Một chuyến du lịch trải nghiệm mùa nước nổi miền Tây; bạn có thể đến bất kỳ tỉnh thành nào tại đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, dù đi đâu làm gì thì bạn cũng nên du lịch An Giang mùa nước nổi. VIVU tin rằng bạn chỉ có mê, mê và mê mà không thấy chán, chán, chán. Hãy tin chúng mình và hãy lên kế hoạch để đến An Giang vào mùa nước nổi ngay nhé!
An Giang ở đâu?
An Giang là một trong 13 tỉnh miền Tây Nam Bộ cách TPHCM 245km; phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp, phía bắc và tây bắc giáp hai tỉnh Kandal và Takéo của Campuchia; với đường biên giới dài gần 104 km; phía tây nam giáp tỉnh Kiên Giang, phía nam giáp thành phố Cần Thơ.
Đến An Giang bằng cách nào?
Để di chuyển đến An Giang, TPHCM bạn sẽ phải mất khoảng 4 – 6h đồng hồ bằng xe. Nếu đi từ Hà Nội, bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng máy bay, tàu hỏa hoặc xe khách vào thành phố Hồ Chí Minh; (hoặc đi máy bay vào Cần Thơ) rồi từ đây tiếp tục hành trình về An Giang.
Có 2 cách để đến An Giang là là đi xe khách hoặc đi xe máy. Xe khách bạn có thể đi xe Phương Trang, Mai Linh, Hiệp Thành, Hùng Cường,… xuất phát từ bến xe Miền Tây nhiều khung giờ trong ngày với giá vé khoảng 150 – 250 nghìn đồng.
Xe máy thì bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn và cần phải vững tay lái; nhưng đổi lại có thể dừng chân ghé thăm nhiều địa điểm nổi tiếng dọc đường. Khi lựa chọn du lịch An Giang bằng xe máy. Bạn có thể đi theo 2 cung đường là Sài Gòn – Cao Lãnh – Tràm Chim – An Giang – Campuchia; Sài Gòn – Đồng Tháp – An Giang – Kiên Giang – Phú Quốc – Campuchia.
Nên khám phá mùa nước nổi An Giang vào tháng mấy?
Được biết đến là tỉnh nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên của đồng bằng sông Cửu Long; cùng với Kiên Giang và thành phố Cần Thơ. Cho nên, mùa nước nổi ở An Giang thường bắt đầu vào đầu tháng 8 hoặc giữa tháng 8 dương lịch hàng năm. Cụ thể hơn, mùa nước nổi tại An Giang của vùng Tứ giác Long Xuyên; và các tỉnh thành của vùng Đồng Tháp Mười (Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp); thường bắt đầu vào khoảng giữa tháng 8 đến cuối tháng 12 dương lịch hàng năm.
Đây là hai vùng có diện tích ngập nước lớn nhất tại đồng bằng sông Cửu Long. Chính vì vậy mà vùng Tứ giác Long Xuyên và vùng Đồng Tháp Mười được xem là hai vùng có mùa nước nổi tiêu biểu nhất miền Tây.
Du lịch mùa nước nổi An Giang có gì thú vị?
Cũng như mùa nước nổi ở các tỉnh thành khác của hai vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên. Mùa nước nổi An Giang là nơi diễn ra bao hoạt động cuộc sống thú vị; của con người, cây cối và muôn vật. Đặc biệt, mùa nước nổi về là lúc An Giang khoác lên mình màu áo mới của mẹ thiên nhiên; đã âm thầm đang dệt trong 6 tháng khô hạn.
Đến An Giang trải nghiệm mùa nước nổi, thật khó có thể dùng hết lời hoa, thẩm mỹ; để miêu tả về vẻ đẹp nơi đây. Một vẻ đẹp bình yên, nhẹ nhàng, thơ mộng phủ lên toàn không gian và thời gian; trên những cánh đồng, khu rừng.
Không những vậy, mùa nước nổi về, An Giang như khác biệt hẳn đi so với những ngày thường. An Giang không còn nắng cháy. An Giang không còn rộn rã và An Giang không vội vàng. Mà An Giang đang quyến rũ, An Giang đang mộng mị rồi An Giang ngây thơ. Nói tóm lại, An Giang rất đẹp trong mùa nước nổi.
Du lịch mùa nước nổi ở An Giang nên đi đâu, làm gì?
Vốn nổi tiếng là vùng đất của nhiều cảnh đẹp sinh thái như rừng tràm Trà Sư, Búng Bình Thiên, sông Vàm Nao; hay cánh đồng thốt nốt tại núi Tạ Pạ. Vì vậy, một chuyến du lịch trải nghiệm mùa nước nổi tại An Giang bạn có thể đến các điểm này.
Khám phá rừng tràm Trà Sư
Hẳn những ai chưa từng đến An Giang thì chưa biết miếu Bà Chúa Xứ; và hẳn những ai đã từng đến Miếu Bà Chúa Xứ mà không đến rừng tràm Trà Sư; thì đã lỡ chuyến hẹn với An Giang. Vốn dĩ nói như vậy là vì miếu Bà Chúa Xứ và rừng tràm Trà Sư là hai điểm được xem như niềm hãnh diện của du lịch An Giang. Đặc biệt là rừng tràm Trà Sư, khu rừng ngập nước được xem là nơi có khung cảnh đẹp nhất trong mùa nước nổi miền Tây.
Đến đây, giữa một không gian thiên nhiên rộng lớn đang bao trùm một màu xanh mây trời và non nước. Cảm giác như đang đi vào từng khung bật cảm xúc sẽ vô cùng tuyệt hảo đến nhường nào. Và càng tuyệt hảo hơn khi tâm hồn được cảm nhận bao điều bình yên, giản dị; mà chỉ rừng tràm Trà Sư mới có.
Hòa mình vào nhịp sống cư dân tại Búng Bình Thiên
Nằm về phía Bắc huyện An Phú tại địa phận các xã Khánh An, Khánh Bình, Nhơn Hội, Quốc Thái. Búng Bình Thiên là một hồ nước ngọt trời ban có cảnh sắc vô cùng đẹp. Và càng đẹp hơn lúc nào hết khi An Giang đón mùa nước nổi về.
Theo tiếng địa phương, Búng có nghĩa hồ và đầm. Còn Bình là do mặt nước lúc nào cũng êm ả và Thiên có nghĩa là trời. Vì vậy mà người địa phương gọi đây là Búng Bình Thiên hoặc hồ nước trời (hồ nước trời ban).
Cái đặc biệt của hồ nước Búng Bình Thiên này là chỉ dâng lên và hạ xuống chứ không chảy. Mặc dù miệng búng thông với nhánh sông Bình Di và thường xuyên bị các dòng phù sa đỏ ngầu xâm lấn. Thế nhưng khi chạm đến miệng hồ thì dòng nước trở thành chiếc gương xanh biếc, rất trong lành.
Ngắm quan cảnh nơi cánh đồng thốt nốt núi Tà Pạ
Thông thường đi du lịch An Giang trong mùa nước nổi người ta rất ít đến tham quan, ngắm cảnh núi Tà Bạ. Ít ở đây là không phải vì núi Tà Pạ không đẹp; mà ít ở đây là do người ta không biết. Vì vậy mà bạn đừng như người ta khi đã xem qua bài viết này.
Phải nói rằng, mùa nước nổi về là lúc núi Tạ Pạ thay mình đổi sắc tuyệt đẹp trong không gian đa chiều. Đặc biệt vẻ đẹp này được ví như một tấm thảm rộng lớn; với những đồng lúa xanh ngắt và những hàng thốt nốt hiên ngang giữa trời xanh.
Xem thêm: Rong ruổi miền tây ghé thăm miệt vườn
Du ngoạn sông Châu Đốc tìm hiểu nghề nuôi cá trên các bè nổi
Cách trung tâm thành phố Châu Đốc khoảng 4km đường sông, làng bè nổi trên sông Châu Đốc là nơi bạn không thể bỏ qua khi đến An Giang mùa nước nổi. Một làng bè đóng vai trò chính trong việc thúc đẩy và phát triển kinh thế tại thành phố Châu Đốc. Một làng bè nuôi cá basa truyền thống trên sông mang trong mình bao nét phong tục, tập quán rất đặc trưng và thú vị.
Xem thêm: Lênh đênh sông nước với 7 chợ nổi ở miền Tây
Tham quan, tìm hiểu văn hóa các làng Chăm hồi giáo An Giang
Một chuyến du ngoạn tại An Giang nói chung và thành phố Châu Đốc nói chung. Nếu bạn đã du ngoạn sông Châu Đốc tìm hiểu nghề nuôi cá trên các bè nổi; thì không có gì mà không đến các làng Chăm gần đó.
Tại làng bè nổi trên sông Châu Đốc, chỉ cần đi khoảng 2km đường sông nữa về huyện An Phú là đến các làng Chăm nổi tiếng như Đa Phước, Châu Giang, Châu Phong … Đến đây, bạn sẽ được tham quan tìm hiểu nghề dệt thổ cẩm truyền thống; được tham quan nhà sàn, được tìm hiểu văn hóa hồi giáo và được ngắm nhìn những thánh đường tôn nghiêm.
Đặc sản mùa nước nổi An Giang
Chưa dừng lại, An Giang khi mùa nước nổi về là lúc ai đó ghé chơi sẽ được ăn; được thưởng thức bao món ngon đặc sản. Nào là canh chua bông điên điển, bông súng chấm mắm kho; lẩu mắm rau cù nèo, cá linh non nấu mẻ … Tất cả sẽ có hết khi mùa nước nổi về trên đất An Giang.
Ngoài ra, do nằm giáp biên với Campuchia nên ẩm thực An Giang có sự ảnh hưởng của ẩm thực Khmer. Thế nên, du lịch An Giang mùa nước nổi tháng 11; hay bất kỳ thời điểm nào trong năm cũng đừng bỏ qua cơ hội được thưởng thức những món mắm nổi tiếng nơi đây. Hay bún cá Châu Đốc với hương vị đậm đà, đặc trưng và không hề lẫn lộn; bánh bò thốt nốt ngọt béo lạ miệng, tung lò mò – món ăn truyền thống của đồng bào Chăm tại An Giang; hay Gỏi sầu đâu với hương vị lâng lâng khó tả,…
Xem thêm: 15 đặc sản miền tây không thể bỏ lỡ
Dẫu biết An Giang chẳng thể sánh bằng với những thắng cảnh nổi tiếng trên bản đồ du lịch Việt Nam; nhưng với sự bình dị, an yên của nó cùng vẻ đẹp rất riêng vào mùa nước nổi;, An Giang chắc chắc vẫn đủ sức cuốn hút và mê hoặc những người lữ khách phương xa. Với những kinh nghiệm du lịch An Giang mùa nước nổi trên đây; VIVU hy vọng bạn sẽ có một chuyến hành trình khám phá miệt sông nước xinh đẹp này thật trọn vẹn và đáng nhớ.