Chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc là quần thể du lịch tâm linh rộng lớn nằm giữa rừng nguyên sinh Tam Đảo. Hàng năm du khách đến đây không chỉ để vãn cảnh mà còn cầu tài lộc, may mắn.
Tên gọi chùa Tây Thiên nghĩa là gì?
Quần thể chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc tọa lạc tại xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Tên gọi chùa Tây Thiên gắn với chính địa danh núi Thạch Bàn của chùa. Phật tới đây vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên và làm nơi trụ trì.
Do đó, chữ Tây Thiên trong tên chùa có nghĩa nhà sư Tây Thiên (Ấn Độ) tu hành nhằm mục đích ghi dấu ấn giáo đoàn đầu tiên từ Ấn đến Việt Nam truyền đạo. Một nghĩa khác theo gốc Hán Việt còn là nơi Phật ở.
Vì lẽ đó, nơi đây là một trong những nơi bắt đầu của Phật giáo Việt. Đồng thời, chùa còn thờ tự Quốc Mẫu Tây Thiên, một trong 2 vị được sắc phong sớm từ thời Hùng Vương.
Theo đó, Quốc Mẫu là người có công với đất nước nên được nhân dân thờ tự hương khói. Mẫu xuất hiện trong Ngọc phả Hùng Vương, thời Hùng Chiêu Vương, khoảng 3641 năm về trước.
Sau đó, nhiều triều đại phong kiến Đinh, Lý, Trần, Lê đều phong bà là Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Tối Linh Đại Vương. Chính tại nơi bà sinh ra, nhiều đền thờ được dựng lên gắn liền với sự tích về bà. Trong đó, đền Thượng giữa núi Thạch Bàn được coi là “đất Mẫu”.
Nên đi chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc mùa nào?
Chùa Tây Thiên nằm trên sườn núi Thạch Bàn, dãy núi Tam Đảo. Tây Thiên cách Hà Nội 70km, khoảng 1 tiếng đi ô tô và cách Tam Đảo khoảng 10km.
Vì vậy, chùa thích hợp cho chuyến du ngoại ngắn cuối tuần. Nhờ vào khí hậu núi cao mát mẻ, bạn có thể tham quan bất kỳ thời tiết nào trong năm. Hệ động thực vật phong phú đem tới mỗi mùa một trải nghiệm thú vị.
Cũng như các chùa khác, Tây Thiên đông nhất vào mùa xuân, đặc biệt là lễ hội vào tháng 2 Âm lịch. Du khách ghé qua ngày hè sẽ được tận hưởng không gian yên tĩnh và dự lễ sám hối.
Đường đi chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc
Đi xe máy: Đường Phạm Văn Đồng (hoặc đường vành đai 3 đi thẳng)>> cầu Thăng Long dưới tầng 1>> đường Nội Bài>> ngã 4 Nam Hồng>> rẽ phải đến Mê Linh, Phúc Yên>> Vĩnh Yên>> theo biển chỉ dẫn đi Tây Thiên – Tam Đảo>> khu Tây Thiên.
Đi ô tô: Cầu Nhật Tân>> ngã 4 Quốc lộ 2>> rẽ phải đi hướng Vĩnh Yên>> cao tốc Hà Nội – Lào Cai>> đi khói cao tốc ở nút IC4>> quay đầu xe đi hướng Tam Đảo>> chân dốc Tam Đảo đi theo chỉ dẫn đến khu Tây Thiên.
Đi xe bus: Xe bus 58 Hà Nội dừng tại Mê Linh Plaza>> xe bus VP01 Vĩnh Phúc dừng tại Bến xe Vĩnh Yên>> xe bus VP07 Vĩnh Phúc đi Tây Thiên.
Với phương án đi xe bus, bạn sẽ mất nhiều thời gian di chuyển và chờ xe hơn, khoảng 2.5 tiếng. Bù lại, bạn không tốn công tìm đường.
Di chuyển trong quần thể Tây Thiên
Đi bộ
Trong quần thể Tây Thiên Vĩnh Phúc, du khách hoàn toàn có thể leo bộ từ dưới chân lên đỉnh Tây Thiên. Tổng quãng đường khoảng 4km, thời gian ước chừng 2-3 tiếng.
Suốt đoạn đường có cây cối, suối mát nên khá dễ chịu. Tuy nhiên, quãng lên đền Thượng khá dốc nhưng bạn trẻ khỏe thì không quá khó để đi qua.
Cáp treo
Cáp treo Tây Thiên chạy từ khu đền Thỏng lên đền Thường. Chiều dài cáp treo là 2480m, cao hơn mặt đất từ 10-40m. Cabin có sức chứa 6 người, thiết kế tự động.
Thời gian di chuyển chỉ tốn khoảng 10 phút. Để di chuyển từ cổng đến đền Thỏng, bạn có thể đi bộ hoặc xe điện.
Cáp treo Tây Thiên bao nhiêu tiền? Vé cáp treo khứ hồi (áp dụng trong ngày): + Vé người lớn: 200.000 đồng/1 người. + Vé trẻ em: 140.000 đồng/1 người. + Vé trẻ em dưới 1m: Miễn phí. Vé cáp treo 1 chiều: + Vé người lớn: 130.000 đồng/1 người. + Vé trẻ em: 80.000 đồng/1 người. + Vé trẻ em dưới 1m: Miễn phí. |
Xe điện
Để di chuyển từ chùa Thiên Ân, đền Thõng đến Nhà ga đi cáp treo, du khách có thể sử dụng dịch vụ xe điện. Đoạn đường ước chừng 1.5km.
Giá vé điện di chuyển tại khu chùa Tây Thiên bao nhiêu? + Giá vé đi từ bến xe – điểm bán vé: 20.000 đồng/1 người/1 vé khứ hồi. + Giá vé đi từ điểm bán vé – đền Thõng – cabin cáp treo: 40.000 đồng/1 người/1 vé khứ hồi. |
Các địa điểm tại chùa Tây Thiên Tam Đảo
Quần thế chùa Tây Thiên Tam Đảo có diện tích 148 ha. Khu vực này có hệ thống sinh học cực kỳ đa dạng với 500 loài thực vật, 300 loài động vật với loài quý hiếm. Đặc biệt, nhiều cây thông ở đây đã tồn tại ơn ngàn năm tuổi.
Bên cạnh đó, hệ thống thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên với kiến trúc đền, chùa cổ kính đem tới những trải nghiệm hết sức quý báu cho mọi du khách.
Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên
Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên nằm ở xã Đại Đình, Tam Đảo cách trung tâm Hà Nội 75km. Thiền viện xây dựng cạnh cạnh Khu Tây Thiên cổ tự. Đây là hệ thống đào tạo chuyên về giáo, qua đó, tạo điều kiện và giao lưu giữa các dòng Phật giáo ở nước khác.
Song hành cùng chùa Trúc Lâm Tại Yên Tử và Đà Lạt, nơi đây là khu thiền viện hút khách bậc nhất miền Bắc. Khu vực này xây dựng năm 2004-2005 với số vốn lên tới 30 tỷ đồng.
Thiền viện Trúc Lâm An Tâm
Bên cạnh Thiền viện Trúc lâm của tăng, Thiền viện Trúc lâm An Tâm dành cho ni. Nơi đây được khởi công năm 2009 và hoàn tất cơ bản năm 2012. Ở chính điện, thiền viện thờ Phật Thích Ca mâu ni.
Ngoài ra, khu vực này còn có nhà tổ thờ tổ thiền tông, nhà khách, nhà ăn, ni đường tu tập. Trong đó, nhà ăn có sức chứa tới 200 người.
Đại bảo tháp Mandala
Đại bảo tháp của chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc được dựng theo truyền thống Kim Cương Thừa. Kiến trúc này được đích thân Đức Pháp Vương Gyawang Drukpa hướng dẫn thiết kế, yểm tâm theo lời Phật dạy về kiến lập vũ trụ Mandala.
Tháp được xây dựng từ năm 211 trên diện tích khoảng 1500m2, cao 29m. Đại tháp có 3 tầng tượng trưng cho 6 yếu tố tạo nên vũ trụ, sự sống.
Đền Thõng chùa Tây Thiên
Đền Thõng nằm ngay ở lối dẫn vào quần kiến trúc chùa Tây Thiên. Đây là kiến trúc cổ kính nằm xen giữa cảnh thiên nhiên núi rừng hoang sơ. Cạnh chùa là Cây Đa Chín Cội có niên đại hàng trăm năm, biểu tượng thiêng liêng của Tây Thiên.
Tiếp đó, tấm bia đá ghi Tam Đảo Linh Sơn được bảo tồn cẩn thận. Đây chính là bằng chứng công nhận tầm quan trọng của khu danh thắng với các triều đại.
Ni cô Tịnh Thất
Ni cô Tịnh Thất là khu vực tu hành của ni cô dòng Mật Tông Tây Tạng. Tịnh thất được xây cao với suối chảy, rừng sâu bao quanh. Giữa chốn thanh tĩnh, tiếng kinh của ni cô, pháp cụ gột bỏ hết sầu lo trong lòng người.
Đền Thượng Tây Thiên
Đền Thượng nằm cao hơn mặt đất 800m, thờ tự Quốc Mẫu tây Thiên. Tương truyền bà kết duyên với Hùng Chiêu Vương thứ 7, dẹp giặc, dạy dân trồng lúa. Vào năm 1995, đền được công nhận là di tích lịch sử- văn hóa- danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.
Các địa điểm du lịch chùa Tây Thiên khác + Đền Cậu Trường Sinh: Theo dân địa phương, đền Cậu là nơi bắt nguồn của khe Trường Sinh. Trước tại đây đặt 1 bát hương, 1 hòn đá để tưởng nhớ nơi Cậu ngự tập trung và nuôi quân. Đền được tu sửa lại vào năm 1993. + Đền Cô Tây Thiên: Đi từ đền Cậu khoảng 2km nữa là tới đền Cô. Nơi đây hiện đang thờ tự Cô Bé, tương truyền do là con nhà trời giúp dân cùng Mẫu Thiên. + Chùa Tây Thiên Phù Nghi: Đây là chùa cổ và rộng nhất trong quần thế. Đỉnh núi chùa tọa lạc có khí vần vũ ngày đêm, long chầu hổ phụ, tiền án hậu chẩm. Hiện chùa trải qua thăng trầm chỉ còn phế tích nên còn được gọi là chùa Nát. + Đền Trình. + Nhà tổ Tây Thiên. + Đền thờ thần. + Mộ tổ thiền sư. + Bàn cờ tiên. |
Ăn gì ở chùa Tây Thiên?
Cá thính Lập Trạch
Cá thính Lập Trạch hay còn gọi là cá muối chua nổi tiếng về độ mặn mòi. Đặc sản Vĩnh Phúc này thường được làm từ giống to, có vảy, chắc thịt. Cá được đem ướp muối, đậy chum trong 10 ngày rồi ép nước, rắc thính, phơi khô. Thú vui lớn nhất khi thưởng thức cá là kẹp thanh tre nướng than củi.
Dứa Tâm Dương
Ở Tâm Dương, dứa thường được trồng ở ngọn đồi lớn trải dài bạt ngàn. Bên cạnh việc ngắm nhìn, du khách còn có cơ hội thưởng thức dứa miễn phí. Ngoài việc ăn tươi, dứa Tam Dương cũng hay được làm mứt, đặc biệt là giống dứa mỡ gà nhiều xơ, ruột lớn.
Tép dầu đầm Vạc
Tép dầu đầm Vạc là giống cá dài cỡ 5-7cm, ngang 1cm. Vào mùa thu hoạch tháng 8-10, bụng cá chứa đầy trứng tạo nên vị béo ngậy hơn nhiều. Khi chiên lên, tép giòn tan, mềm, xương ít. Do đó, người xưa ca tụng đặc sản Tây Thiên đó ngon hơn cả thịt gia súc.
Chè kho Tứ Yên Lập Thạch
Tương truyền, chè kho tại Tứ Yên thuở đầu được dùng làm quân lương do để được nửa tháng. Cách nấu chè khá đơn giản. Chỉ cần dùng đậu xanh chín giã nhuyễn, hòa đường trắng loãng rồi nấu cho quyện. Ấy vậy mà chỉ một miếng vàng đượm cũng đủ khiến dân nghiện uống trà phải gật gù.
Rau su su
Ngọn su su là đặc sản lừng danh bậc nhất Vĩnh Phúc. Khi tới Tây Thiên, bạn cũng có thể dễ dàng mua quanh khu chùa. Rau đặc trưng bởi độ ngọt, giòn, đặc biệt khi xào tỏi. Ngoài phương thức này, bạn có thể chế biến nhiều kiểu khác như luộc, xào thịt bò,…
Lễ hội chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc
Lễ hội chùa Tây Thiên Tam Đảo tổ chức định kỳ vào ngày 15/2 Âm lịch hàng năm. Đây được xem là lễ hội quan trọng nhất tại tỉnh Vĩnh Phúc. Do đó, các công tác chuẩn bị đã bắt đầu ngay từ tháng 11 Âm lịch năm trước.
Đoàn tế của lễ hội khoảng 30 người với các chức vụ: 1 chủ tế, 3 bồi tế, 2 xướng tế, 1 người đánh chuông, 1 người đánh trống và phường bát âm. Trong đó, chủ tế phải thuộc bậc cao niên, khỏe mạnh, gia đình sung túc, vợ chồng còn đủ cả.
Ngay sáng ngày khai lễ hội, 14 xóm xã Đại Đình cùng rước Thánh Mẫu từ đền Mẫu Sinh qua chùa Ngò và kết thúc tại đền Thõng. Lễ vật có các món như xôi. gà, hoa quả, chè lam, xôi đen, thịt chua,… Sau đó, các xóm trở về tổ chức lễ tế riêng.
Phần lễ được tiến hành tại 2 khu vực chính. Tại đền Thỏng bao gồm lễ cáo, lễ rước kiệu và lễ dâng hương Quốc Mẫu Tây Thiên. Tại đền Thượng và chùa Thượng gồm lễ dâng dương. Kết thúc phần lễ là lễ tạ.
Tiếp theo là phần hội với các trò chơi dân gian, thể thao, thi gói bánh, thi nấu cơm, tổ chức hội trại, giao lưu văn nghệ và trình diễn trang phục. Ngoài ra, các hội chợ xúc tiến thương mại, du lịch cũng được tổ chức trong ngày này.
Gợi ý xem thêm: