Suốt hành trình du lịch Hà Giang, du khách sẽ không khỏi choáng ngợp trước thiên nhiên kỳ vĩ. Xen lẫn giữa rừng xanh bạt ngàn là các ngôi nhà trình tường của người H’Mông. Khác với mô hình tránh nóng dưới xuôi, kiến trúc nhà tại Hà Giang được tạo nên để chống chọi lại với thú dữ cùng giá lạnh.
Thời tiết lạnh giá giữa bạt ngàn rừng núi đã ảnh hưởng sâu sắc tới kiến trúc nhà ở của người H’ Mông, Hà Giang. Để đối chọi với khí hậu khắc nghiệt, thiết kế nhà tường dày đặc, ít cửa với mái ngói, mái lạ đã được tạo ra. Sự phổ biến rộng rãi đã biến cấu trúc nhà trình tường trở thành nét đẹp văn hóa của dân tộc H’Mông cư trú trên vùng đất Hà Giang.
Xem thêm: Hành trình chinh phục Tà Chì Nhù
Hàng rào đá nhà trình tường: Sự thô mộc và “nghệ thuật sắp đặt”
Khác với kết cấu nhà ở dân tộc Lô Lô, Dao, Tày, nhà trình tường người H’Mông được bao quanh bởi hàng rào đá. Dãy tường này được dựng nên hoàn toàn từ những viên đá thô xếp khít, không cần tới xi măng hay gạch vữa.
Quá trình tạo nên hàng rào đá là cả một sự kỳ công. Trước tiên người H’Mông đi nhặt đá núi đủ muôn kiểu hình thù. Công việc này đòi hỏi phải mất mấy tháng để thực hiện. Bước xếp đá đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mẩn của người thực hiện để làm sao bức tường không nghiêng ngả, hỏng hóc trước thời tiết khắc nghiệt của vùng cao.
Tường bao quanh nhà trình tường chủ yếu dùng để khoanh vùng diện tích nhà ở với lối đi bên ngoài. Tường chỉ cao ngang nửa người nên bạn có thể dễ dàng quan sát trong sân ngay khi đứng ngoài. Ở chính cửa chính, hàng rào sẽ được đặt thêm cổng gỗ có mái.
Có gạch vữa đã khó song người H’Mông lại chọn cách đơn sơ nhất là lèn khít chằn chặn. Quả điều này khiến bất kỳ du khách nào tận mắt chiêm ngưỡng ngôi nhà này không khỏi ngả phục.
Xem thêm: Tổ chức lễ hội hoa tam giác mạch 2020
Kết cấu độc đáo của nhà trình tường
Bước qua cổng là tới nhà trình tường. Khi bước vào trong, người ta có thể cảm thấy ngay sự tách biệt rõ rệt giữa các không gian.
Cũng như các mô hình nhà trình tường của dân tộc khác, nhà người H’Mông được xây sát ngay trên nền đất, không được dựng móng cầu kỳ.
Do đó, nhà cũng chẳng cần cột cọc cầu kỳ với máy móc mà nện đất bằng cách thủ công. Các bức tường được làm chắc chắn, dày dặn nhằm chống lại thú dữ, thời tiết khắc nghiệt quanh năm.
Thành phẩm phải có bề mặt phẳng phiu, vững chãi, góc cạnh vuông góc, sắc nét.
Dù kích cỡ ra sao thì nhà trình tường H’Mông vẫn cần đảm bảo 3 gian. Trong đó, gian trái là chỗ ngủ của vợ chồng gia chủ, đồng thời để đặt bếp lò. Gian phải dùng để giường khách, bếp sưởi.
Chức năng gian trung tâm khá giống miền xuôi, dùng làm nơi tiếp khách, thờ cúng tổ tiên. Sàn gác dùng cất đồ đạc, lương thực còn chái nhà để làm không gian lao động.
Ở trước cửa chính người ta thường treo tấm vải đỏ để trừ tà. Kết cấu nhà trình tường Hà Giang thường gồm 1 cửa chính, 2 cửa sổ, 1 cửa phụ.
Về phần cửa phụ, người H’Mông thường dùng đưa đồ người chết khi tang ma. Tới khi đem chôn mới rước qua cửa chính. Chuồng gia súc được đặt chếch cử, tránh trực diện với hướng gió thổi tới mùi xú uế.
Xem thêm: Bật mí các hoạt động vui chơi Trung thu không thể bỏ qua
Ngả mũ trước cách làm nhà trình tường thủ công
Không phải loại đất nào cũng có thể làm nhà trình tường. Đất được chọn cần có độ kết dính cao để khi nện không bị bở vụn. Trước khi làm tường, người dân sẽ làm bỏ sạch lá cây, cỏ, đá lẫn trong đất và chuẩn bị khuôn gỗ. Kích thước khuôn áng chừng dài 1.5m, rộng 0.5m.
Trong khi trình tường, người H’Mông kiêng người lạ, phụ nữ xuất hiện. Đầu tiên, người ta đổ đất sét khuôn nẹp chắc rồi dùng gỗ nện thật lực. Khi này, chủ nhà hay nhờ cậy vài chục thanh niên khỏe mạnh tới giúp.
Tới khi nào đất ép chặt, tháo khuôn mất giữ vuông chằn chặn tức là đã hoàn thành 1 tầng. Tất cả nhà đều được làm hoàn toàn từ đất, không có sử dụng cột để định hình hay chống đỡ. Quá trình làm hoàn toàn bằng tay, không có máy móc can thiệp.
Hành động này được lặp lại tới tầng 5-6 thì coi như hoàn thành phần tường nhà. Mỗi tầng cao 50-70cm. Điều thú vị là một số trường hợp người Tày lại làm tới tầng 7-8. Đồng bào người H’Mông bên Pha Long, Mường Khương, Lào Cai còn làm tới cả 9 tầng.
Xem ngay: Trải nghiệm nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải lanh của người H’Mông
Quá trình nện đất tới tầng 5-6 coi như hoàn thành. Cá biệt, một số người H’Mông ở nơi khác có thể xây tới 8-9 tầng.
Quá trình làm nhà trình tường được thực hiện bằng tay, hoàn toàn không có sự can thiệp của máy móc.
Sau khi trình tường, người xây dựng bắt đầu đưa cây chặt từ rừng lên nóc làm cột cái, cây đòn. Khung nhà bên trong được làm bằng gỗ cốt để chia phòng.
Với người H’Mông ở Hà Giang, 2 cột này có ý nghĩa tâm lý rất lợn, đặc biệt dịp ma chay. Do đó, gia chủ phải chọn ngày hợp tuổi để chặt cây. Thủ tục xin cây từ thần rừng bao gồm 3 nén nhan, 3 tờ giấy bản căm dưới gốc cây. Cột tượng trưng cho chủ nhà nên cần phải thẳng, vững, không mối mọt.
Trong các loại mái lợp nhà trình tường, mái ngói âm dương là tốt nhất. Các ngói được xếp xen kẽ, ngăn ngửa giúp nước dễ thoát, mát mẻ hơn. Sự kết hợp giữa tường dày và ngói thoáng giúp nhà điều hòa nhiệt độ dễ dàng, ấm áp về đông, mát mẻ về hè.
Các cửa phụ, cửa thoáng khí được thiết kế mở vào trong. Bản lề hay then chốt sắt ở cửa được ví như vật sắc nhọn đâm vào lòng. Đó là biểu trưng cho sự xấu xa, không hiểu khác. Do đó, toàn bộ cửa nhà trình tường Hà Giang để làm bằng gỗ.
Hòa cùng cảnh vật thơ mộng
Dù có phóng khoáng tới đâu, người dân H’Mông cũng không bao giờ đánh mất sự lãng mạn. Các cây đào, cây mận bên cạnh nhà đơn sơ càng làm nổi bật cái nét thơ mộng đầy giản dị. Rồi cứ tới cuối đông sang xuân, cây hoa trắng, hồng kề sát bên bức tường rêu phong phải du khách nào cũng phải bần thần đôi phút dù chỉ ghé ngang qua.
Tất cả đã tạo nên khung cảnh thiên nhiên thân mật giữa bạt ngàn núi rừng hùng vĩ. Và nếu bạn đã sẵn sàng cho hành trình tâm hồn, hãy dành ra vài phút để cảm nhận phút giây lắng đọng tại vùng đất Hà Giang.