Mỗi ngọn hải đăng ở các khu vực khác nhau lại sở hữu vẻ đẹp độc đáo. Hòa với biển trời xanh thẳm, những tháp hải đăng đã thành điểm du lịch thú vị mà du khách mong muốn ghé tới.
Hải đăng Kê Gà (Bình Thuận)
Hải đăng Kê Gà hay Khe Gà tọa lạc trên mũi Kê Gà, Tân Thành, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận. Hải đăng Kê Gà hoành thành năm 1899 và sở hữu cấu trúc hình bát giác tinh tế.
Điều thú vị là tên gọi ngọn đèn biển này có rất nhiều giả thiết. Có người cho rằng Kê Gà bắt nguồn từ hình mũi đất giống mỏ gà. Số khác lại cho rằng nó là phần tách rời từ núi Cẩm Kê. Trong cuốn Đại Nam nhất thống chí, núi này được gọi là Kê Dữ (dịch là Đảo Gà). Tương truyền rằng, nơi đây trước có đàn gà rừng có màu lông rực rỡ sống nhờ vào nước suối ngọt chảy từ biển.
Hiện nay hải đăng Kê Gà dùng để định hướng tàu thuyền ra vào vùng biển Tân Thành. Đặc biệt, đây được xác nhận trung tâm sách kỷ lục quốc giá là ngọn hải đăng Việt Nam Cao nhất và cổ xưa nhất
Để lên đến đỉnh đèn, du khách cần vượt qua gần 200 bậc thang xoáy theo đường trôn ốc với độ cao 35m. Từ đây, bạn có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh biển xanh thơ mộng với tầm quét sáng đến 40km.
Hải đăng Đại Lãnh (Phú Yên)
Hải đăng Đại Lãnh hay Mũi Điện thuộc bán đảo Đại Lãnh, Hòa Tâm, Đông Hòa, Phú Yên. Nơi đây nhô ra biển từ dãy núi Trường Sơn Ngọn, cách Tuy Hòa theo hướng Đông Nam. Đó cũng là ngọn đèn xa nhất trên đất liền Việt Nam về hướng Đông.
Đèn biển Đại Lãnh này được dụng lên vào năm 1997 với chiều cao 26m. Đèn có thiết kế trụ tròn màu xám với chừng 110 bậc thang gỗ tạo hình xoắn ốc.
Thêm vào đó, đèn Mũi Điện sở hữu khối nhà 5m, diện tích 320m2. Dưới nền có bể ngầm dùng để chứa nước mưa, Đặc biệt, hệ thống pin mặt trời còn được lắp đặt trên trần nhà. Nhiệm vụ chính của hải đăng Đại Lãnh là điều hướng tàu bè.
Từ ngọn hải đăng Đại Lãnh, du khách có thể chiêm ngưỡng khung cảnh biển Bãi Môn xanh biếc với khối đá sừng sững. Và đừng quên ghé qua trong mùa hè để cảm nhận cảm giác tươi mới, tràn đầy sức sống nhé!
Hải đăng Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu)
Hải đăng Vũng Tàu tọa lạc trên đỉnh núi Tào Phùng hay núi Nhỏ, phường 2, Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Ngọn núi này là biểu tượng của thành phố biển Vũng Tàu. Được xây dựng từ năm 1862, đây là một trong những ngọn đèn biểu cổ nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Đến năm 1914, người Pháp lại cho sửa độ cao từ 149m đến năm 170m.
Đèn được xây trên đá hộc với cầu thang xoắn 55 bậc. Độ cao hải đăng lên tới 18m với tầm chiếu sáng 35 hải lý. Mục đích thiết lập nhằm phục vụ yêu cầu chỉ dẫn tàu bè qua lại trong đêm.
Thật thú vị khi nơi đây trở thành điểm du lịch thu hút du khách khi đến Vũng Tàu. Từ ban công, bạn có thể ngắm nhìn vẻ đẹp phố biển xanh rờn cùng bãi biển cát trắng. Rừng hoa sứ trắng bao quanh kiến trúc hình trụ kiên cố làm nổi bật dáng vẻ cổ điển. Về đêm, khung cảnh càng đặc biệt lung linh tới lạ.
Mở hết tầm nhìn, bạn có thể trông thấy tượng Chúa Giêsu với núi Minh Đạm. Bãi tắm hình lưỡi liềm với sóng nước trong veo chính là điểm check tuyệt vời.
Hải đăng Hòn Dấu (Hải Phòng)
Hải đăng Hòn Dấu tọa lạc trên đảo Hòn Dấu, Đồ Sơn, Hải Phòng. Đây chính là ngọn hải đăng lâu đời nhất Việt Nam với tuổi đời hơn 120 năm. Hải đăng Hòn Dấu nằm trên tòa nhà 2 tầng với độ cao 23cm. Cầu thang gỗ dẫn lên đỉnh có hình xoáy ốc với 90 bậc thang.
Ngọn đèn này hoàn thành trong 7 năm, từ năm 1892-1898. Sau nhiều lần bị chiến tranh tàn phá, hải đăng được dựng lại trên nền móng cũ với hình dáng hiện đại hơn.
Hẳn view thơ mộng, thanh bình ra bãi biển Đồ Sơn sẽ khiến du khách không khỏi trầm trồ. Vẻ đẹp núi non Đồ Sơn với thiên nhiên căng tràn, biển cả não lòng quả thực khiến không ít người ngỡ ngàng ngay từ ánh mắt đầu tiên.
Chưa tới chân, lữ khách sẽ ngay lập tức cảm nhận được gió mát, hoa tươi của khu rừng nguyên sinh tại đây. Hàng chục loài cây như thông, phi lao, đa rủ rủ dài tựa tấm màn. Nghe nói xưa kia còn có khỉ trêu đùa khách đến thăm đèn biển Hòn Dấu. Yên tĩnh, trong lành và mát mẻ quả thực là điều ai cũng tận hưởng cho kỳ nghỉ hè ý nghĩa.
Hải đăng Gánh Đèn (Phú Yên)
Ngọn hải đăng Gành Đèn nằm ở gành đá sát bờ biển xã An Ninh Đông, Tuy An, Phú Yên. Ban đầu gành có tên gành Đá Đen nhưng sau khi hải đăng dựng lên người dân lại quen gọi gành Đèn.
Ngọn đèn này có chiều cao 10m với lớp sơn phủ kẻ trắng – đỏ nổi bật. Từ đỉnh đèn, tầm nhìn xa có thể lên đến 17 hải lý. Nằm giữa thiên nhiên hoang sơ, du khách đến thăm hải đăng có thể đi dạo qua tảng đá dưới chân bên biển cả xứ Nẫu.
Dọc bờ biển dẫn đến đèn 1km, những tảng đá hồng nhạt xếp chồng ngẫu nhiên. Nhìn từ xa bức tranh thiên nhiên hiện lên đầy tuyệt mĩ. Từng hòn đá xen kẽ tạo thành hốc nhỏ với bãi đá dựng đứng. Những con sóng vô tình va phải tạo hàng ngàn bọt nước trắng xóa đẹp mắt.
Khung cảnh hoang sơ, sừng sững cùng biển xanh chắc chắn sẽ đem lại những bức hình đẹp mắt nhất. Xa xa những chiếc thuyền chài dập dìu mang theo ước muốn về mẻ cá bội thu.
Hải đăng Cù Lao Xanh (Bình Định)
Hải đăng Cù Lao Xanh tọa lạc trên đỉnh núi đảo Cù Lao Xanh, Quy Nhơn, Bình Định. Ngọn hải đăng này là sự hòa hợp giữa giữa kiến trúc Gothic và truyền thống Á Đông.
Tháp được chia thành 3 phần chính. Phần chân làm từ gạch vồ gồm 32 bậc với nền móng đá tảng vững chắc. Phần thân hình trụ có 52 bậc thang xoắn. Đình tháp lắp đèn có tầm chiếu xa khoảng 27 hải lý. Ban đầu đèn chạy bằng gas với vòng quay phải gắn quả tạ nặng.
Trong chuyến tham quan đảo Cù Lao Xanh, trạm hải đăng là điểm nhìn ngắm lý tưởng ra toàn bộ biển cả, bầu trời. Cảnh bình minh hay hoàng hôn ở đây đều không thua kém gì bồng lai tiên cảnh.
Hải đăng Lý Sơn (Quảng Ngãi)
Hải đăng Lý Sơn tọa lạc ở phía đông huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi, bắt đầu hoạt động từ năm 1898. Đây là ngọn hải đăng cao nhất Việt Nam cao 45 m. Đèn thiết kế hình trụ màu xám với tầm nhìn 19 hải lý.
Thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, chúng đã dựng ngọn đèn biển 45m gọi là Phare Polo Canton (Sở Đèn Pha). Ngọn hải đăng này xây liền đó với khu nghỉ dưỡng quan chức Pháp và nhân viên. Nơi đây đã ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Ngôi nhà Sở Đèn Pha hiện vẫn còn nhưng hải đăng được xây dựng lại.
Hải Đăng Lý Sơn là điểm du lịch mùa hè lý tưởng. Nếu có cơ hội leo đến đỉnh đèn, bạn sẽ ngay lập tức cảm thấy thích thú trước cảnh biển xanh miên man. Đây cũng là điểm ngắm bình minh và hoàng hôn tuyệt nhất tại Lý Sơn.
Hải đăng Đá Lát (Khánh Hòa)
Hải đăng Đá Lát được dựng trên nền san hô đảo năm 1994, ở cực tây Trường Sa, Khánh Hòa. Đèn được làm từ sắt thép xen kẽ với lỗ xiên hoa đỏ – trắng. Sau gần 30 năm khai thác, ngọn hải đăng này vẫn đạt tiêu chuẩn an toàn hàng hải cho việc chỉ dẫn tàu bè. Điều này đã giúp giảm thiểu rất nhiều tai nạn tại khu vực Đá Lát.
Do dựng bên trọng rạn san hô, tàu tiếp tế phải neo đậu ở khu vực nước sâu rồi dùng ca nô mang vào. Vào mùa biển êm công việc có phần thuận lợi hơn. Trái lại, sóng lớn vào mùa biển động khiến việc vận chuyển gặp rất nhiều khó khăn.
Tuy vậy, ngọn hải đăng Đá Lát vẫn luôn đảm bảo thắp sáng bởi sự cần mẫn của chiến sĩ và người gác đèn ngày đêm.
Hải đăng Long Châu (Hải Phòng)
Hải đăng Long Châu thuộc đảo Long Châu, Cát Hải, Hải Phòng. Tháp xây dựng theo lối pháo đài kiên cố Tây Âu với hình trụ xám sẫm, mái vòm. Cột đèn cao tới 30m và tầm nhìn chừng 27 hải lý.
Với hơn 120 năm năm tuổi đòi, ngọn hải đăng mang vẻ đẹp hoang sơ và cực kỳ cổ kính. Đây không chỉ là “mắt ngọc” của đảo mà còn soi rọi cho tàu thuyền qua vịnh Bắc Bộ và cảng Hải Phòng.
Nếu có cơ hội ghé tới Long Châu vào mùa hè, bạn đừng quên khám phá khung cảnh biển xanh từ đỉnh tháp nhé. Hành trình này chắc chắn sẽ đem lại những trải nghiệm cho bất kỳ ai đấy.
Hải đăng Dinh Cậu (Phú Quốc)
Hải đăng Dinh Cậu trước là hải đăng Dương Đông là điểm sáng trong du lịch Phú Quốc. Để leo đến đỉnh tháp, du khách chỉ cần vượt qua 29 bậc thang. Đứng trên đỉnh tháp, cảnh tượng độc đáo nhất chính là buổi chiều hoàng hôn rực rỡ trên biển Phú Quốc. Từng tia nắng vàng đượm khiến ai cũng phải bật thốt ngỡ ngàng.
Ngoài ngọn hải đăng Dinh Cậu, du khách có thể thăm thú nhiều địa điểm thú vị khác như miếu Long Vương, chợ đêm Dinh Cậu. Điều đặc biệt nhất là nguồn hải sản phong phú tại đây.
Gợi ý xem thêm: