Trải nghiệm du lịch cộng đồng tại Hang Kia – Hòa Bình

Du lịch cộng đồng là một trong những loại hình du lịch tương đối mới. Hiện nay, du lịch vùng miền được xem là hình thức kinh doanh và phát triển kinh tế bền vững tại vùng miền. Đặc biệt phù hợp với cộng đồng bà con dân tộc thiểu số hay một số vùng miền khác. Nếu bạn còn chưa hiểu rõ về vấn đề trên, VIVU sẽ chia sẻ một số hoạt động du lịch cộng đồng tại Hang Kia – Hòa Bình trong bài viết này nhé!

Du lịch cộng đồng là gì?

Du lịch cộng đồng là hình thức kinh doanh du lịch dựa trên những tài nguyên thiên nhiên. Đặc điểm văn hóa địa phương, vùng miền để kinh doanh du lich. Trên cả nước hiện nay có rất nhiều mô hình du lịch cộng đồng trải dài từ Bắc xuống Nam. Đa phần những hình thức kinh doanh du lịch cộng đồng này là kinh doanh tự phát. Khách du lịch tìm đến vùng miền đó để nghỉ dưỡng, sinh hoạt để tìm hiểu về văn hóa lịch sử, ẩm thực. Và thăm thú thắng cảnh tại những khu du lịch cộng đồng đó.

Trải nghiệm du lịch cộng đồng tại Hang Kia – Hòa Bình
Du lịch cộng đồng

Du lịch cộng đồng đặc biệt thu hút khách du lịch khi miền quê. Vùng đất đó vẫn còn giữ nguyên được vẻ đẹp văn hóa vốn có ban đầu của mình. Bởi vậy mà những bản làng dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc nước ta được xem là một trong những địa điểm lý thú thu hút khách du lịch tới đây.

Từ đặc trưng văn hóa dân tộc đã trở thành hình thức kinh doanh du lịch cộng đồng hấp dẫn đông đảo bạn bè trong và ngoài nước. Người ta tìm đến những địa điểm du lịch cộng đồng này để sinh sống, để làm việc và để tìm hiểu đặc sắc văn hóa địa phương. Đây cũng chính là hình thức kinh doanh mới. Vừa đem lại nguồn kinh tế mà vẫn đảm bảo được những giá trị văn hóa địa phương.

Du lịch cộng đồng tại Hang Kia

Hang Kia là một xã vùng cao thuộc huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, cách Hà Nội tầm 150 km. Từ trung tâm huyện Mai Châu. Đi theo quốc lộ 6, chạm đất cao nguyên Mộc Châu. Có lối rẽ trái đi hơn chục cây bạn sẽ đặt chân tới xã Pà Cò trước, rồi đi thêm 10 km nữa mới đến Hang Kia thung trắng đẹp ngây lòng người. Thung lũng của bà con người Mông vào những ngày này đẹp đến mê hồn. Nơi này bốn mùa hoa rừng nở bạt ngàn, khí hậu ôn hòa khiến bao người lữ khách lạc lối, không muốn rời.

Trải nghiệm du lịch cộng đồng tại Hang Kia – Hòa Bình
Du lịch cộng đồng tại Hang Kia

Sùng Y Múa là cô gái người Mông ở bản Hang Kia, xã Hang Kia đã mạnh dạn mở homestay tại bản. Homestay mang tên chính cô – Homestay Y Múa. Ngôi nhà sàn của Múa giờ là nơi đến của nhiều du khách. Y Múa kể, về với miền sơn cước nhỏ bé này, bạn sẽ cảm nhận được nghề thổ công vốn có từ bao đời này của đồng bào dân tộc Mông nơi đây. Nghề dệt lanh, vẽ sáp ong, thêu thùa được chị em phụ nữ dân tộc Mông học từ rất sớm, bé gái 4-5 tuổi đã biết thêu, 6-7 tuổi biết nối lanh, dệt lanh, vẽ sáp ong. Hòa mình với cuộc sống dân tộc của bà con người Mông cũng là một trải nghiệm thú vị.

Homestay Y Múa
Homestay Y Múa

Các hoạt động trải nghiệm du lịch cộng đồng tại Hang Kia

Vẽ sáp ong trên vải lanh

Vào những ngày mùa đông, khi tham quan Hang Kia ở Mai Châu, Hòa Bình. Bạn sẽ đều bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ Mông đang ngồi vẽ sáp ong bên bếp lửa. Đây là lúc công việc đồng áng xong xuôi, có thời gian rảnh rỗi, chị em bắt tay vào may vá, thêu thùa. Vải lanh bền nên thường được đồng bào Mông dùng để làm trang phục.

Để tạo được những hoa văn trên tấm vải, người Mông đã nghĩ ra cách dùng sáp ong để vẽ. Các bước chuẩn bị cho vẽ sáp ong trên vải lanh cũng lắm công phu.

Đầu tiên phải làm lanh, dệt vải. Một chiếc váy Mông được làm từ tấm vải lanh dài từ 6 – 7m. Lanh được cắt về phơi khô, đem giã cho mềm rồi mới nối. Trước khi dệt vải, sợi lanh được đem ngâm với tro bếp. Đó phải là tro trắng, đun từ củi nghiến mà thành. Tro bếp càng trắng bao nhiêu đem ngâm vỏ lanh càng trắng bấy nhiêu. Lúc đó mới bắt đầu dệt vải. Để miếng vải có được màu trắng tinh giúp chàm bám chắc hơn khi nhuộm. Vải phải được giặt, phơi cẩn thận, sau đó mang đi lu cho mặt vải bóng mịn.

Trải nghiệm du lịch cộng đồng tại Hang Kia – Hòa Bình
Nhuộm vải

Để làm được một chiếc váy, người phụ nữ Mông mất rất nhiều công. Khi đã chuẩn bị được vải, sáp, họ bắt đầu bước vào công đoạn vẽ sáp. Nhưng để vẽ thành một chiếc váy in hoa văn đủ sắc họ phải làm cả tuần, cả tháng. Thậm chí có khi vài tháng mới xong được cái váy. 

Trải nghiệm du lịch cộng đồng tại Hang Kia – Hòa Bình
Phơi vải

Kỹ thuật vẽ sáp ong trên vải lanh – một trải nghiệm du lịch cộng đồng tại Hang Kia thú vị

Để vẽ được sáp ong lên vải, một công cụ không thể thiếu đó là bút vẽ. Gọi là bút, nhưng kỳ thực đó là một thanh tre nhỏ dài khoảng 7cm. Ngòi bút là một lá đồng bé xíu hình tam giác, được nẹp vào thanh tre.
Khi vẽ, người phụ nữ Mông luôn phải ngồi bên bếp lửa, chấm bút vào chảo sáp ong nóng đặt trên than hồng. Thoăn thoắt đưa tay kẻ những đường thẳng trên vải. Phải kẻ thật khéo để lượng sáp chảy đều, không loang lổ cho đến hết rồi mới tiếp tục chấm tiếp.
Bút vẽ có 3 loại, một loại để vẽ phác họa, vẽ đường thẳng dùng ngòi to. Còn loại để vẽ hoa văn dùng ngòi nhỏ, càng mỏng manh vẽ hoa văn càng đẹp và dễ dàng hơn. 

Trải nghiệm du lịch cộng đồng tại Hang Kia – Hòa Bình
Kỹ thuật vé sáp ong trên vải

Tấm vải lanh dài 7m sẽ được chia đều thành 10 – 12 ô vuông. Đoạn hai đầu trên cạp váy và dưới đoạn nối thổ cẩm phải kẻ đường thẳng. Rồi họ bắt đầu kẻ hình tam giác, hình trôn ốc, in thành hình đồng tiền, hình chữ thập, hình chân chim… Vẽ xong toàn bộ váy, người ta lại mang đi luộc, phải đun sôi lửa và đều tay lớp sáp mới bong hết và để lại hoa văn đẹp trên lớp vải. Nhưng luộc rồi chưa phải đã xong, tiếp tục lấy chàm về nhuộm. Phơi vài lần nắng mới được chiếc váy lanh hoàn chỉnh.

Giã bánh giày truyền thống cùng người Mông

Theo tiếng Mông, bánh dày có tên gọi là “Pé” hoặc “Dúa” tùy theo từng vùng khác nhau. Với người Kinh, bánh chưng bánh dày là biểu tượng cho tết, cho Trái đất và bầu trời vuông tròn đầy đủ. Còn với người Mông, bánh dày là biểu tượng cho tình yêu. Sự thủy chung son sắt của trai gái người Mông, bánh dày còn tượng trưng cho Mặt trăng, Mặt trời. Là nguồn gốc sinh ra con người và muôn loài. 

Giã bánh dày dân tộc Mông
Bánh dày dân tộc Mông

Bánh dày của người Mông được làm rất công phu. Nguyên liệu chính là gạo nếp nương thơm và dẻo. Khi đã chọn được gạo ưng ý. Gạo mang vo cho sạch rồi ngâm bằng nước ấm khoảng 12 giờ rồi vớt ra để ráo nước mới cho vào chõ để đồ xôi. Chõ xôi được làm bằng gỗ để khi xôi chín không bị mất hương thơm của nếp nương, dẻo lại không bị nát.

Công đoạn giã bánh

Khi xôi chín được đổ cả vào cối giã thật nhuyễn. Giã bánh giầy là một công việc nặng nhọc và đòi hỏi nhiều sức lực và kỹ thuật. Bởi vậy những người tham gia giã bánh thường là những người đàn ông, thanh niên khỏe mạnh lực lưỡng. Mỗi lần 2 người, khi đã thấm mệt thì lại chuyển cho 2 người khác thay nhau giã. Giã càng kỹ thì bánh càng dẻo, ngon và để được lâu. Xôi đem giã đến khi dẻo và mịn thì mới hoàn thành.

Giã bánh dày dân tộc Mông
Giã bánh dày

Khi xôi được giã xong là lúc các bà, các chị khéo léo nặn thành những chiếc bánh xinh xắn, tròn trịa như mặt trăng, mặt trời như truyền thuyết để lại. Để bột khỏi dính tay và tăng độ thơm ngon của bánh. Người ta xoa lòng đỏ trứng gà vào lòng bàn tay lúc nặn bánh. Lá gói bánh là lá chuối đã hơ qua lửa cho khỏi rách.

Bánh dày không chỉ là món ăn đãi khách mà còn làm quà cho khách đến thăm nhà. Dù để lâu ngày bánh vẫn dẻo thơm. Khi ăn thường nướng trên than hồng hoặc cắt như miếng bánh đúc rồi rán bằng mỡ lợn cho phồng lên. Tạo một mùi thơm hấp dẫn. Bên mâm rượu, cùng hòa vị với những món ăn truyền thống vùng cao. Bánh dày luôn là món ăn hấp dẫn đối với bất cứ ai có mặt trong ngày tết cổ truyền đặc sắc của người Mông ở vùng cao.

Làm giấy dó truyền thống bằng cây giang

Giấy dó của người Mông được làm từ cây giang bánh tẻ, khi chặt về cạo sạch lớp vỏ bên ngoài. Chặt thành từng đoạn rồi ninh kỹ trong nước cùng với tro bếp. Người ta ninh tới khi cảm thấy ống giang này mềm thì vớt ra, đem ngâm trong nước vài ngày rồi lấy ra đập nát. Thả vào thùng nước, khuấy lên sẽ được một hỗn hợp bột giấy. Tiếp đó người ta sàng lọc những mảnh giang to bỏ ra và để lắng lại những bột nhỏ, mịn.

Trải nghiệm du lịch cộng đồng tại Hang Kia – Hòa Bình
Làm giấy dó truyền thống

Ðể làm thành giấy, họ phải làm sẵn khuôn cán giấy. Tùy vào nhu cầu sử dụng có thể làm khuôn to hoặc nhỏ. Nhưng thường sử dụng khuôn có hình chữ nhật, mặt khuôn bằng vải, 4 cạnh nẹp 4 thanh gỗ chắc chắn. Khi làm giấy, người ta múc hỗn hợp bột giấy nhỏ mịn đã lọc đổ lên trên mặt khuôn. Cán phẳng đều, sau đó từ từ nhấc khuôn lên, bột giấy sẽ bám đầy trên mặt khuôn. Lúc này đem khuôn ra phơi, đợi đến lúc khô sẽ thành giấy và lấy ra khỏi khuôn rồi tiếp tục làm lớp giấy khác

Người Mông sử dụng giấy dó trong các nghi lễ. Vào ngày Tết họ dùng để dán lên bàn thờ xử ca, trang trí xung quanh nhà cửa. Nhà nào có người làm thầy cúng hay thầy thuốc thì lập bàn thờ riêng nên giấy dó cũng dùng để trang trí những ban thờ này. Giấy dó được cắt thành những miếng nhỏ để làm tiền âm phủ, đốt biếu tặng các ma nhà khi các nghi thức cúng lễ kết thúc.

Bên cạnh đó các bạn cũng có thể trải nghiệm các hoạt động du lịch cộng đồng tại Hang Kia như:

  • Thử tài thêu thùa, dệt thổ cẩm, nhuộm chàm cùng các chị em phụ nữ dân tộc Mông.
  • Lái xe dọc theo những cung đường núi quanh co ở thung lũng Hang Kia. 
  • Thưởng thức các món đặc sản đặc trưng của nơi đây như lợn mán đen, gà thả đồi, cá suối, hay các món rau rừng vừa sạch vừa ngon. Đặc biệt là món măng lay chấm cùng món nước chấm truyền thống có một không hai tại Hang Kia. 

Thông qua những chia sẻ trong bài viết này, chúng tôi hy vọng rằng bạn đã hiểu thêm phần nào về trải nghiệm du lịch cộng đồng. Còn nếu bạn vẫn còn hoài nghi trong lòng. Hãy cùng lên lịch tham quan và trải nghiệm Hang Kia ngay thôi nào. Chúc bạn có một hành trình an toàn và đầy thú vị.

Xem thêm:

Tô Lan Hương
Tô Lan Hươnghttps://vivu.net
Hai mươi năm sau lúc này, bạn sẽ thấy thất vọng vì những điều mình không làm hơn vì những điều mình đã làm. Mục đích của cuộc đời chính là sống, trải nghiệm đến tận cùng. Háo hức vươn xa, không bao giờ sợ hãi đón nhận những trải nghiệm mới mẻ và phong phú.

Related Stories

spot_img

Khám phá

10 điểm du lịch mùa lúa chín đẹp nhất miền bắc

Xuất phát từ một quốc gia nông nghiệp và một phần không thể tách...

Thảo nguyên Suôi Thầu, Xín mần – đẹp ngất ngây như trong chuyện cổ tích châu Âu

Thảo nguyên Suôi Thầu (Hà Giang) là một trong những thảo nguyên đẹp bậc...

10 địa điểm du xuân đáng đến trong tháng Giêng

Để một năm mới bình an, may mắn, nhiều người thường tìm đến các...

2023 khám phá Nhật Bản, thiên đường của mèo

Nhật Bản được xem như một thiên đường của loài mèo. Người dân đất...

13 địa điểm lãng mạn cho tuần trăng mật ở Singapore trong năm 2023

Dù có diện tích bé nhỏ nhưng Singapore lại có nhiều cảnh quan tuyệt...

Đầu năm 2023 đến ngắm Đài Loan rực rỡ, dung hòa hiện đại và cổ điển

Tháng 1, tháng 2 đầu năm là mùa đông ở Đài Loan. Dù thời...

Danh mục

Bình luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here