Quần thể di tích và thắng cảnh Yên Tử gắn liền lịch sử của thiền phái Trúc Lâm Việt Nam. Không chỉ hấp dẫn bởi hệ thống kiến trúc tôn giáo, thắng cảnh thiên nhiên tại đây cũng khiến lòng bao du khách không khỏi say đắm.
Khu quần thể di tích – danh thắng Yên Tử là gì?
Quần thể Yên Tử gồm hệ thống di tích liên quan tới lịch sử thiền phái Trúc Lâm. Di tích này giáp với 3 vùng Bắc Giang, Hải Dương và Quảng Ninh. Cụ thể như sau:
- Khu di tích, danh thắng Đông Yên Tử thuộc thành phố Uông Bí, Quảng Ninh.
- Khu di tích lịch sử nhà Trần thuộc Đông Triều, Quảng Ninh.
- Khu di tích, danh thắng Tây Yên Tử gồm các huyện Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động thuộc tỉnh Bắc Giang.
- Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc – Thanh Mai thuộc Chí Linh, Hải Dương.
Trong đó, khu di sản Yên Tử phía Quảng Ninh thường được đề cử nhiều nhất. Khu vực này thuộc cánh cung Đông Triều với độ cao trên 600m. Được mệnh danh là “phên dậu” Đông Bắc, vùng núi này gây ấn tượng với nhiều loại động thực vật. Vùng đất này cũng được chính là “Đất tổ Phật giáo Trúc lâm Việt Nam”.
Từ thời Trần, khu quần thể này được đầu tư xây dựng với chùa, tháp lớn. Khi triều Trần đạt cực thịnh, Trần Nhân Tông đã nhường ngôi để chuyên tâm nghiên cứu kinh Phật. Tới năm 1299, ông chính thức thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử với danh hiệu Điều Ngự Giác Hoàng.
Đó cũng là lý do Vivu chọn khu vực Yên Tử, Quảng Ninh cho bài viết này. Quần thể phong phú với chùa, am, tháp, mộ, bia, tượng lên tới con số hàng trăm, trải dài hàng chục cây số chắc chắn sẽ làm bạn không khỏi ấn tượng.
Thêm vào đó, du khách cũng sẽ tìm được một số gợi ý cho quần thể Yên Tử ở phía Bắc Giang và Hải Dương ở phần dưới.
Thời gian nào đi Yên Tử là đẹp nhất?
Với quần thể danh thắng tâm linh, thời gian tham quan lý tưởng nhất thường rơi vào đầu xuân, giai đoạn tổ chức lễ hội. Chùa Yên Tử cũng vậy.
Ngày 10/1 Âm lịch
Hội Yên Tử thường bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng âm lịch. Hội kéo dài suốt 3 tháng đầu năm. Khoảnh khắc được mong chờ hơn cả là cuộc hành hương của hàng ngàn người lên đỉnh Yên Tử.
Nếu muốn tận hưởng cảm giác nhộn nhịp nhất, bạn có thể tới ngay hôm khai mạc. Tuy nhiên, lượng người về Yên Tử đợt này rất đông, giá cả hàng quán có thể tăng mạnh. Khi muốn đi cáp treo, du khách thậm chí phải đợi hàng dài.
Do đó, bạn nên cân nhắc thật kỹ nếu đi với người cao tuổi hay trẻ nhỏ nhé.
Tháng 3
Tháng 3 là khoảng thời gian tương đối lý tưởng, khô ráo và mát mẻ. Do đợt cuối hội, lượng người đổ về cũng thấp hơn hẳn tháng đầu.
Và bất cứ lúc nào
Chùa Yên Tử luôn mở cửa nên bạn có thể ghé thăm bất cứ khi nào rảnh. Miễn là không trùng với mùa mưa bão là được.
Các địa điểm nổi tiếng tại Yên Tử – Quảng Ninh
Đông Yên Tử tại Uông Bí, Quảng Ninh
Khu vực Đông Yên Tử rộng hơn 9.000 ha trải dài từ Bí Thượng, chân Dốc Đỏ tới đỉnh núi Yên Tử thuộc phường Phương Đông. Khu di tích lịch và danh thắng này bao gồm các công trình chùa, am và tháp từ nhà Lý.
Chùa Trình
Chùa Trình còn gọi là Chùa Bí Thượng được xây từ thời Hậu Lê. Chùa có diện tích gần 20m2 với thiết kế chữ Nhất điển hình. Đầu thế kỷ 19, chùa được dựng lại với quy mô nhỏ hơn.
Đầu thế kỷ 20, chùa không may bị hỏa hoạn. Một người phụ nữ họ Bùi đã góp công dựng lại chùa với kiến trúc 3 tiền đường, 1 hậu cung. Tới thời kỳ chống Pháp, chùa lần nữa bị phá hủy. Năm 1993, người dân địa phương góp công xây dựng lại thành nhà 3 gian. Năm 1999, chùa tiếp tục được tu sửa.
Chùa Cầm Thực
Ngôi chùa thuộc quần thể Tam Chúc này tọa lạc trên đỉnh núi tròn như mâm xôi.
Tên ngôi chùa mang ý nghĩa không ăn nhằm tưởng nhớ công lao cứu độ chúng sinh của vua Trần Nhân Tông cùng đệ tử Bảo Sai.
Cửa chùa thuộc kiểu Thượng song hạ bản, làm từ gỗ lim. Bậc dẫn lên tạo từ đá xanh, lan can chạm rồng. Tượng chùa bài trí theo phái Đại thừa.
Chùa Lân – Thiền viện Trúc lâm Yên Tử
Chùa Lân còn được gọi là thiền viện Trúc lâm Yên Tử, Long Động Tử. Chùa thuộc thôn Nam Mẫu, xã Thượng Công. Năm 1293, chùa được xây dựng làm nơi giảng đạo, quan trọng nhất trong hệ thống Thiền phái Trúc lâm. Kiến trúc chùa theo chuẩn mực Phật giáo với cổng Tam Quan đối xứng.
Vườn tháp Huyền Quang
Vườn tháp này là nơi lưu trữ ngọc cốt các nhà sư tu hành tại đây. Toàn vườn có khoảnh 97 ngôi tháp mộ. Kích thước, độ cao tháp phụ thuộc vào vị trí của nhà sư. Nhiều ngôi mộ thờ xá lợi của thiền sư từ thời Hậu Lê.
Đường Tùng
Đoạn đường Yên Tử này có độ dài hơn 100m với cây tùng cổ thụ ở 2 bên vệ đường. Đây được đánh giá là con đường có hàng cây cổ nhất Việt Nam. Nhiều người cho rằng Trần Nhân Tông, đệ tử của ngài cùng các thế hệ Thiền phái Trúc Lâm sau đã trồng cây tại đây. Tính tới năm 2014, số cây là 247 cây.
Rừng trúc
Khu rừng này nằm ngay cạnh bên đường Tùng. Trúc trải dài từ chân núi tới đỉnh núi. Giống cây cây này mọc thành.
Chùa Giải Oan
Ngôi chùa này được dựng dưới thời sư tổ thứ 2 của phái thiền Trúc Lâm. Chùa hiện nay đã trải qua nhiều lần trùng tu với kiến trúc hình chữ Nhất. Đặc biệt, bên cạnh chùa có điện thờ thân mẫu và Quốc trương của Trần Nhân Tông.
Chùa Vân Tiêu
Chùa Vân Tiêu nằm ở hướng tây núi Yên Tử. Dãy núi tạo thành tường chắn gió biển khiến hơi nước ngưng tụ tạo thành tầng mây vờn quanh ngôi chùa. Trước chùa là một am thất nhỏ sau được đệ nhị tổ Pháp Loa dựng chùa lớn. Trong đó, Vườn tháp vọng tiên cung với 6 ngọn tháp được xây từ gạch đá.
Chùa Một mái
Chùa Một mái, chùa Bán Thiên xưa là am Ly Trần, nơi Trần Nhân Tông soạn kinh. Sau khi ngài viên tịch, am được dựng thành chùa Bồ Đá với nửa mái là vòm động, nửa còn lại vươn ra ngoài. Đồng thời, chùa cũng nơi duy nhất giữ tượng thờ, đồ thờ bằng đá trắng từ cuối triều Lê.
Chùa Bảo Sái
Chùa Bảo Sái nằm ở độ cao 700m, đặt theo tên gọi của đệ tử vua Trần. Trước đây chỉ là am trong động mang tên Ngôn Ngữ Viện. Hiện nay sau chùa là nơi biên soạn, lưu trữ kinh văn của Trúc Lâm Yên Tử.
Chùa Hoa Yên
Chùa Hoa Yên nằm ở vị trí trung tâm của hệ thống chùa Yên Tử cao hơn 534m so với mực nước biển. Nơi đây còn được biết đến với nhiều tên gọi như Chùa Cả, Chùa Chính, Chùa Yên Tử,… Trải qua hơn 200 năm, chùa đã được cải tạo rất nhiều lần với hình chữ công. Khu vực này thờ Phật theo cách thờ miền Bắc.
Chùa Đồng
Chùa Đồng, Thiên Trúc Tự nằm ở trên độ cao hơn 1.000m ở đỉnh Yên Tư. Nơi đây có khí hậu mát mẻ, sương phủ quanh năm. Chùa được tu sửa năm 2016, khánh thành năm 2007. Điều nổi bật nhất của chùa là đúc bằng đồng nguyên khối theo hình dáng đài sen.
Tượng An Kỳ Sinh
Tượng An Kỳ Sinh được dựng lên để tưởng nhớ vị đạo sĩ tu tiên. Người không chỉ hái lượm thảo dược tu thuốc trường sinh mà còn cứu chữa người. Để tỏ lòng kính trọng, người ta gọi núi này sau là An Tử Sơn, sau gọi tránh tên húy thành Yên Tử. Tượng được làm từ đá tảng cao 2.2m, mặt quay về hướng đông.
Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tượng được dựng từ năm 2009 với Ban quản trị sự giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh làm chủ đầu tư. Tượng đúc từ đồng nguyên khối, trên bệ cốt thép cao tổng chiều cao 12.6m. Tượng nặng tới 128 tấn, tọa lạc ở vị trí hơn 1.000m.
Bãi đá chùa Đồng
Bãi đá chùa Đồng có hình dáng tựa như rùa thiêng chầu về đỉnh Yên Tử. Trong đá còn in dấu tích nhiều động thực vật như ốc, sò, sú, vẹt,… Phía dưới có phiến đá cao 5m, rộng 2m hình như oản dâng Phật được coi là Bia Phật. Mặt trước 2 chữ theo hàng dọc đã mờ chỉ còn chữ Phật, hàng ngàng viết Tứ Tự Hồng Danh.
Am Ngự Dược
Am Ngự Dược nằm ở xã Thượng Yên Công, Uông Bí là nơi bào chế dược, am Thung là nơi sản xuất. Thuốc từ đây không chỉ dùng cho Thiền Sư mà còn cấp cho triều đình, dân chúng. Am hiện giờ chỉ còn lại dấu tích nhưng vẫn thể hiện khá rõ cấu trúc ba gian hình chữ Đinh.
Khu di tích lịch sử nhà Trần
Khu di tích nhà Trần nằm trên địa bản Đông Triều, Quảng Ninh với diện tích hơn 22.000 ha. Phần lớn diện tích này thuộc các xã: Anh Sinh, Bình Khê, Tràng An, Thủy An. Chính sử cũng ghi lại quê gốc nhà Trần.
Hệ thống di tích này bao gồm nhiều loại từ lăng mộ, đền, miếu, quán, chùa tới tháp. Bên trong ẩn giấu nhiều văn bia, sắc phong, câu đối có giá trị văn hóa sâu sắc. Và hầu hết chùa, tháp Đông Triều đều thuộc quần thể chùa pháp của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Ngoài những cái địa danh dưới đây, có rất nhiều cái tên khác để tham khảo như Lăng Tư Phúc, Tái Lăng, Mục Lăng, Ngải Sơn lăng, Phụ Sơn Lăng, Hy Lăng, Thái tổ miếu, Am Mộc Cáo,…
Chùa Ngọa Vân
Chùa Ngọa Vân thuộc xã Tràng An, thị xã Đông Triều, Quảng Ninh. Tên gọi chùa mang ý nghĩa nằm trong mây, ám chỉ độ cao hơn 600m với kiếc trúc đậm nét thời Hậu Lê. Bao quanh là thảm thực vật xanh tươi cùng mây phủ. Phía xa chùa là song Cầm uốn lượn.
Chùa Quỳnh Lâm
Chùa Quỳnh Lâm tọa lạc tại Tràng An, Đông Triều, Quảng Ninh. Được dựng trên đồi thấp bao bọc xung quanh là núi non, chùa trông như một viên ngọc quý. Theo tiếng Hán, Quỳnh mang nghĩa viên ngọc đỏ, lâm là rừng. Ở thời Trần, chùa được xây dựng để trở thành trung tâm Phật giáo lớn nhất.
Đền An Sinh
Đền An Sinh thuộc xã An Sinh, Đông Triều. Khu gồm 1 ngôi đền, lăng mộ của các vị vua Trần trong khoảng 20km. Khu vực đền rộng khoảng 80.000m2. Gần cổng có 14 hàng nhãn cổ thụ biểu trưng cho 14 đời vua Trần. 8 cây vạn tuế trước đền biểu thị cho 8 vị vua được thờ tự. Do xói món, đền được phục dựng lại vào năm 2000.
Chùa Trung Tiết
Chùa Trung Tiết thuộc thôn Nghĩa Hưng, xã An Sinh, Đông Triều. Tên chùa hàm ca ngợi tấm lòng trung của 2 vị bề tôi của Trần Anh Tông. Tổng thể chùa gồm cổng tam quan, cổng phụ, tam quan, nhà mẫu, đền thờ. Ngoài ra, một số công trình phụ như nhà tăng, nhà khách, cảnh quan,…
Chùa Hồ Thiên
Chùa Hồ Thiên tên chữ là Trú Phong Tự thuộc Bình Khê, Đông Triều. Chùa năm phía nam núi Phật Sơn ở độ cao 580m. Theo Hán Việt, tên chùa nghĩa là hồ nước của trời. Điều này cũng bắt nguồn từ câu chuyện trước trong hồ trồng sen thường có đôi chim nhạn bay tới. Dưới thời Trần, đây cũng là chốn tu hành của cao tăng sau khi rời chùa Quỳnh Lâm.
Chùa quán Ngọc Thanh
Chùa thuộc thôn Đạm Thủy, xã Thủy An, Đông Triều bao gồm đạo quán và chúa. Chùa cách trung tâm Đông Triều khoảng 4.5km. Nơi này được xây dựng cuối thời Trần với công trình lưng tựa núi. Do đạo giá không còn cường thịnh nên địa điểm này dần chuyển thành nơi chuyên thờ Phật.
Một số địa điểm khác tại quần thể Yên Tử
Thực tế, hệ thống di tích, danh thắng Yên Tử không chỉ giới hạn trong khu vực Quảng Ninh. Hàng chục địa điểm nổi bật trải dài với giá trị nổi bật, đặc biệt là sườn Tây Yên Tử. Mỗi một ngôi chùa, tháp đều in đậm chất Phật giáo thời Lý – Trần.
Dưới đây là một số địa điểm còn lại thuộc khu vực Bắc Giang và Hải Dương.
Khu vực Tây Yên Tử, Bắc Giang
- Chùa Vĩnh Nghiêm (thôn Quốc Khánh, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng)
- Chùa Am Vãi (xã Nam Dương, huyện Lục Nam)
- Khu di tích – danh thắng Suối Mỡ (xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam)
- Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử (huyện Lục Nam và Sơn Động)
- Chùa Cao, chùa Hòn Tháp, chùa Non, chùa Bình Long (huyện Lục Nam)
- Vũng Tròn, Khe Rỗ (xã An Lạc, huyện Sơn Động)
- Khu Đồng Thông (xã Tuấn Mậu)
- Thác Ba Tia (thị trấn Thanh Sơn, huyện Sơn Động)
Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc – Thanh Mai (thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương)
- Chùa Côn Sơn (Khu dân cư Tiên Sơn, phường Công Hòa)
- Đền thờ Nguyễn Trãi (Khu dân cư Tiên Sơn, phường Cộng Hòa)
- Đền thờ Trần Nguyên Đán (Khu dân cư Tiên Sơn, phường Cộng Hòa)
- Ngũ nhạc linh từ (thôn An Mô, xã Lê Lợi)
- Am Bạch Vân (Bàn cờ tiên), (thuộc địa bàn Khu dân cư Tiên Sơn, phường Cộng Hòa)
- Đăng Minh bảo tháp (Khu dân cư Tiên Sơn, phường Cộng Hòa)
- Hồ Côn Sơn (Khu dân cư Tiên Sơn, phường Cộng Hòa)
- Suối Côn Sơn (Khu dân cư Tiên Sơn, phường Cộng Hòa)
- Đền Kiếp Bạc (thôn Vạn Yên xã Hưng Đạo)
- Sinh từ (thôn Vạn Yên, xã Hưng Đạo)
- Đền Nam Tào (thôn Dược Sơn, xã Hưng Đạo)
- Đền Bắc Đẩu (thôn Bắc Đẩu, xã Hưng Đạo)
- Vườn thuốc Dược Sơn (thôn Dược Sơn, xã Hưng Đạo)
- Ao Cháo (thuộc địa bàn thôn Bắc Đẩu, xã Hưng Đạo)
- Sông Vang – Xưởng thuyền (thôn Vạn Yên, xã Hưng Đạo)
- Hố Thóc (thuộc địa bàn thuộc thôn Cung Bẩy, xã Lê Lợi)
- Viên Lăng (thôn Vạn Yên, xã Hưng Đạo)
- Núi trán rồng (thị xã Chí Linh)
- Sông Lục Đầu (xã Hưng Đạo)
- Chùa Thanh Mai (thôn Thanh Mai, xã Hoàng Hoa Thám)
Gợi ý xem thêm: