Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự là một ngôi chùa mới xây dựng. Nhưng được nhiều du khách ghé thăm bởi sự yên bình, thanh tịnh. Và hơn hết đó chính là vẻ đẹp dung dị tại nơi đây. Chùa được xây dựng dưới chân một ngọn núi, ẩn mình trong một khu rừng thông. Chính vì vậy khi đến với chùa, các bạn sẽ có cảm giác thanh mát, nhẹ nhàng. Giống như chốn bồng lai tiên cảnh ngay tại vùng đồng bằng Bắc bộ của nước ta. Hãy cùng theo chân VIVU tới địa điểm này nhé!
Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự ở đâu?
Chùa Địa Tạng thuộc thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, Hà Nam. Trước có tên là chùa Đùng bị bỏ hoang xuống cấp nghiêm trọng. Tháng 12/2015, Đại đức Thích Minh Quang về tiếp nhận, tu tạo, xây dựng và đổi tên thành Địa Tạng Phi Lai. Nghĩa là Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát luôn luôn đến nơi này, cũng có thể không bao giờ đến nơi này.
Chùa Địa Tạng thuộc thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, Hà Nam. Trước có tên là chùa Đùng bị bỏ hoang xuống cấp nghiêm trọng. Tháng 12/2015, Đại đức Thích Minh Quang về tiếp nhận, tu tạo, xây dựng và đổi tên thành Địa Tạng Phi Lai. Nghĩa là Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát luôn luôn đến nơi này, cũng có thể không bao giờ đến nơi này.
Theo lời kể của những người lớn tuổi trong thôn, chùa Đùng được xây dựng vào Thế kỷ 11 với quy mô hơn 100 gian. Đã có khoảng thời gian vua Trần Nghệ Tông chọn chùa Đùng làm nơi ở ẩn và vua Tự Đức cũng chọn nơi này đến cầu tự. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, chùa Địa Tạng Phi Lai tựa lưng vào núi. Núi mang thế ngai vàng, hai bên là tả Thanh Long – hữu Bạch Hổ. Xung quanh là muôn vàn bóng thông reo, cối mọc hoang um tùm khiến ngôi chùa dường như bị lãng quên, xuống cấp nghiêm trọng.
Cách di chuyển đến chùa
Từ Thanh Liêm
Nếu bạn di chuyển từ trung tâm của huyện Thanh Liêm đến chùa Địa Tạng Phi Lai Tự. Bạn chỉ cần di chuyển khoảng 13 cây số tầm 25 phút là có thể đến được chùa. Có khá nhiều con đường dẫn vào chùa Địa Tạng. Cách nhanh nhất là hãy di chuyển theo cung đường từ trung tâm huyện Thanh Liêm – Quốc lộ 1A – Thanh Phong – Thanh Lưu – Liêm Sơn – hỏi đường người dân nơi đây để vào chùa Địa Tạng.
Di chuyển bằng xe khách
Nếu bạn di chuyển từ Hà Nội bằng ô tô thì có thể đến bến xe Giáp Bát (Quận Hoàng Mai) đi tuyến Hà Nội – Ninh Bình theo quốc lộ 1A cũ. Khi bắt được xe tại đây bạn hãy báo báo phụ xe nhắc mình khi đến điểm Cây Xăng Kim Cường, Ngã tư Xuân Trường. Tại bến xe giáp bát bạn có thể liên hệ với nhà xe Lâm, giá vé bắt xe tại bến giao động từ 60-70k. Sau khi tới điểm Cây Xăng Kim Cường, Ngã tư Xuân Trường, bạn đi tiếp bằng xe ôm khoảng 7km. Giá khoảng 25k – 30k là vào đến tận cổng chùa.
Với những bạn di chuyển từ Mỹ Đình thì có thể liên hệ với nhà xe Thiên Trường. Và di chuyển từ bến xe Mỹ đình về phía Big C là bắt được xe. Hãy gọi điện cho nhà xe trước để hẹn giờ xe chạy theo ý muốn. Giá vé nhà xe này khoảng 60k về đến Thanh Liêm. Và nhớ nhắc nhà xe cho xuống cây xăng Xuân Trường, huyện Thanh Liêm, Hà Nam. Xuống đến cây xăng bạn có thể bắt xe ôm ở đây đi vào tận chùa chỉ mất khoảng 30k nữa.
Di chuyển bằng ôtô cá nhân đến Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự
Nếu đi ô tô tự lái bạn hãy đi theo hướng cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình. Rời cao tốc ở điểm Phủ Lý – Hà Nam, di chuyển đến quốc lộ 1A cũ đến cây xăng Kim Cường khoảng 10km. Và có thể tìm theo google map đi tiếp 7km là tới chùa.
Di chuyển bằng xe máy
Còn nếu bạn muốn trải nghiệm cảm giác tự do, tận hưởng khí trời khi đi xe máy thì hãy đi theo quốc lộ 1A cũ qua Thường Tín. Phủ Lý Hà Nam và theo Google Map là “Chùa Địa Tạng (chùa Đùng), Liêm Sơn, Thanh Liêm, Hà Nam” là tới. Vì đi xe máy nên mọi ngõ ngách đều vào được. Nếu khó bạn có thể hỏi người dân.
Xem thêm: Một ngày Khám phá Chùa Tam Chúc – Hà Nam
Khám phá chùa Địa Tạng – Phi Lai Tự
Để khám phá hết những điểm đến tại chùa, bạn không thể chỉ dành 1 ngày mà có thể đi hết được. Bởi muốn khám phá tất cả các dãy núi của chùa phải mất đến cả ngày. Còn trèo từ chân núi lên đỉnh núi cao nhất nơi có vườn ổi, nhãn… mất khoảng 2h đồng hồ.
Nếu muốn trải nghiệm lên đỉnh núi bạn phải đi theo đường suối. Và phải thật kiên trì bởi có những đoạn bạn sẽ phải leo lên bằng dây thừng. Có những đoạn phải cúi khom người chui qua một hang dài chỉ cao 1m. Và còn nhiều điều bất ngờ đặc biệt khác chờ bạn tự mình khám phá qua con đường này.
Chùa có gần 20 điểm dừng chân khác nhau trên con đường lên tới đỉnh núi. Các vườn thiền có thể là trải đá trắng, có vườn thiền là thảm cỏ xanh rì. Có vườn thiền lại là những viên gạch cổ khắc họa tiết rồng thời Lý. Bên cạnh đó còn có những không gian thưởng trà, nằm võng, ghế đã để ngắm toàn bộ không gian chùa từ trên cao.
Tại khuôn viên chùa có nhiều vườn trái cây và vườn khoa khác nhau xung quanh các dãy núi chùa. Nơi đây còn có các loại cây dùng làm thuốc chữa bệnh, thảo dược để tắm, rau rừng để ăn lẩu…Chúng được chăm sóc bởi và cả tạo thường xuyên bởi các sư và các bác người dân. Tại chân núi, chùa có xây dựng một nhà trồng nấm khoảng 20m2. Để cung cấp lương thực sạch cho các bữa lẩu chay hoặc để làm ruốc.
Chùa có nhiều sách xung quanh khuôn viên
Đặc biệt với những bạn thích đọc sách thì ở đây có rất nhiều đầu sách. Chủ yếu với nội dung nuôi dưỡng và trưởng dưỡng tâm hồn, sách được đặt trên kệ bao phủ kín các bức tường. Với không gian yên tĩnh chắc chắn những cuốn sách sẽ giúp chúng ta thấy được nhiều điều ý nghĩa khi đến đây. Với những ai thích yên tĩnh có thể thưởng trà tại các phòng trà khác nhau ở chùa. Hay ngắm phong lan ở phía sau nhà thờ tổ.
Bên cạnh đó, du khách lần đầu đến thăm chùa sẽ không khỏi bất ngờ. Vì phần sân dẫn vào chùa đều được trải sỏi màu trắng, thay vì lát gạch đỏ như những ngôi chùa khác. Cách bài trí của ngôi chùa khác biệt so với những ngôi chùa khác.
Ngay trước khu Tổ đường, 12 vòng tròn được vẽ trên nền sỏi tượng trưng cho 12 nhân duyên của con người. Sỏi trắng mang ý nghĩa của sự thiền định. Dạo trong khuôn viên chùa, nhìn những viên sỏi trắng tinh khiến cho lòng người trở nên thanh thoát.
Xem thêm: Chùa Bà Đanh và sự tích đệ nhất vắng tanh
Chùa Địa Tạng – Phi Lai Tự có nhiều hoạt động sự kiện đặc trưng
Tại chùa, hầu hết các tháng trong năm đều diễn ra các hoat động đặc trưng. Một số sự kiện lớn như: Tết Cổ Truyền tại chùa diễn ra các ngày đầu năm. Chợ quê: tái hiện những gian hàng chợ quê bán các mặt hàng và ẩm thực khác nhau. Diễn ra khoảng 9-10 tháng giêng âm lịch; Khóa tu mùa hè thường diễn ra vào tháng 6, tháng 7 dương lịch. Lễ Vu Lan Báo Hiếu và lễ Vía ngài Địa Tạng Bồ Tát, vào 30/7 Âm Lịch; Tết Trung Thu ở chùa 15/8 âm lịch. Trước dịp Tết bạn hãy về chùa để tham gia gói bánh Chưng, một sự kiện cũng rất thú vị.
Vào mỗi một mùa trong năm, đến chùa bạn đều có thể cảm nhận, khám phá được những điều thú vị riêng. Mùa xuân là thời điểm chùa được trang trí đẹp nhất với nhiều loại hoa rực rỡ khác nhau. Nhiều không gian được tái hiện tại không khí Tết cổ truyền xưa. Nếu muốn tận hưởng không khí mát mẻ thì hãy đến đây vào mùa hè nhé! Bạn có thể tham dự lễ Vu Lan Báo Hiếu, Lễ Vía Đức Địa Tạng Bồ Tát, ngắm trăng trọn vẹn từ sân chùa trong Tết Trung Thu và các ngày rằm khác nếu đên đây vào mùa thu. Còn nếu đến đây vào mùa đông bạn có thể tham gia các buổi trồng cây xanh. Cây được trồng khắp không gian chùa, núi phía sau để chuẩn bị cho tiết Xuân sang.
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch chua Bái Đính Ninh Bình từ A – Z
Những lưu ý khi tham quan chùa Địa Tạng Phi Lai Tự
Đặc biệt, khi đến chùa các bạn nên chú ý mang theo giày thể thao vừa chân để có thể thoải mái di chuyển nhé. Vào chùa nên chọn những bộ đồ lịch sự. Tránh bỏ tiền lên các tượng phật làm mất mỹ quan khu chùa. Mà thay vào đó bạn nên để đúng vào các hòm công đức nơi đây. Khi gặp quý sư thầy, sư cô, bạn nên chắp tay hình búp sen ngang ngực. Và cúi người chào “A Di Đà Phật, con kính chào thầy ạ. Hoặc gặp các bạn đồng tu khác hãy mỉm cười để trao cho nhau những tình yêu thương khi đến chùa.
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Chùa Hương
VIVU chúc các bạn có một chuyến tham quan chùa Địa Tạng Phi Lai Tự ý nghĩa!