Làng cổ Đường Lâm mở ra khung cảnh cổ kính với con đường gạch, tường đá ong, giếng nước, cây đa. Giữa chốn đô thị xô bồ, nơi đây quả là chốn yên bình lý tưởng cho quãng thời gian thư giãn ít ỏi.
Làng cổ Đường Lâm ở đâu?
Làng cổ Đường Lâm nằm trên địa bàn xã Sơn Tây, Hà Nội, cách trung tâm thị xã khoảng 5km. Nơi đây hiện có 9 thôn với diện tích 800ha. Ngôi làng cổ này nổi bật bởi cảnh quan cổ kính cùng bề dày văn hóa lịch sử.
Xưa kia Đường Lâm có tên gọi là làng Mía mang đậm chất văn hóa dân tộc Kinh. Ngôi làng này gắn liền với truyền thuyết Sơn Tinh, quê ngoại của Hai Bà Trưng. Đặc biệt, đây cũng là nơi duy nhất trong lịch sử Việt Nam sinh ra 2 vị vua, Phùng Hưng và Ngô Quyền.
Ngày nay, các chứng tích cổ tại làng chủ yếu nằm ở các thôn Đông Phụ (Mông Phụ), Đông Sàng, Cam Lâm, Đoài Giáp, Văn Miếu. Trong đó, Mông Phụ được xem là địa điểm cổ kính nhất nhì xứ Đoài. Khi ghé thăm, bạn còn có cơ hội thường thức dấu ấn từ thời văn minh lúa nước như giếng nước, sân đình,…
Đi Đường Lâm thời gian nào đẹp nhất?
Nếu xuất phát từ Hà Nội, bạn chỉ mất vài tiếng để đi xe máy. Tổng thời gian đi về, vui chơi khoảng tầm nửa ngày tới 1 ngày. Vốn là vùng đồng bằng nên đường đi cũng bằng phẳng. Do đó, nơi đây thường được chọn làm điểm thăm thú ngắn hạn.
Để có được chuyến đi lý tưởng nhất, bạn có thể tham khảo khoảng thời gian dưới đây:
- Thời gian đẹp nhất cho chuyến du lịch Đường Lâm là mùa lúa chín. Vào tháng 5 hoặc tháng 9, du khách có thể chứng kiến cảnh rơm khô được dàn đều quanh khắp đường làng.
- Từ tháng 6-8, bạn có thể kết hợp địa điểm này với một số khu nghỉ mát gần đây như Ao Vua, Khoang Xanh,…
- Vào tầm tháng 11, bạn có thể tranh thủ ghé thăm Vườn quốc gia Ba Vì để ngắm hoa dã quỳ và tạt bào Đường Lâm. Do hoa dã quỳ chỉ nở rộ khoảng 2 tuần, hãy theo dõi cẩn thận để không bỏ qua vẻ đẹp này nhé.
Làng Cổ Đường Lâm đi như thế nào?
Do vị trí địa lý gần gũi, du khách có rất nhiều lựa chọn để di chuyển từ Hà Nội tới làng cổ Đường Lâm.
Xe bus
Để di chuyển tới Đường Lâm bằng phương tiện công cộng, bạn có thể chọn những chuyển sau:
- Bus 70A Mỹ Đình – Trung Hà: Bạn tới điểm bến phà Đường Lâm rồi đi bộ là tới.
- Bus 71 (Mỹ Đình – Sơn Tây), 77 (Yên Nghĩa – Sơn Tây): 2 chuyến này dừng tại bến xe Sơn Tây. Khi xuống bến, bạn cần bắt xe đi tiếp 6km nữa để tới làng cổ Đường Lâm.
Xe máy hoặc ô tô
Với phương tiện cá nhân, bạn có 2 sự lựa chọn:
- Đại lộ Thăng Long>> Hòa Lạc>> rẽ phải theo biến báo đi Sơn Tây>> ngã tư Viện 105>> vòng xuyến trên Quốc lộ 32>> Trung Hà>> làng cổ Đường Lâm.
- Đường 32>> Trung Hà>> cầu Vĩnh Thịnh>> làng cổ Đường Lâm.
Di chuyển trong làng cổ Đường Lâm
Phương thức di chuyển phổ biến và tuyệt nhất là đi bộ quanh làng. Bạn có thể vừa thư thả ngắm cảnh vừa chụp ảnh lưu niệm. Nếu mang theo bé nhỏ, bạn nên mang theo xe đẩy để tiện đi lại;
Thêm vào đó, một số hộ gia đình trong làng cũng cho thuê xe đạp. Bạn có thể dùng xe để tiện cho việc thăm thú thêm các điểm quanh làng.
Lưu trú tại đâu ở Đường Lâm?
Đa phần khách ghé qua làng chỉ trong thời gian ngắn, do đó dịch vụ lưu trú tại đây không quá phát triển. Song bạn vẫn có thể lưu trú tại các homestay nếu có nhu cầu. Những trải nghiệm tại vùng quê yên bình hứa hẹn sẽ đem tới phút giây quý giá sau đời sống ồn ào, hối hả chốn thành thị.
Các địa điểm du lịch tại làng cổ Đường Lâm
Cổng làng Mông Phụ
Đây là chiếc cổng cổ duy nhất còn sót lại tại làng Mông Phụ. Dù lối vào làng có rất nhiều, đây vẫn được xem như cánh cửa chính của một ngôi nhà. Trong văn hóa Việt cổ, đây được xem là dấu mốc phân rõ không gian làng với bên ngoài.
Cổng làng Mông Phụ được dựng vào năm 1550 thời Lê Thần Tông. Kết cấu công thuộc kiểu “Thượng gia hạ môn”, có khung đỡ trong mái lợp ngói. Tường làng được làm từ đá ong đào, rồi lấy cát với vôi, mật làm chất kết dính mà dựng lên.
Hai cánh cửa được sử dụng gỗ lim dày khoảng 4 phân. Trên cánh cổng có 2 cối đá, 2 bánh xe gỗ bọc thép. Cạnh cổng là cây đa lớn được đồn đoán hơn 400 tuổi.
Đình làng Mông Phụ
Đình làng Mông Phụ thờ tự Đức Thánh Tản, vị thần thuộc tứ bất tử. Đình xây dựng vào năm 1553, tới năm 1859 mở rộng thêm đình ngoài với 2 dãy nhà bên tả hữu. Thêm vào đó là 4 cột nhà, tường bao quanh cùng câu đối, phù điêu nổi.
Ngôi đình này được coi là đình có quy mô lớn nhất Đường Lâm. 2 gian nhà đều có 4 lá mái chạm khắc hình mây, rồng bay. Ngói trên đình được xếp lớp hình vảy cá. Trên cột, xà nhà cũng được chạm khắc họa tiết tiêu biểu như rồng, tứ linh, phượng hoàng,…
Đặc biệt, khoảng sân rộng trước đình cũng được người dân tận dụng để phơi nông sản. Bên ngoài đình tụ tập khá nhiều hàng quán để khách du lịch thưởng thức hương vị địa phương.
Hệ thống nhà cổ
Bên cạnh cổng và đình làng, du khách tới Đường Lâm không thể bỏ qua hệ thống nhà cổ. Những ngôi nhà đặc trưng với ngói vảy cá, nguyên liệu cả từ phông thông tới đồ hiếm. Tường nhà chủ yếu được xây từ gạch đá ong vừa sẵn có vừa bền chắc.
Dưới đây là các ngôi nhà cổ nổi bật trong hệ thống:
- Nhà cổ Ông Thể (xóm Xui, thôn Mông Phụ)
- Nhà cổ ông Hùng (xóm Sui Dưới, thôn Mông Phụ)
- Nhà cổ Ông Huyến (xóm Xui, thôn Mông Phụ)
- Nhà cổ Bà Điền
- Nhà cổ Ông Vĩnh
Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh
Thám hoa Giang Văn Minh người làng Kẻ Mía trước tương truyền là bạn học của Phùng Công Thế và Lã Công Thời. Sau khi đỗ đạt cao, ông được cử trấn giữ vùng Nghệ An. Vào cuối năm 1638, ông được vua Lê, chúa Trịnh cử đi cùng Thiêm đô ngự sử và 4 phó sứ qua Trung Quốc.
Bằng tài trí của mình, ông đã thuyết phục vua Minh bỏ qua món nợ Liễu Thăng. Do đắc tội với vua Minh, ông bị đem mổ bụng bất chấp luật lệ song vẫn hoàn xác ông về quê hương chôn cất. Vì lẽ này, vua Lê Thánh Tông và chúa Trịnh đã truy tặng chức Công bộ Tả thị lang, đồng thời bái kiến linh cữu ông.
Hiện nay, lăng mộ, nơi đặt thi hài và nhà thở đều thuộc thôn Mông Phụ. Các phần khác như sân, cổng viền, họa tiết đều thuộc triều Nguyễn. Vào ngày 2/6 m lịch, nhân dân cũng tề tựu về để tưởng nhớ công lao của ông.
Nhà thờ giáo họ Mông Phụ
Nhà thờ Công giáo tại làng cổ Đường Lâm được xây vào năm 1954. Kiến trúc châu u đã tạo nên nét đẹp thú vị giữa lối kiến trúc Á Đông. Nơi đây được dựng nên từ khoản đóng góp của người dân.
Hiện nay, nhà thờ vẫn đón tiếp người dân giáo họ tới cầu nguyện. Tuy chưa cổ như hệ thống nhà tại đây nhưng nét xưa cũ của cả 2 như hòa quyện với nhau. Tất cả tạo nên bức tranh tổng hòa và đa dạng cho ngôi làng cổ này.
Chùa Mía
Chùa Mía có tên chữ là Sùng Nghiêm tự. Xưa kia chùa vốn chỉ có quy mô nhỏ. Vào năm 1632, phi tần chúa Trịnh Tráng Ngô Thị Ngọc Diệu ghé qua mới có ý tôn tạo này. Từ đó, người dân gọi bà là “Bà Chúa Mía và đúc tượng phối thờ.
Quần thể chùa gồm gác chuông, chùa Trung, chùa thượng, tòa tháp Cửu phẩm Liên Hoa. Trước tiền đường đặt tấm bia trên lưng rùa nói về việc trùng tu chùa. Mặt khác, chùa cũng nổi tiếng với 287 pho tượng, trong đó có 6 tượng đồng, 106 tượng gỗ, 174 tượng đất sơn son thiếc vàng.
Đền và lăng Ngô Quyền
Đền và lăng thuộc thôn Cam Lâm trên đồi Cấm. Đền được xây cao hơn lăng cách khoảng 100m, cả 2 kiến trúc đều quay mặt về hướng đông. Đây cũng được coi là vị thế đẹp nhất ấp Đường Lâm xưa. Thực tế, đền đã trải qua nhiều lần trùng tu, gần nhất là thời vua Tự Đức.
Đền được xây bằng gạch, ngói mũi hài, tổng thể khá nhỏ và khép kín. Phần Tiền đường có 5 gian với dáng vẻ trang nghiêm. Hiện phần này dùng để trưng bày về trận Bạch Đằng. Giữa gian Hậu cung đặt tượng thờ Ngô Quyền lớn.
Đình Phùng Hưng
Tuy nơi thờ tự Phùng Hưng có ở nhiều nơi nhưng đình tại Phùng Hưng vẫn được nhắc tới với quy mô lơn bất. Đình có kiến trúc độc đáo, in đậm nhiều giá trị lịch sử, văn hóa. Kiến trúc nơi đây mang đậm dấu ấn nhà Nguyễn thế kỷ XX.
Hình dáng đền thờ không phải từ đầu đã vậy. Thiết kế hiện tại có được từ cuộc đại trùng tu năm 1889. Trong đền có dựng bia Phùng tự bi ký tạc năm 1473 kể về tiểu sử của Ngài.
Ăn gì ở Đường Lâm?
Thịt quay đòn
Món thịt quay ở Đường Lâm có hương vị rất riêng. Nguyên liệu được chọn là thịt ba chỉ với lớp bì dày, ít tóp mỡ. Gia vị tẩm ướp như húng lùng, hành, hạt tiêu, mắm muối,… Trong đó, lá ổi non là thành phần quan trọng nhất để tạo nên sức hấp dẫn cho món ăn.
Gà mía
Gà mía nổi bật với vị ngọt, đậm đà, thịt chắc chứ không hề nhũn như gà công nghiệp. Da gà đặc biệt giòn, đặc biệt là loại trống thiến. Cách chăn nuôi thả vườn với thức ăn xanh cũng đem lại hàm lượng dinh dưỡng cao.
Bánh tẻ
Nguyên liệu làm bánh tẻ Sơn Tây không quá cầu kỳ. Chỉ với gạo tẻ, hành, mộc nhĩ là đủ để làm ấm lòng mọi du khách. Điều đặc biệt nhất của bánh tẻ Sơn Tây là bọc bằng lá chuối với hình dáng dài. Quả thực là đã miệng hơn hẳn so với bánh tẻ vùng khác.
Tương Mông Phụ
Tương làng Mông Phụ đặc sắc chẳng kém gì Nam Đàn hoặc Hưng Yên. Khi tới làng, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những chum đựng tương giữa sân nhà đá ong. Ấy thế mà ai ghé qua cổ trấn này cũng phải mang về thưởng thức cùng cả gia đình.
Kẹo dồi, kẹo lạc
Kẹo dồi, kẹo lạc có ở nhiều nơi nhưng không phải nơi đâu cũng say đắm như Sơn Tây. Chỉ mạch nha, đường, lạc đã đủ lưu luyến trái tim du khách. Nơi ngồi thưởng thức cũng không cần quá cầu kỳ. Chén trà nhỏ cùng sạp hàng ven đường là đủ râm ran câu chuyện cả chiều.
Chè lam
Chè lam là món ăn dân dã nức tiếng nhất tại Đường Lâm. Khi ghé thăm, bạn có thể bắt gặp thức quà này ở khắp ngoài ngõ trong làng. Thêm vào đó, đừng bỏ qua các món vặt bán cùng như kẹo lạc, oản, bỏng nhé.
Gợi ý xem thêm: