Phượng Hoàng Cổ Trấn sở hữu khung cảnh non nước hùng vĩ, những dãy nhà cổ trải dài cùng con hẻm hun hút. Đó cũng là lý do nơi đây trở thành địa điểm check-in lý tưởng đẹp tựa tiên cảnh.
Phượng Hoàng Cổ Trấn ở đâu?
Phượng Hoàng cổ trấn, Phượng Hoàng cổ thành hay Đà Giang trấn (Fenghuang guzhen/ 凤凰古鎮 hay Fenghuang gucheng – 凤凰古城) là trấn nhỏ thuộc huyện Phượng Hoàng, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Thành phố này có tuổi đời hơn 1300 năm với hơn 28 dân tộc thiểu số cùng sinh sống như Miêu, Thổ Gia, Hồi,…
Tên gọi cổ trấn này cũng bắt nguồn từ núi Hoa Sơn phía Tây Nam trấn. Tương truyền trên đó còn tồn tại nhiều dấu tích phượng hoàng. Đồng thời, dòng Đà Giang nổi tiếng cũng có hình thù tương tự chim phượng.
Dù chỉ rộng chừng 10km2, từng đoàn du khách vẫn nườm nượp kéo đến để chiêm ngưỡng khung cảnh những ngôi nhà gỗ trầm mặc, những con đường lát đá trăm năm tuổi. Đây chắc chắn là trải nghiệm hoàn toàn khác biệt giữa đô thị phồn hoa nhất nhì thế giới. Đặc biệt, Phượng Hoàng còn được xếp hạng cấp “Điểm du lịch AAAA Quốc gia” của Bộ Du lịch Trung Quốc.
Và tất nhiên tận mắt ngắm nhìn cảnh phim cổ trang ngoài đời thật vẫn hơn ngồi nhìn màn hình tivi đúng không nhỉ?
Nên đi Phượng Hoàng Cổ Trấn vào thời gian nào?
Sẽ không nói ngoa khi cho rằng Phượng Hoàng Cổ Trấn xứng đáng để ghé thăm quanh năm. Điều thú vị là mỗi mùa đều sở hữu nét đẹp riêng biệt.
Nếu thích cảm giác ánh nắng chan hòa, cây cối tươi tốt, hãy ghé tới cổ trấn vào mùa xuân hoặc thu. Đây cũng là dịp lý tưởng để thưởng thức các gam màu khác nhau thay đổi từ sáng đến tối. Nếu thích thời tiết dịu nhẹ, lãng mạn, du khách nên đặt vé vào mùa thu.
Tuy nhiên, Phượng Hoàng Cổ Trấn lại hút khách vào mùa đông hơn cả. Thời điểm từ tháng 5-11 cũng là mùa du lịch cao điểm tại đây. Cảm giác tĩnh lặng giữa khung cảnh tuyết bao phủ quả thực khiến ai cũng không khỏi ngỡ ngàng.
Tuy nhiên Phượng Hoàng Cổ Trấn khi này rất đông, vật giá cũng leo thang. Tháng 12-2 năm sau thời tiết khá lạnh, nhiều tuyết nhưng giá cả rẻ hơn, khách cũng vắng hơn.
Cách di chuyển đến Phượng Hoàng Cổ Trấn
Với máy bay
Để di chuyển đến cổ trấn, du khách có thể đặt vé máy bay đến Quảng Châu rồi chuyển tiếp đến Trương Gia Giới. Cuối cùng bạn có thể bắt ô tô đến Phượng Hoàng Cổ Trấn. Giữa 2 chặng này, bạn có thể tranh thủ tham quan, nghỉ ngơi. Hiện tại du khách có thể đặt hãng hàng không Vietnam Airlines và Jetstar để đi Quảng Châu.
Với tàu hỏa
Đây là lựa chọn cho du khách vùng phía Bắc Việt Nam. Tuy nhiên bạn cần đi trung chuyển khá nhiều nên tốn gần 1 ngày. Nếu đi cùng đoàn đông, người cao tuổi hoặc trẻ nhỏ, phương án này không được khuyến khích.
Dưới đây là hướng dẫn mua vé tàu hỏa đi Phượng Hoàng Cổ Trấn:
- Bước 1: Đặt chuyến tàu hỏa từ Gia Lâm đi Nam Ninh.
- Bước 2: Đặt chuyến tàu hỏa từ Nam Ninh đi ga Cát Thủ tại Trương Gia Giới.
- Bước 3: Khi đến Trường Gia Giới bạn nên nghỉ ngơi qua đêm do trời đã khá tối. Sang ngày hôm sau bạn tiếp tục bắt xe buýt đến Phượng Hoàng Cổ Trấn khoảng 3 tiếng rưỡi.
Trong đó, giá tàu đi Nam Ninh đến Cát Thủ khoảng 215-315 tệ/ 1 người. Mức giá này dao động giữa giường cứng và giường mềm. Giá vé xe buýt khoảng 80 tệ/1 người.
Với xe khách
Đây là phương thức cách di chuyển đến Phượng Hoàng Cổ Trấn tiết kiệm nhất. Tuy nhiên, cách thức này tốn rất nhiều thể lực và thời gian.
Dưới đây là hướng dẫn mua vé xe khách đi Phượng Hoàng Cổ Trấn:
- Bước 1:Chọn xe khách từ Hà Nội đi Cửa khẩu Hữu Nghị với giá tầm 200 nghìn đồng/người.
- Bước 2: Đi xe điện 12 nghìn đồng/1 người để sang biên giới. Khi làm thủ tục, bạn cần xuất trình những giấy tờ cần thiết rồi điền vào tờ khai nhập cảnh.
- Bước 3: Đi xe buýt đi từ cửa khẩu Trung Quốc đi ga tàu Nam Ninh, rồi đi ga Cát Thủ thuộc Trương Gia Giới.
- Bước 3: Đi xe buýt đi Trương Gia Giới đến Phượng Hoàng Cổ Trấn.
Trong đó, vé xe khách khoảng 200 nghìn đồng/ người, vé xe điện khoảng 12 nghìn đồng/1 người.
Với ô tô
Phương thức di chuyển bằng ô tô tương tự như xe khách. Đầu tiền, bạn lái xe tới Cửa Khẩu Hữu Nghị làm thủ tục nhập cảnh. Sau đó, bạn di chuyển từ Cửa Khẩu Trung Quốc đến Ga Nam Ninh. Cách thức di chuyển từ đây đến cổ trấn khá phức tạp nên bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi khởi hành
Cách di chuyển trong Phượng Hoàng Cổ Trấn
Tản bộ check-in
Phượng Hoàng Cổ Trấn được xem là “thánh địa” của những cây cầu, ngõ hẻm. Với cảnh đẹp ấn tượng cùng nền ẩm thực đặc sặc, đây chính là phương thức lý tưởng nhất để chiếm ngưỡng tiên cảnh.
Đặc biệt, đây cũng là phương thức để không bỏ phí bất kỳ tấm ảnh nghìn like nào.
Gọn nhẹ với taxi
Bạn có thể chọn taxi để đi nhanh hơn hoặc đơn giản là đỡ mỏi chân. Bạn chỉ cần xem ngoài thành là có thể bắt được taxi. Mức giá đi lại cỡ khoảng 10-20 tệ.
Đường ở trong Phượng Hoàng Cổ Trấn thuận dốc nên đi bộ khá dễ dàng, tuy nhiên bạn vẫn có thể gọi taxi nếu muốn tham quan được nhanh hơn. Taxi loanh quanh ngoại thành vào đến thành cổ cỡ khoảng 10 – 20 tệ.
Du ngoạn bằng thuyền
Tour đi thuyền trên dòng Đà Giang được rất nhiều người quan tâm khi đến Phượng Hoàng Cổ. Dù chặng đường khá chông chênh nhưng rất đáng để thu trọn cảnh đẹp nơi đây vào tầm mắt. Bên cạnh đó, du khách cũng có thể hiểu hơn về con người nơi đây.
Những địa điểm đẹp ở Phượng Hoàng Cổ Trấn
Vườn Quốc Gia Trương Gia Giới
Vườn Quốc Gia Trương Gia Giới được ví như bức tranh nghệ thuật thủy mực ngoài đời thực tại Trung Quốc. Khu bảo tồn thiên nhiên này gồm hơn 40 hang động, hẻm núi, rừng nguyên sinh cùng hệ động thực vật ôn đới đa dạng.
Ngay từ ánh mắt đầu tiên, 3000 cây cột đá cao trung bình 800m ẩn hiệu trong màn sương khiến du khách khỏi khỏi ngỡ ngàng. Chính thung lũng sâu tại Trương Gia Giới đã tạo nên không gian thoát tục độc nhất vô nhị.
Thiên Môn Sơn
Thiên Môn hay “Cổng Trời” là một trong ngọn núi nổi tiếng tại Trương Gia Giới. Đường dẫn lên núi dài 11km, 99 bậc thang đá với nhiều khúc cua. Khi lên đến độ cao 1100m, sự mệt nhọc gần như không còn trước khung cảnh tuyệt mỹ trước mắt.
Đường dẫn lên Thiên Môn Sơn được công nhận là một trong những con đường nguy hiểm nhất thế giới. Người đến đền Thiên Môn Sơn thường cầu bình an hoặc vãn cảnh.
Bắc Môn Cổ Thành
Bắc Môn Cổ Thành được hiểu là Tòa Tháp Phía Bắc do nó nằm ở phía Bắc Phượng Hoàng Cổ Trấn. Ra đời vào thời Minh, tháp được nhà nước Trung Hoa công nhận di sản văn hóa. Tháp gắn liền với biến cố lịch sử cũng như đời sống tinh thần dân cư nơi đây.
Những cây cầu cổ tại Phượng Hoàng Cổ Trấn
Nói về ấn tượng của Phượng Hoàng Cổ Trấn, du khách không thể bỏ qua các cây cầu cổ độc đáo. Cầu tại đây chủ yếu làm thủ công từ gỗ và đá. Đứng trên đó, bạn có thể thu gọn toàn cảnh sương sớm ma mị. Xa xa con thuyền độc mộc trôi đến càng làm khung cảnh thêm mê hoặc lòng người.
Dưới đây là các cây cầu cổ tại cổ trấn không nên bỏ qua:
- Cầu Đá
- Cầu Cầu Vồng (Hồng Kiều – Lầu Phong Vũ Hồng Kiều)
- Cầu Gỗ
- Cầu Mây (Vân Kiều)
- Cầu Tuyết (Tuyết Kiều)
- Cầu Gió (Phong Kiều)
- Cầu Sương Mù (Vụ Kiều)
- Cầu lớn cổng Nam Hoa (Nam Hoa Đại Kiều)
- Cầu Vô Danh (Cầu Trăng)
Sông Đà Giang
Khi nhắc đến Trấn cổ Phượng Hoàng, bất cứ du khách nào cũng không thể bỏ qua sông Đà Giang êm nhẹ. Tông màu xanh ngọc bích lung linh dưới ánh nắng vàng khiến ai cũng phải mê mẩn khi thưởng thức.
Thành Bắc Môn gồm nhiều ngôi nhà cổ cũng nằm dọc 2 bên sông. Khi chèo thuyền, bạn có thể dễ dàng bắt gặp cảnh người dân giặt giũ, bắt cá hay đơn giản là dạo bộ. Khi đông tới, con sông trở nên tĩnh lặng hơn hòa vào khung cảnh tuyết bay lặng lẽ trên từng mát nhà.
Một điều thú vị nữa là những cây cầu nối bắc qua sông Đà Giang. Đây chính là nơi chứng kiến bao phút giây lịch sử vang dội cũng như đời sống sinh hoạt, đôi lứa trao duyên nơi trấn cổ.
Phố cổ ở Phượng Hoàng Cổ Trấn
Khi thăm thú từng góc phố cổ Phượng Hoàng Cổ Trấn, bạn hãy dành ra một ngày trọn vẹn cho chuyến ngao du này. Từng cảnh sắc riêng biệt chắc chắn sẽ khiến bạn không cảm thấy hối tiếc chút nào.
Lúc hừng đông, bạn sẽ được thưởng thức tiên cảnh mờ ảo với làn sương giăng trên sông Đà Giang. Tới trưa, hoạt động mua bán dần trở nên sôi động. Khi này, bạn có thể thỏa thức thưởng thức đồ ăn, mua quà lưu niệm và sống ảo.
Nắng nhẹ ban chiều thích hợp cho những phút giây hoài cổ. Ghé cầu Hồng Kiều, bạn có thể thưởng thức tách trà, chút kẹo gừng khi thưởng thức bản nhạc hoài cổ. Đây là lúc người dân mang đồ giặt cùng chày gỗ ra bên bờ sông.
Khi nắng tắt cũng là lúc đèn lồng được thắp sáng. Cảnh tượng này chắc chắn sẽ khiến bạn ngỡ mình như xuyên không về cổ đại vậy.
Ăn gì ở Phượng Hoàng Cổ Trấn?
Đặc sản Phượng Hoàng Cổ Trấn mang đậm phong cách ẩm thực Hồ Nam công phu, đậm đà. Để không bỏ lỡ bất kỳ trải nghiệm nào, hãy note lại ngay những món ăn sau đâu nhé.
Lẩu cá cay
Lẩu cá cay sông là đặc sản Đà Giang nổi tiếng bậc nhất trong mùa se lạnh. Cá được chế biến sau khi bắt lên không lâu nên vẫn giữ được sự tươi ngon, dai ngọt. Khi ăn, người bản địa thường dùng với cơm thay vì các loại sợi gạo như Việt Nam.
Shaokao
Shaokao hay “Sao-khảo” có nghĩa “đồ nướng”. Do có khí hậu giá lạnh nên đây cũng là món là khoái khẩu của người dân Hồ Nam. Các loại xiên que ở đây cũng rất đa dạng như cá viên, hồ lô, cua nướng,… Thịt được ướp đậm đà và bán bày bán khắp con hẻm tại cổ trấn.
Đậu phụ thối
Tuy có cái tên dân dã nhưng cách làm đậu phụ thối quả thực công phủ. Phải sau 15 ngày ủ, đậu mới có vị béo ngậy, bùi béo chuẩn vị. Thành phẩm có màu đen đẹp mắt, thường được nướng lên bằng dầu trà rồi ăn với dầu mè, sốt tương ớt.
Vịt Hầm Tiết, Gạo Nếp
Vịt hầm tiết, gạo nếp được chế biến vô cùng công phu. Sau khi ngâm gạo, người nấu sẽ trộn cùng với tiết hấp cách thủy. Tiếp theo từng miếng tiết được cắt nhỏ rồi đem chiên. Trong khi đó, vịt được hầm nhừ rồi nhồi thêm tiết, gia vị đến khi vàng nhạt.
Ngoài các món ăn kể trên, bạn có thể thưởng thức các món ngon như cơm ống tre, mỳ xách bò, mỳ sủi cảo, mỷ hoành thánh, củ cải muối, canh đậu hũ nấu dưa muối, cá muối, bánh tép, kẹo gừng,…
Lưu trú tại Phượng Hoàng Cổ Trấn
Phượng Hoàng Cổ Trấn có đầy đủ các dịch vụ lưu trú hostel, khách sạn từ bình dân đến cao cấp Tùy vào mức chi tiêu bạn hoàn toàn có thể tìm được phòng ở phù hợp. Tuy nhiên, bạn nên đặt trước 2-3 hôm để tránh tình trạng giá quá cao hoặc hết phòng.
Với hostel, bạn chỉ tốn khoảng 100 tệ/1 đêm. Khách sạn tầm trung khoảng 200- 300 tệ/1 đêm. Những khách sạn có view đẹp, dịch vụ tốt khoảng 400 tệ/1 đêm.
Lưu ý khi du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn
- Do thuộc Trung Quốc, bạn cần chuẩn bị visa đầy đủ.
- Chuẩn bị visa ít nhất trước 1 tháng để tránh trường hợp cần bổ sung hoặc nhầm lẫn thông tin.
- Chi phí hộ chiếu khoảng 200.000 đồng/1 hộ chiếu.
- Chi phí lãnh sự khoảng 60$ (khoảng 1.400.000 đồng), lưu trú 30 ngày.
- Tại Trung Quốc, bạn không thể truy cập vào một số ứng dụng như Facebook, Youtube,.. Tốt nhất bạn nên cài Betternet/VPN trước khi tới đây.
- Cài đặt các ứng dụng giao tiếp Tiếng Trung như Pleco.
- Chuẩn bị dư tiền do ở trấn không có nhiều cây ATM.
- Phải mặc cả khi mua sắm hay sử dụng bất cứ dịch vụ nào.
Gợi ý xem thêm: