Chiêm bái đất Phật, vãn cảnh tiên tại chùa Thầy Quốc Oai

Nằm ở ngoại ô Hà Nội, chùa Thầy là một trong những trung tâm Phật giáo cổ tại Thăng Long. Mối quan hệ với tầng lớp triều đình Lý, Hậu Lê đã để lại lượng di sản văn hóa cân bằng cả về chất và lượng.

Chùa Thầy ở đâu?


Chùa Thầy còn gọi là chùa Cả, tên chữ Thiên Phúc tự nằm dưới chân núi Sài. Chùa thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội, cách trung tâm thủ đô 25km theo hướng tây Nam. Theo tên Nôm, Sài Sơn được gọi là núi Thầy nên chùa cũng được gọi tương tự.

Chùa Thầy được xây dựng vào thời nhà Đinh, gắn liền với quá trình tu hành tu hành đến ngày thoát xác của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Trong khi đó, chùa Láng lại gắn liền với khoảng thời gian đầu đời của Ngài.

Chùa Thầy

Lịch sử chùa Thầy


Quá trình xây dựng và cải tạo

Ban đầu, chùa vốn chỉ là một am nhỏ có tên Hương Hải. Trụ trì chùa Thầy lúc đó là Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Vua Lý Nhân Tông cho dựng lại thành 2 cụm gồm chùa Cao còn gọi Đỉnh Sơn Tự tọa lạc trên núi, chùa Dưới còn gọi là chùa Cả, Thiên Phúc Tự.

Đến đầu thế kỷ 17, Dĩnh Quận Công cùng hoàng tộc cho tiến hành việc trùng tu, dựng điện Phật, điện Thánh, nhà hậu, nhà bia rối đến gác chùa.

Tương truyền rằng chùa được dựng trên thế đất hình Rồng. Theo đó, ngọn Long Đẩu ở phía trước, bên trái chùa, còn lưng và bên phải dựa vào Sài Sơn. Nằm giữa núi Long Đầu và Sài Sơn là hồ Long Chiểu (Long Trì) tương tự vị trí hàm rộng.

Chùa Thầy

Tiểu sử Thiền sư Từ Đạo Hạnh

Lại kể tới Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Ngay từ nhỏ, ông đã tỏ ra khác biệt với người cùng trang lứa. Khi trưởng thành, Ngài đỗ đầu khoa Bạch Liên nhưng không làm quan. Chính mối thù cha đã giúp Thiền sư quyết theo đường tu đạo, sau đó cùng thầy Giác Hải,  Không Lộ qua Ấn Độ học pháp thuật.

Sau khi trở về, Ngài tới núi Sài tụng tập ngày đêm ngày. Khi trả thù xong, Thiền sư đi khắp tứ hải để mở rộng lòng thiền, ngộ ra tâm ấn. Hành trình kết thúc cũng là lúc Ngài trở về giảng đạo, hái thuốc, tổ chức trò chơi cho dân địa phương, đặc biệt là múa rối nước.

Chính vì lẽ đó, người dân  Ngài bằng Thầy vừa kính cẩn vừa gần gũi. Chùa và núi Ngài tu cũng gọi là chùa Thầy, núi Thầy.Thậm chí tổng này trong dân  gian còn gọi là tổng Thầy.

Một điều nữa là thuyết chuyển thế của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Theo tương truyền có 3 vị vua được cho là hóa thân của Thầy là Lý Thần  Tông, Lê Thần Tông và Lê Hiến Tông.Trong đó, thuyết chuyển thế thành vụ Lê Hiến Tông xuất phát từ việc mẹ Ngài tới cầu tự tại chùa Thầy trước năm 1461.

Cách di chuyển tới chùa Thầy


Chùa Thầy chỉ cách trung tâm khoảng 20km nên cung đường di chuyển khá thuận tiện. Tùy vào điều kiện, bạn có thể chọn đi bằng xe máy, ô tô hoặc xe bus.

Đi ô tô: Đại lộ Thăng Long>> Sài Sơn rẽ phải vào đường cao tốc>> chỉ dẫn vào nơi gửi xe.

Đi xe máy: Bạn chạy gom dọc Đại lộ Thăng Long>> cầu Sài Sơn rẽ phải>> chân núi chùa Thầy.

Đi xe bus: Bạn bắt chuyến bus 73 Bến xe Mỹ Đình  – Chùa Thầy đi khoảng 1 tiếng là tới. Do mỗi ngày chỉ có 6-10 chuyến, khoảng 10-20 phút/1 chuyến, bạn tốt nhất nên kiểm tra lịch chạy để căn thời gian cho chính xác.

Cầu Nhật Tiên Chùa Thầy

Kiến trúc di tích chùa Thầy


Chùa Thầy gồm nhiều kiến trúc nhỏ hợp thành “nội tiền công, hậu nhất, ngoại quốc”.

Thủy đình

Thủy đình được dựng lên ở giữa hồ Long Trì khoảng thời Hậu Lê. Chùa xây theo lối  phương đình với 1 gian 2 dĩ. Phần mái chồng hai tầng, 8 mái, các góc hình. Chùa được chúa Trịnh Sâm cùng vợ là bà Tuyên phi Đặng Thị Huệ xây dựng lên

Tổng thể Thủy đình được chia thành 2 cấp. Phần giữa ngập nước,trong khi 2 bên cao nổi trên mặt nước. Khu vực này cũng là nơi biểu diễn rối nước.

Thùy đình

Chùa Hạ (Tiền đường)

Chùa Hạ gồm 3 gian, 2 chái với kích thước 20x5x5,2m. Chùa cao hơn sân chùa 1m. Kết cấu có 4 hàng chân cột,  mái mũi hài, 4 đầu đao cong lên. Bộ mái chạm khắc hình lân, rồng, makara.

Chùa Hạ bài trí tượng Đức Ông, Thánh Hiền. Hệ thống cửa theo kiểu bức bán, ván nong kiểu lá gió. Hai  đầu hồi tạo hình kiểu vỉ ruồi, khắc hình mặt trời, hoa cúc xen lẫn mây hình mác.

Chùa Trung (Thượng điện)

Chùa Trung gồm 3 gian, 2 chái với kích thước 20×9,5×5.5m. Nền chùa cao hơn chùa Hạ 0.5m. Trong Thượng điện đặt khám thờ với hệ thống cửa bức bàn gỗ khá thoáng. Mái lợp ngói kiểu mũi hái, các góc hình đầu đao cong vút.

Chùa Trung (Thượng điện)

Chùa Thượng (Điện Thánh)

Chùa Thượng nằm tách biệt hẳn ở đỉnh núi. Chùa gồm 1 gian 2 chái với kích thước 14.7×11.7x6m. Trong bộ khung chùa có 1 cột gỗ ngọc am, 1 cột gỗ chò vẩy. Bên trong trang trí khá ít song bên ngoài lại chạm trổ cực kỳ phong phú như rồng, phượng, vân mây, cánh sen,…

Đây là nhà thánh đặt tượng Di Đà Tam Tôn, Thích Ca, 3 kiếp Thiền sư Từ Đạo Hành. Ban thờ Lý Thần Tông đặt 1 đôi phượng hoàng, 2 tượng Phỗng đời Lê. Phía sau chùa là hệ thống bạc đá điêu khắc thời Trần. 

Cầu Nhật Tiên và Nguyệt Tiên

2 cầu này được dựng lên từ sân nhìn ra hồ Long Trì trông như 2 râu giống. Địa điểm này được xây bởi Phùng Khắc Khoan vào năm 1602. Nếu cầu Nhật Tiên dẫn tới hòn đảo có đền thờ Tam Phủ thì cầu Nguyệt Tiên dẫn lên núi.

Đền Tam Phủ

Đền Tam Phủ nằm trên hòn đảo nhỏ, nơi cầu Nhật Tiên dẫn đến. Đền có kích thước 7x5m với 3 gian 2 dĩ nhỏ, 4 lá mái. Đền được dựng lên từ đá tổ ong với ngói mũi hài, lá mái tàu đao, bộ khung kiểu chồng rường bảy hiên. Theo nghiên cứu, ngôi đền này mới được dựng vào triều Nguyễn.

Hang Cắc Cớ chùa Thầy

Hang Cắc Cớ được ví như Sơn Đoòng thu nhỏ. Để đến được hang, bạn cần  vòng qua sau chùa rồi leo một đoạn qua khối đá sắc. Khi tới nên, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp đặc sắc và cực kỳ linh thiêng.

Hang Cắc Cớ

Hệ thống tượng thờ tại chùa Thầy


Tượng Di Đà Tam Tôn

Tuy nhiên, những pho tượng kỳ công nhất chủ yếu nằm tại chùa Trên. Ở vị trí cao nhất là tượng Di Đà Tam tôn tạc thời Mạc với tượng Phật A Di Đà ở giữa. Tượng Quan Thế  m đặt bên phải ngồi co chân phải, buông chân trái, tay cầm phất trần. Pho Đại Thế Chi đặt bên còn lại, ngồi khoanh chân, 2 tay bắt ấn mặt phùng.

Phía dưới là tượng Thiền Sư Đạo Hạnh ở kiếp đầu, tạc khoảng thế kỷ 19. Ngài ngồi xếp tròn trên bệ sen đặt trên sư tử, dưới cùng là bệ bát giác. Tượng tạc đội mũ hình hoa sen, mang áo vàng. Khuôn mặt thể hiện rõ nét khắc khổ.

Vào năm 2014, 3 pho tượng Di Đà Tam tôn được công nhận là Bảo vật quốc gia.

Tượng Thiền sư 3 kiếp

Tiếp đến, bên phải tượng Thiền sư đặt pho tượng miêu tả kiếp Vua Lý Thần Tông khoác long bào, ngồi ngai vàng.  Phía bên trái đặt pho tượng miêu tả kiếp Thánh có cốt tre.

Điều độc đáo là tượng Thánh có thể cử động, xưa kia còn tự động nhổm được lên khi có người vào. Điều này thể hiện rõ dấu ấn của nghệ thuật múa rồi xứ này. Sau quan nhà Nguyễn cho rằng điều này không cần thiết với một vị thánh nên tháo kết cấu khớp nối để tượng ngồi yên.

Cả 4 bức tượng Tam Tôn và Thiền sư được đặt bế đá tạc thời Trần. Bệ làm theo hình hoa sen, bộ mặt khắc rồng, hoa lá, đồng thời chạm thần điểu Gauruda tại 4 góc.

Các pho tượng khác

Hiện số tượng Phật tại chùa Thầy là 36 pho, xếp thứ 3 về lượng tượng cổ chỉ sau chùa Mía (252 pho) và chùa Cói (37 pho). Trong đó, tòa Điện Phật đặt 6 lớp tượng.

Tại chùa Hạ, các pho tượng miêu tả hình Đức Ông, bên cạnh là bình phong mô tả địa ngục. Các pho tượng Kim Cương đều mô tả tư thế mạnh mẽ, sinh động. Đặc biệt, 2 pho tượng Hộ pháp tại chùa Trung được công nhận lớn nhất tại Việt Nam. Tượng Hộ pháp cao tới 4m, dù làm bằng đất thó, giấy bản, mật, trứng vẫn giữ được hình dáng sau hơn 300 năm.

Ngoài ra, chùa còn đặt pho tượng cha mẹ Thiền  Sư là ông Từ Vĩnh, bà Tăng Thị Loan cùng đồng đạo của Ngài là Thiền sư Minh Không, Thiền sư Giác Hải. Một số bức tượng khác có thể kể tới như Di Lặc, Thích Ca sơ sinh, Nam tào, Bắc Đẩu, Diệm Nhiên, Chúa Ông, Thổ địa, Thập Bát La Hán,…

Các di sản văn hóa khác


Ngoài hệ thống tượng điêu khắc kể trên, quần thể chùa Thầy còn lưu giữ rất nhiều di sản văn hóa có giá trị khác.

Di sản văn hóaThông tin
Cột gỗ Kim Giao2 cây cột gỗ quý này nằm ở chùa Thượng có tuổi đời hơn 940 năm. Đây cũng là cây cột cổ nhất Việt Nam.
Tảng đá trấn thạch Tương truyền 2 tảng đá này do đích thân Thiền sư đặt để trấn phong thủy. Hiện 2 tảng đá này đặt sau cung thờ vua Lý Nhân Tông và nền chùa Trung.
Bệ đá kép “Bách Hoa Đài “Bệ này có niên đại từ đời Trần  với kích thước lớn. Đây cũng là bệ đá 2 tầng còn sót lại duy nhất.
Nhang ánNhang án làm vào thời Lê Sơ. Cái lâu đời nhất ở Thượng Điện chùa Thiên Phúc, khoảng 500 tuổi.
Phượng Hoàng cuốn thư (gỗ)Cuốn thư này có niên đại từ năm 1735, nằm ở bên Trái thượng điện chùa Cả.
Hạc gỗThế kỷ 18, đặt tại Thượng điện chùa Cả.
Sập thờThế kỷ 18, đặt tại Thượng điện chùa Cả.
Khán thờThế kỷ 16, đặt ở bên phải Thượng điện chùa Cả.
Ngai thờ cha mẹ ThánhĐời Trần năm 1346 tại điện Khải Thánh của chùa Đính Sơn. Đây là một trong những vật quý giá hàng đầu của chùa.
Rồng đá4 tượng rồng đá đời  Trần ở Nhật Tiên Kiều và Nguyệt Tiên Kiều.
Chuông đồngNăm 1794, Tây Sơn.
Đạo sắc phongThế kỷ 17-20. 
Khánh Đồng2 chiếc đặt tại gác chuông và dưới chùa Hạ.
Bia đáThế kỷ 17-18.
Ngựa gỗgồm 1 hồng 1 mã, 1 bạch mã (ít thấy ở chùa khác).
Giá kiếm đao, chấp, kích Từ thế kỷ 17.
Các di sản trong cung thờ vua Lý Nhân TôngCó thể kể tới như tiêu sáo, hòm sách, thanh đạo, kiếm,…
Hệ thống hoành phi.

Chùa Thầy cầu gì?


Người tới chùa Thầy thường cầu rất nhiều điều như bình an, may mắn, sự nghiệp,  tình duyên, sự nghiệp. Tuy nhiên, giai thoại nổi tiếng nhất vẫn  là cầu tình duyên. Một điều khá thú vị là người ta cho rằng trai gái khi xuống hang Cắc Cớ cần đi nép vào nhau do khá tối. Vì vậy, các đôi dễ nên duyên sau  chuyến đi này.

Động Thanh Hóa Chùa Thầy

Lưu ý khi đi du lịch chùa


  • Giá vé tham quan chùa Thầy: 10.000 đồng/1 người.
  • Không để người dân sắp lễ để tránh bị chém giá cắt cổ.
  • Nên chú ý tới người thuyết minh chùa. Hỏi trước vụ giá cả để tránh việc mất tiền oan.Do động Xương khá tối, bạn nên mang theo hoặc thuê đèn pin 5.000 đồng/1 lượt.
  • Ăn mặc lịch sự, chỉnh tề.
  • Do đoạn leo lên núi khá trơn, tốt nhất bạn nên đi dép hoặc giày thể thao có độ bám tốt.
  • Mang theo chút thực phẩm  khô, nước uống để nghỉ ngơi dọc đường.
  • Hỏi trước giá trước khi sử dụng bất kỳ dịch vụ nào..

Gợi ý xem thêm:

Làng cổ Đường Lâm: Chốn cổ tích hoang sơ giữa lòng xứ Đoài
11 địa điểm du lịch Sơn Tây, Ba Vì mà bạn không thể ngó lơ
Gợi ý những địa điểm cho chuyến du lịch chùa đầu năm (Phần 1)
Nguyễn Hồng Ngọc
Nguyễn Hồng Ngọchttps://vivu.net
Vivu quan niệm rằng một chuyến du lịch tuyệt vời không phải là bạn đi được bao xa, thử được bao nhiêu thứ đặc sản, mà là những trải nghiệm, sự đồng điệu của trái tim và cảm xúc ở mỗi miền đất mà bạn đã cùng Checkin đặt chân đến.

Related Stories

spot_img

Khám phá

10 điểm du lịch mùa lúa chín đẹp nhất miền bắc

Xuất phát từ một quốc gia nông nghiệp và một phần không thể tách...

Thảo nguyên Suôi Thầu, Xín mần – đẹp ngất ngây như trong chuyện cổ tích châu Âu

Thảo nguyên Suôi Thầu (Hà Giang) là một trong những thảo nguyên đẹp bậc...

10 địa điểm du xuân đáng đến trong tháng Giêng

Để một năm mới bình an, may mắn, nhiều người thường tìm đến các...

2023 khám phá Nhật Bản, thiên đường của mèo

Nhật Bản được xem như một thiên đường của loài mèo. Người dân đất...

13 địa điểm lãng mạn cho tuần trăng mật ở Singapore trong năm 2023

Dù có diện tích bé nhỏ nhưng Singapore lại có nhiều cảnh quan tuyệt...

Đầu năm 2023 đến ngắm Đài Loan rực rỡ, dung hòa hiện đại và cổ điển

Tháng 1, tháng 2 đầu năm là mùa đông ở Đài Loan. Dù thời...

Danh mục

Bình luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here