú Yên, với ước nguyện về một miến đất trù phú, thanh bình trong tương lai.

32. Khánh Hoà: Trong tiếng Hán, chữ “Khánh” nghĩa gốc là “mừng,” mang nghĩa “chúc mừng” và “việc mừng”. Chữ Hòa tạm hiểu là đồng thuận, hòa hợp.

33. Ninh Thuận: Ninh Thuận là tên gọi xuất hiện đầu tiên với tư cách là phủ Ninh Thuận vào năm 1832 thời vua Minh Mạng.

kê gà
Hải Đăng Kê Gà, Bình Thuận

34.Bình Thuận: Bình chỉ sự khai phá, bình định một vùng đất, Thuận là sự sinh sống hòa thuận mà ở đây là giữa 2 dân tộc Chămpa và Kinh.

35. Sài Gòn: Có nhiều thuyết về tên gọi Sài Gòn. Thuyết được cho là đúng và hợp lí nhất là tên gọi này bắt nguồn từ từ ” Brai Nagara” . Thế kỷ 18 vùng Gia Định xưa có hai địa danh Rai-gon thong (Sài Gòn thượng) và Rai-gon ha ( Sài Gòn hạ).

36. Đồng Nai: Đồng Nai có nguồn gốc tên gọi vẫn chưa rõ ràng. Dân gian quen giải thích do cánh đồng có nhiều nai.

37. Bình Dương: Trong Địa chí Sài Gòn – Gia Định xưa cho rằng cái tên này được lấy từ đất khởi nghiệp của vua Nghêu. Khi làm vua, Nghiêu chỉ ở nhà tranh, vách đất, ăn mặc như thứ dân, ngày cày ruộng cùng dân, đêm đọc sách Thánh hiền. Suốt thời gian vua cai trị dân chúng thái bình, thịnh trị, không trộm cắp, trên dưới hòa thuận an lành.

38. Bà Rịa – Vũng Tàu:  là địa danh ghép bởi Bà Rịa và Vũng Tàu. Địa danh Bà Rịa là phiên âm tên nữ thần trấn sóng Chăm Po Riyak. Cũng có thể được cấu tạo theo phương thức chuyển hóa từ nhân danh Nguyễn Thị Rịa người Phú Yên, năm 15 tuổi cùng đoàn lưu dân từ Dinh Trấn Biên vào nam, có công lớn trong việc khai khẩn vùng rừng núi Đồng Xoài. Vũng Tàu  là vùng đất này có ba mặt giáp biển, rất thuận lợi cho tàu bè đậu tránh gió trước khi vào Gia Định, nên về sau gọi là Vũng Tàu.

39. Tây Ninh: Tây Ninh là vùng đất chỉ có rừng rậm với muôn thú dữ như cọp, voi, beo, rắn,… cư ngụ. Tên gọi Tây Ninh có nghĩa là yên ổn về chính trị ở phía tây.

40. Dak Nông: Đắk Nông đặt theo tiếng M’Nông có nghĩa là Nước (hoặc đất) của người M’Nông.

41. Đắk Lắk: Tên gọi đặt theo tiếng M’Nông nghĩa là “hồ Lắk”, với dak nghĩa là “nước” hay “hồ.

42. Gia Lai: Nguồn gốc tên gọi bắt nguồn từ chữ Jarai, tên gọi của một tộc người bản địa có số dân đông nhất trong tỉnh.

43. Kon Tum: Theo ngôn ngữ Ba Na thì Kon là làng, Tum là hồ, chỉ tên gọi một ngôi làng gần một hồ nước cạnh dòng sông Đăk Bla mà hiện nay là làng Kon Kơ Nâm ở thành phố Kon Tum.

Thung Lũng Tình Yêu, Đà Lạt, Lâm Đồng

44.Lâm Đồng: Được thành lập từ việc sáp nhập tỉnh Lâm Viên với tỉnh Đồng Nai Thượng.

45. Long An: Long An là địa danh được hiểu theo nghĩa: An là yên ổn, an toàn. Long là đầy đủ, hưng thịnh, lớn, tốt đẹp.

46. Tiền Giang: Địa danh được đặt theo tên sông Tiền, là vùng đất được người Việt trong đó phần lớn là từ vùng Ngũ Quảng đến khai hoang và định cư từ thế kỷ XVII.

47. Vĩnh Long: Vĩnh Long âm Hán Việt có nhiều nghĩa, có thể ngụ ý: “sự thịnh vượng (long) bền lâu, mãi mãi (vĩnh).”

48. Cần Thơ: Cần Thơ là địa danh khi đối chiếu với tên Khmer nguyên thủy của vùng này là Prek Rusey (sông tre). Mặc dù không có liên quan gì về ngữ âm, nhưng trước đây, có một con rạch mang tên một loài cá gọi là kìntho (cá sặt rằn), về sau biến âm thành Cần Thơ.

cho-noi-cai-rang-du-lich-mien-tay
Chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ

49. Đồng Tháp: Đồng Tháp có tên gọi từ Đồng Tháp Mười, tư liệu thành văn viết “đồng Tháp Mười” (không viết hoa chữ “đồng”), có nghĩa “tháp thứ 10” hoặc “tháp 10 tầng.

50. Bến Tre: Ngày xưa, theo cuốn “Monographie De La Province De Bến Tre” của tác giả Ménard in năm 1903, người Khơme gọi là Xứ Tre vì các giồng xứ này tre mọc rất nhiều, sau đó người dân lập chợ buôn bán và gọi là chợ Bến Tre.

51. An Giang: Tên gọi An Giang nghĩa là dòng sông an lành có thể định cư lâu dài, mang ý nghĩa cho việc khuyến khích di dân khẩn hoang lập làng.

52. Kiên Giang:  Địa danh Kiên Giang có thể bắt nguồn từ tên một con sông ở Rạch Giá, đó là sông Kiên.

53. Hậu Giang: Hậu Giang là địa danh có tên gọi bắt nguồn từ tên sông Hậu.

54. Bạc Liêu: Bạc Liêu được phát âm theo tiếng Hán Việt, theo tiếng Triều Châu là “Pô Léo”, có nghĩa là xóm nghèo, làm nghề hạ bạc (chài lưới, đánh cá, đi biển). Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng tên gọi Bạc Liêu xuất phát từ tiếng Khmer Po Loenh, nghĩa là cây đa cao.

55. Trà Vinh:  Trà Vinh là một địa danh gốc Khmer tên tiền thân là Tra Vang, có thể là biến âm từ “prha trapenh” có nghĩa là ao, ao Phật hay ao linh thiêng. Vì cho rằng ngày xưa người ta đã đào được tượng Phật dưới ao ở vùng đất này.

56. Sóc Trăng: Sóc Trăng là biến âm của Sốc Trăng, xuất phát từ tiếng Khmer “Srock Khléang”. “Srock” có nghĩa là xứ, “Khléang” là kho chứa vàng bạc của vua.

57. Cà Mau:  Cà Mau (cách viết cũ là Cà-mâu) là cái tên được hình thành do người Khmer gọi tên vùng đất này là “Tưk Kha-mau”, có nghĩa là nước đen, do lá tràm của thảm rừng tràm U Minh bạt ngàn rụng xuống làm đổi màu nước thành đen.

Bài viết và ảnh được tổng hợp và tham khảo nhiều nguồn trên internet. (themillennials.life)

motbit
motbithttps://vivu.net
Đơn vị cung cấp Tour du lịch hàng đầu Việt Nam. Dịch vụ chuyên nghiệp - Hướng dẫn viên thân thiện - Lịch trình an toàn - Phục vụ chu đáo

Related Stories

spot_img

Khám phá

10 điểm du lịch mùa lúa chín đẹp nhất miền bắc

Xuất phát từ một quốc gia nông nghiệp và một phần không thể tách...

Thảo nguyên Suôi Thầu, Xín mần – đẹp ngất ngây như trong chuyện cổ tích châu Âu

Thảo nguyên Suôi Thầu (Hà Giang) là một trong những thảo nguyên đẹp bậc...

10 địa điểm du xuân đáng đến trong tháng Giêng

Để một năm mới bình an, may mắn, nhiều người thường tìm đến các...

2023 khám phá Nhật Bản, thiên đường của mèo

Nhật Bản được xem như một thiên đường của loài mèo. Người dân đất...

13 địa điểm lãng mạn cho tuần trăng mật ở Singapore trong năm 2023

Dù có diện tích bé nhỏ nhưng Singapore lại có nhiều cảnh quan tuyệt...

Đầu năm 2023 đến ngắm Đài Loan rực rỡ, dung hòa hiện đại và cổ điển

Tháng 1, tháng 2 đầu năm là mùa đông ở Đài Loan. Dù thời...

Danh mục

Bình luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here