Khu du lịch núi Cấm nổi bật với cảnh quan thiên nhiên huyền bí, hoang sơ và hùng vĩ. Với khí hậu mát mẻ, nơi đây được xem là Đà Lạt vùng Tây Nam Bộ.
Núi Cấm ở đâu?
Núi Cấm là ngọn núi hùng vĩ bậc nhất cụm Thất Sơn, thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Đặc biệt, đỉnh Bồ Hong núi Cấm còn lại ngọn núi cao nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Điều thú vị là núi Cấm có rất nhiều tên gọi như núi Gấm, Ông Cấm, Thiên Cấm Sơn, Thiên Cẩm Sơn. Trong tiếng Khmer, núi còn có tên Pnom ta piel hay Pnom po piêl.
Từ xa xưa núi Cấm đã gọi là núi Gấm, Thiên Cấm Sơn hay Thiên Cẩm Sơn do khung cảnh đẹp như gấm lụa. Cho đến nay vẫn còn nhiều giả thuyết về tên gọi núi.
Có người cho rằng núi Cấm là vùng hoang dã, cây cối dại mọc tràn, đường mòn khó đi lại. Cảnh quan này rất thuận tiện cho cánh trộm cướp tụ tập hoặc nhà sư ở ẩn. Để không lộ tin, họ phao tin về sự linh thiêng của khu rừng. Người dân cũng sợ bị quở phạt mà không dám đặt chân đến.
Tương truyền ngày xưa núi Cấm vô cùng hiểm trở và có nhiều thú dữ, ít ai lui tới nên trở thành một vùng sơn lâm bí ẩn. Lợi dụng sự hoang vu tịch mịch nhiều nhà sư đã tìm đến ẩn tu, các phường lục lâm thảo khấu cũng như những đảng cướp vùng biên thùy phức tạp này cũng lấy núi Cấm làm căn cứ.
Thuyết khác cho rằng Nguyễn Ánh từng chạy lên đây trốn truy nã của nhà Tây Sơn. Tiện đó cận thần Nguyễn Ánh phao tin về chuyện yêu ma, quỷ quái để tránh bị dòm ngó.
Ngoài ra, còn thuyết nữa là thầy Đoàn Minh Huyên cầm bổn đạo lên núi lập am để tránh làm ô uế ngọn núi linh.
Thời gian nào đi núi Cấm An Giang đẹp nhất?
Vùng dung lịch núi Cấm hấp dẫn bởi khí hậu mát mẻ. Do đó du khách gần như có thể đi tới đây gần như tất cả các tháng trong năm.
Vào mùa xuân, cảnh sắc trăm hoa đua nở cùng sương mù sáng sớm thích hợp cho việc ngắm cảnh. Nắng nhẹ buổi trưa và hơi lạnh buổi tối giúp hành trình trở nên dễ chịu hơn.
Đến tháng 4 Âm lịch, bạn có thể tham dự Lễ hội vía Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc kết hợp với du lịch núi Cấm. Tháng 8 Âm lịch cũng là thời điểm tuyệt vời để xem Lễ hội đua bò Bảy núi với Tết Dolta Khmer hiếm có 1 năm 1 lần.
Ngoài ra, nhiều người cũng chọn mùa nước nổi khoảng tháng 8-11 Âm lịch để nhìn ngắm trọn vẹn vẻ đẹp của An Giang.
Di chuyển núi Cấm như thế nào?
Khu du lịch Núi Cấm cách thành phố Long Xuyên khoảng 90km, cách Châu Đốc khoảng 37km. Xuất phát từ Sài Gòn, bạn có thể bắt xe đi miền Tây.
Từ Châu Đốc
Quốc lộ 91>> chợ Nhà Bàng>> rẽ trái tỉnh lộ 948 >>đường Lê Lợi>> An Hảo>> bảng chỉ dẫn đến Khu du lịch Núi Cấm>> núi Cấm An Giang.
Từ Long Xuyên
Quốc lộ 91>> khu công nghiệp Bình Hòa>> rẽ trái theo tỉnh lộ 941>> Tri Tôn>> rẽ phải theo tỉnh lộ 948>> An Hảo>> bảng chỉ dẫn đến Khu du lịch Núi Cấm>> núi Cấm An Giang.
Phương tiện di chuyển đến núi Cấm
Để đi từ chân lên đỉnh núi Cấm, bạn có thể chọn lựa giữa cáp treo, xe ôm hoặc đi bộ. Đường lộ rộng nên đi bộ hay đi xe đều khá dễ. Bên cạnh đó, lựa chọn cáp treo còn tiện cho việc ngắm nhìn thiên nhiên hùng vĩ.
Xe ôm
Bạn có thể bắt xe ôm của người dân địa phương. Thời gian di chuyển mất khoảng 20 phút từ chân núi đi đến tượng Phật Di Lặc. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đến thăm các địa điểm nổi tiếng khác của khu du lịch núi Cấm An Giang.
Đi bộ
Nếu có thời gian du khách đi tản bộ vừa ngắm cảnh vừa check-in sống ảo. Thời gian đi bộ đến chùa Phật Lớn mất khoảng 3-4 tiếng Tuy nhiên, bạn nên chắc chắn sức khỏe mình đủ tốt cho chuyến đi này.
Cáp treo núi
Thời gian sử dụng cáp treo lên núi Cấm chỉ mất khoảng 15 phút. Hiện nay cáp treo núi Cấm tân tiến nhất trong khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Lượng cabin lên tới 89 chiếc với công suất phục vụ 2000 khách/1 giờ.
Các địa điểm tại núi Cấm nổi tiếng
Chùa Vạn Linh
Chùa Vạn Linh hay chùa Lá nằm trên độ cao 550m. Chùa mang đậm kiến trúc chùa tháp phương Đông truyền thống. Quần thể chùa gồm 3 ngọn tháp uy nghiêm. Trong đó tháp Quan Âm 9 tầng cao 35cm nằm ở trung tâm, tháp thờ Hòa thượng khai sơn Thích Thiện Hạ Quang 3 tầng bên phải, còn tháp chuông 9 tầng bên trái.
Khuôn viên chùa rất thoáng mát xếp đặt nhiều bức tượng La Hán. Hồ Thủy Tiên trước chùa bao quanh bởi rừng cây tạo nên không gian trữ tình. Ngôi chùa này rất linh thiêng nên rất phù hợp để tới cầu an.
Chùa Phật Lớn
Chùa Phật Lớn hay Thiền Viện Chùa Phật Lớn được xây dựng vào năm 1912. Bên sườn núi cạnh chùa đặt tượng Phật Di Lặc cao đến 33.6m. Hình dạng to lớn với nụ cười hiền từ của Phật Di Lặc đem tới cảm giác an yên, lạc quan trong cuộc sống
Theo nhà sư chùa Phật Lớn, tượng Phật được tạo nên từ xi măng cao gần 2m với trọng lượng 600 tấn. Hiện tượng được sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là bức tượng lớn nhất.
Hồ Thủy Liêm
Hồ nước Thủy Liêm nằm ở trung tâm núi Cấm Lâm Viên tạo nên khung cảnh thơ mộng, mênh mang. Điều độc đáo của hồ chính là diện tích 60.000 m2 với hàng chục loài cá chép khác nhau.
Để nâng cao cảnh quan quanh hồ, người ta trồng thêm hoa và dựng “cầu Thê Húc”. Đây là nơi phù hợp để đi dạo mát ban đêm cũng như thả cá phóng sinh.
Vồ Bồ Hong (Điện Bồ Hong)
Vồ Bồ Hong (điện Bồ Hong) là một trong những điểm du lịch núi Cấm nổi tiếng nhất. Đỉnh núi này có độ cao 716m, được ví như “nóc nhà” đồng bằng Sông Cửu Long. Tương truyền rất nhiều côn trùng bồ hóng phát triển tại đây nên được gọi tên là Vồ Bồ Hong.
Đỉnh điện Bồ Hong đặt tượng Ngọc Hoàng được nhiều du khách tìm đến bái tự. Không khí lành lạnh và sương mù bao phủ vào sáng sớm đem tới cảm giác dễ chịu cho du khách. Tại đây bạn có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh ruộng lúa rực rỡ.
Công viên nước Thanh Long
Công viên nước Thanh Long là công viên nước duy nhất thuộc khu du lịch núi Cấm. Diện tích hơn 20ha đem tới không gian rộng rãi, thoải mái cho hoạt động vui chơi. Bên cạnh việc ngắm cảnh rừng núi, du khách còn có cơ hội tham gia các trò chơi cảm giác mạnh cực kỳ thú vị.
Suối Thanh Long
Suối Thanh Long là địa điểm dừng chân lý tưởng trên chặng đường du lịch núi Cấm. Làn nước chảy từ lưng chừng núi xuyên qua kẽ đá, len vào rừng núi tỏa ra không khí mát lạnh. Từng tiếng róc rách ngày đêm nghe thật êm tai.
Đặc sản Núi Cấm
Ẩm thực núi Cấm đặc trưng bởi các món ăn đậm chất Nam Bộ. Những đặc sản nổi bật tại đây có thể kế tới như bánh xèo rau rừng, gà nấu măng rừng, cua núi rang me, bún cá, lẩu mắm, ve sữa,…
Lưu ý khi tham quan núi Thiên Cẩm + Chọn trang phục và giày dép thoải mái để tiện cho việc di chuyển. + Ăn vận lịch sự khi đi viếng chùa. + Dọc đường đi leo núi có rất nhiều quán nước giá rẻ. + Hỏi giá và thương lượng khi đi mua quà lưu niệm. + Tránh đi du lịch núi Cấm vào thời tiết xấu do đường trơn khó di chuyển. + Dịch vụ lưu trú tại núi Thiên Cẩm khá phong phú. Bạn có thể tham khảo các địa điểm như resort Sang Như Ngọc, resort núi Cấm, khách sạn Hạ Long Châu Đốc, khách Sạn Đông Nam, khách Sạn VictoriaNúi Sam Lodge,… |
Gợi ý xem thêm: