Bật mí các hoạt động vui chơi Trung thu không thể bỏ qua

Trung thu là dịp mà các bé thỏa sức chơi đùa sau những giờ học căng thẳng. Để ngày lễ thêm phần thú vị, nhiều  chương trình đã được tổ chức nhằm mang tới cho các em sân chơi bổ ích nhất. Vậy hoạt động vui chơi Trung thu có gì thú vị? Cùng tìm hiểu trong bài viết duới đây.

Rước đèn Trung thu

Rước đèn là hoạt động vui chơi Trung thu phổ biến trong mỗi đêm hội Trăng rằm. Lễ hội thường được tổ chức bởi ban quản lý chung cư, chính quyền địa phương hoặc các cụm dân cư.

Trong đó, một chiếc đèn ông sao lớn là vật dụng không thể thiếu. Nhiều địa phương còn tổ chức cuộc thi xem xóm nào làm đèn khéo nhất.

Trong quá trình rước đèn, mỗi cá nhân thường mang theo đèn nhỏ tự chuẩn bị. Các hình thù đa dạng như đèn ông sao, đèn con cá, đèn thỏ làm không khí càng trở nên đa dạng, tưng bừng hơn cả.

Học làm bánh Trung thu

Bánh Trung thu là một món ăn cổ truyền được nhiều  bé vô cùng yêu thích. Món bánh không chỉ ngọt ngào mà ẩn chứa đằng sau biết bao tinh hoa văn hóa dân tộc. Hoạt động tự làm bánh Trung thu khích lệ bé tự lập hơn mà vun đắp tinh thần “uống  nước nhớ nguồn” trông trẻ.

Từ các nguyên liệu sẵn có, các bé sẽ được thợ làm bánh hướng dẫn tỉ mỉ từng công đoạn. So với bánh dẻo, bánh nướng có phần phức tạp hơn đòi hỏi bé phải thật tỉ mỉ.

Đặc biệt, các chương trình đêm hội Trăng rằm thường tổ chức thi đua xem ai làm bánh đẹp ngon nhất với phần quà hấp dẫn. Nếu không, các bé sẽ được chia các nhóm nhỏ để xem nhóm nào làm nhanh, khéo tay nhất. Điều này làm thêm phần không khí phấn khởi, rộn rã.

Khi kết thúc chương trình, thành phẩm của bé có thể chưa được như ý nhưng chiếc bánh tự tay làm ra sẽ khiến trẻ không khỏi háo hức. Và đừng quên nhắc bé dành tặng món quà ý nghĩa này cho ông bà và những người thân yêu nhé!

Học làm đồ chơi Trung thu

Ngày nay, đồ chơi Trung thu với muôn vàn mẫu mã được bày bán trên khắp các con đường, cửa tiệm. Điều này  vô tình khiến nhiều người vô tình quên đi hoạt động tự làm đồ chơi  đêm Rằm vào bao thời kỳ cấp.

Ấy là khi mặt hàng đồ chơi nhựa đắt đỏ vẫn còn chưa xuất hiện. Do đó, phần lớn gia đình thường tự làm đồ chơi trẻ từ vật liệu có sẵn như bìa, giấy bồi, thanh tre,… Thế mà người ta vẫn tạo ra được các món đồ chơi dày dặn, bắt mắt với đủ hình thù. Nào là trống bỏi, đèn cù, đèn kéo quân. Nào là tàu thủy, tò he, chong chóng.

Đồ chơi nhựa dễ mua nhưng cũng chóng chán. Đó cũng là lý do hoạt động làm đèn Trung thu được tổ chức để bé thêm hiểu và yêu thêm thành quả của sự lao động.

Trong hầu hết các chương trình, hoạt động vui chơi Trung thu này thường được dẫn dắt bởi nghệ nhân dân gian. Họ là người thấu hiểu từng bước thực hiện cùng nhiều điều thú vị ẩn sau món đồ chơi tưởng như dung dị này. Các câu chuyện thú vị về văn hóa được lồng ghép để tăng thêm sự thú vị và ý nghĩa cho hoạt động.

Để sự kiện trở nên sôi động hơn, ban tổ chức thường mở thêm cuộc thi làm lồng đèn với các tiêu chí như đèn to nhất, đẹp nhất hoặc nhanh nhất. Sau đó, các bé có thể dùng tham gia hội rước đèn và mang tặng những người thân yêu.

Tổ chức văn nghệ đêm Rằm

Chẳng có chương trình vui chơi nào có thể vắng bóng được văn nghệ. Với các bé yêu ca múa nhạc, đây thực sự là phần không thể bỏ qua.

Ngoài các tiết mục được chuẩn bị sẵn, một số chương trình còn tổ chức các phần giao lưu, tương tác. Đó thường là múa, hát, kể chuyện, diễn kịch hoặc tham gia trò chơi. Hãy khuyến khích tham gia trẻ thỏa sức năng khiếu bản thân nhé!

Phá cỗ Trung thu

Phá cỗ Trung Thu là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta. Hầu hết đồ ăn bày trên mâm cỗ là món ngọt như bánh nước, bánh dẻo, kẹo, bánh quy, trái cây,… Điểm nhấn đặc biệt nhất của mâm là các loại trái cây được cắt hình thù độc đáo, đẹp mắt.

Thêm vào đó, các chiếc đèn với đủ màu sắc được bày xung quanh mâm. Việc chọn trái cây và thứ tự đặt ở 2 miền có sự khác biệt nhất định. Nếu ở miền Bắc người ta lựa đồ theo ngũ hành thì miền Nam phối đồ bằng các từ đồng âm.

Khi hoàn thành, mâm cỗ Trung thu được bày giữa sân để cúng tổ tiên. Lúc trăng lên cao cũng là thời điểm cả gia đình quây quần phá cỗ.

Đại đoàn viên chính là tinh thần mà hoạt động Trung thu này hướng tới. Tuy nhiên, nét đẹp này đang mai một dần. Đó cũng là lý do hoạt động này cực kỳ phổ biến trong các chương trình đêm hội Trung thu. Tại đây, các bé không chỉ được thưởng thức hương vị và tinh thần cổ truyền đúng nghĩa nhất.

Tham gia trò chơi dân gian

Thông thường hoạt động vui chơi Trung thu này thường được tổ chức trên diện rộng với đội ngũ quản lý. Do đó, bạn có thể yên tâm về an toàn khi bé vui chơi. Các thông điệp ý nghĩa cũng được lồng ghép để hoàn thiện thế giới quan cho trẻ.

Trước khi chơi, các bé thường được chia thành các nhóm. Mỗi nhóm đều có người hướng dẫn, liên kết các thành viên trong đội. Biết đâu thiên thần nhà bé sẽ có thêm nhiều bạn mới sau chuỗi hoạt động này?

Bịt mắt bắt dê

Đây là trò chơi mọi người đứng quây thành vòng tròn với một người làm sói ở trong. Sau khi hát hết bài “bịt mắt bắt dê”, tất cả sẽ chạy tản ra để sói đuổi theo. Lúc bắt được, sói sẽ đoán tên người bị bắt để thay mình làm sói.

Rồng rắn lên mây

Trò chơi này chia thành 2 nhóm, 1 thầy thuốc và 2 nhóm làm rồng rắn. Các sẽ hát hết bài “ Rồng rắn lên mây” và tới trước mặt thầy. Nếu thầy trả lời và xin khúc tương ứng với số người trong hàng, thầy sẽ đuổi bắt người đó. Nhiệm vụ của các bé còn lại là bảo vệ người này. Nếu thầy bắt được thì coi như toàn nhóm thua.

Truy tìm báu vật

Hoạt động này đòi hỏi không gian đủ rộng và chia thành nhiều khu vực. Ban tổ chức thường chia bé tham gia thành nhiều nhóm nhỏ. Trẻ cần trải qua nhiều thử thách, giải đố để tìm được kho báu cuối cùng.

Bịt mắt đập niêu

Ở trò chơi này, ba mẹ có thể tham gia cùng các bé. Hoạt động nào có thể chơi đơn hoặc chơi theo nhóm. Ở một số sự kiện, bố hoặc mẹ sẽ cõng bé để đập niêu trên cao. Đồ vật này cũng có thể được đổi thành vật phẩm cho người chiến thắng.

Hóa trang nhân vật

Các bé sẽ được thông báo trước chủ đề để hóa trang thành nhân vật yêu thích trước khi tới dự. Cầu kỳ hơn nữa thì trẻ được chuẩn bị các vật dụng như bìa, giấy màu, bút, hồ dán để làm trang phục hoặc mặt nạ ngay tại sự kiện.

Trốn tìm

Việc phân chia người bịt mắt và đi trốn được quyết định bởi oẳn tù tì. Người thua sẽ phải úp mặt vào tường rồi đếm tới 100. Những người còn lại đi trốn. Khi tìm ra người ẩn nấp, vị trí sẽ được đổi luân phiên.

Tham quan làng nghề

Đây là hoạt động vui chơi Trung thu ngoại khóa khá quy mô. Nếu bạn có nhiều thời gian, hãy cùng trẻ tham gia chương trình này. Việc tiếp xúc trực tiếp với quá trình sản xuất đèn truyền thống hay tranh dân gian giúp phát huy trí sáng tạo và óc tìm tòi của bé.

Ngoài ra, cha mẹ và bé sẽ được tham gia thêm các chương trình dã ngoại, cắm trại, trò chơi tập thể,… trong chương trình này.

Nguyễn Hồng Ngọc
Nguyễn Hồng Ngọchttps://vivu.net
Vivu quan niệm rằng một chuyến du lịch tuyệt vời không phải là bạn đi được bao xa, thử được bao nhiêu thứ đặc sản, mà là những trải nghiệm, sự đồng điệu của trái tim và cảm xúc ở mỗi miền đất mà bạn đã cùng Checkin đặt chân đến.

Related Stories

spot_img

Khám phá

10 điểm du lịch mùa lúa chín đẹp nhất miền bắc

Xuất phát từ một quốc gia nông nghiệp và một phần không thể tách...

Thảo nguyên Suôi Thầu, Xín mần – đẹp ngất ngây như trong chuyện cổ tích châu Âu

Thảo nguyên Suôi Thầu (Hà Giang) là một trong những thảo nguyên đẹp bậc...

10 địa điểm du xuân đáng đến trong tháng Giêng

Để một năm mới bình an, may mắn, nhiều người thường tìm đến các...

2023 khám phá Nhật Bản, thiên đường của mèo

Nhật Bản được xem như một thiên đường của loài mèo. Người dân đất...

13 địa điểm lãng mạn cho tuần trăng mật ở Singapore trong năm 2023

Dù có diện tích bé nhỏ nhưng Singapore lại có nhiều cảnh quan tuyệt...

Đầu năm 2023 đến ngắm Đài Loan rực rỡ, dung hòa hiện đại và cổ điển

Tháng 1, tháng 2 đầu năm là mùa đông ở Đài Loan. Dù thời...

Danh mục

Bình luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here