Mỗi lần nhắc tới xứ Huế mộng mơ là ta lại không thể không nhắc đến Quần thể di tích Cố đô Huế. Một trong những Di sản Văn hoá Thế giới tiêu biểu ở Việt Nam. Cố đô Huế trầm mặc và nên thơ vì vậy luôn nằm hàng đầu trong các điểm đến trong nước . Các bạn hãy khám phá Huế để cảm nhận được phần nào cuộc sống ở đây nhé. Hãy cùng theo chân VIVU ngay thôi nào!
Vài nét về Cố đô Huế
Nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, Quần thể di tích Cố đô Huế có diện tích hơn 500 ha. Bao gồm nhiều di tích lịch sử – văn hóa do nhà Nguyễn xây dựng trong thế kỉ 19 – 20. Cố đô Huế bao gồm 3 vòng thành: Kinh thành, Hoàng thành và Tử cấm thành. Với khung cảnh cổ kính, nguy nga cùng những công trình kiến trúc đặc sắc. Sẽ khiến bạn được chìm đắm vào cuộc sống cung đình xưa. Và tìm hiểu thêm về thời kì lịch sử nhà Nguyễn.
Các điểm đến không thể bỏ qua trong Cố đô Huế
Kinh Thành Huế
Được xây dựng từ đầu thế kỉ 19 và xây dựng trong gần 30 năm. Kinh Thành có hơn 10 cửa ra vào và được thiết lập hơn 24 pháo đài để phòng thủ. Trong Kinh thành, nhà Nguyễn còn cho xây dựng nhiều lăng tẩm. Và các công trình lớn nhỏ khác như Kỳ Đài Trường, Quốc Tử Giám, Điện Long An,… Dưới đây là một số công trình tiêu biểu bên trong Kinh thành:
Kỳ Đài Trường
Kỳ Đài Trường còn gọi là Cột cờ và nằm chính giữa mặt năm của Kinh Thành Huế. Trước đây trong lịch sử, đây là nơi đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng tại Huế. Tại đây bạn có thể nhìn thấy toàn cảnh thành phố Huế xinh đẹp mộng mơ.
Trường Quốc Tử Giám ở Cố đô Huế
Trường Quốc Tử Giám là di tích về trường đại học thời phong kiến duy nhất còn tồn tại. Và nay là trụ sở của Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên Huế. Tham quan Trường Quốc Tử Giám, bạn sẽ được ngắm nhìn ngôi trường xưa trong hoạ tiết trang trí tinh xảo trong một không gian thoáng đãng.
Điện Long An
Được đánh giá là một trong những cung điện đẹp nhất ở Kinh thành. Điện Long từng là nơi nghỉ của vua sau khi tiến hành lễ Tịch Điền mỗi đầu xuân. Đến nay, Điện Long An đã trở thành Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế. Đến đây, bạn sẽ phải trầm trồ trước vẻ đẹp thanh nhã, lộng lẫy. Và giàu tính nghệ thuật của các chi tiết trang trí bên trong công trình kiến trúc độc đáo này.
Hồ Tịnh Tâm
Nhắc đến danh lam thắng cảnh Kinh thành, ta không thể bỏ qua Hồ Tịnh Tâm. Với kiến trúc cầu kỳ, hài hoà với tự nhiên. Trong lòng hồ có chu vi 1500m còn trồng loại sen trắng cùng các hoa thơm cỏ lạ dọc bên hồ. Hồ Tịnh Tâm quả thật xứng đáng là một trong những thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc cảnh quan Việt Nam thế kỷ thứ 19.
Hoàng thành ở Cố đô Huế
Nằm bên trong Kinh thành là Hoàng thành (hay còn gọi là Đại Nội), được giới hạn bởi một vòng tường thành vuông. Mỗi chiều dài xấp xỉ 600m với 4 cổng ra vào. Trong đó, cổng độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô là Cổng Ngọ Môn.
Đây là công trình có quy mô đồ sộ nhất trong lịch sử Việt Nam. Với hàng vạn người thi công và khối lượng đất đá khổng lồ lên đến hàng triệu mét khối. Đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng hàng trăm công trình đền đài, miếu thờ bề thế và cung điện tráng lệ nguy nga. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy thích thú trên hành trình thăm quan Đại Nội.
Xem thêm: Mãn nhãn với các địa điểm ngắm hoàng hôn đẹp nhất Việt Nam
Tử Cấm Thành
Tử Cấm Thành là vòng tường thành thứ 3 của Kinh đô Huế. Và đây cũng là nơi làm việc, ăn ở và sinh hoạt của vua và hoàng gia. Đến thăm quan Tử Cấm Thành, bạn sẽ mường tượng được phần nào cuộc sống vua chúa xưa. Một số các công trình tiêu biểu trong Tử Cấm Thành có thể kể đến như Thái Bình Lâu, Điện Cần Chánh, Duyệt Thị Đường,…
Nếu như Điện Cần Chánh là nơi vua thiết triều và thường tiếp sứ bộ ngoại giao, tổ chức yến tiệc của hoàng gia và triều đình. Thì Thái Bình Lâu lại được vua Khải Định cho xây dựng làm nơi thư giãn, nghỉ ngơi cho nhà vua và được hoàn thành sau 3 năm. Thái Bình Lâu gây ấn tượng với du khách bằng các chi tiết trang trí rồng. Phương có giá trí nghệ thuật lớn trong một không gian thanh bình và tao nhã.
Ngoài kinh thành Huế
Bên ngoài Kinh thành Huế còn có các Lăng tẩm của các vị vua triều Nguyễn. Lăng tẩm là nơi để các vị vua đến để nghỉ ngơi khi còn sống và cũng là nơi để an táng vua. Mỗi lăng tẩm lại mang một sắc thái riêng phản ánh tính cách của mỗi đời vua nhà Nguyễn.
Thăm quan lăng tẩm các vua triều Nguyễn ở Cố đô Huế
Lăng Vua Tự Đức là một trong những lăng đẹp nhất trong những lăng tẩm của các đời vua nhà Nguyễn. Lăng có khung cảnh sơn thuỷ hữu tình với hồ Lưu Khiêm, đảo Tịnh Khiêm ở giữa hồ, núi Giáng Khiêm….
Quần thể di tích Cố đô Huế còn bao gồm các công trình lịch sử khác như: Văn Miếu – nơi thờ Khổng Tử . Và dựng bia khắc tên Tiến sĩ văn thời Nguyễn, đàn Nam Giao – nơi nhà vua tế trời, Hổ Quyền – đấu trường duy nhất dành cho voi và hổ. Võ Miếu – nơi thờ các danh tướng cổ đại và dựng bia khắc tên Tiến sĩ võ; điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ…
Các món ăn nên thưởng thức khi du lịch Cố đô Huế
Từ lâu cố đô Huế đã trở thành một kinh đô văn hóa mà khi đến đây, chúng ta thỏa sức khám phá; từ văn hóa, kiến trúc, lịch sử cho đến cảnh vật, nghệ thuật… và dĩ nhiên cũng không thể thiếu ẩm thực Huế.
1. Bánh canh Nam Phổ
Đây là món ăn có từ rất lâu đời ở Huế và được đặt tên gắn liền với vùng đất đã tạo ra nó: làng Nam Phổ (huyện Phú Vang). Bánh canh Nam Phổ được xem là một trong những món ngon ở Huế bạn nhất định phải thử khi đặt chân đến đây.
Tô bánh canh có màu trắng của sợi bánh canh bột gạo và bột lọc, được chế biến theo tỉ lệ nhất định, màu đỏ hồng của tôm. Điểm xuyết màu xanh của hành lá quyện cùng nước súp sền sệt, ăn kèm chả và phần nhân phủ kín bề mặt tô.
Khi ăn món này không thể thiếu nước mắm cùng ớt xanh cắt nhỏ để tăng vị đậm đà. Màu sắc bắt mắt từ nước dùng, độ trong của bánh canh và phần thịt cua tách gạch để riêng nấu cùng tôm sẽ khiến bạn bị thu hút ngay lần đầu tiên.
2. Tôm chua
Tôm chua hay mắm tôm chua là đặc sản truyền thống của xứ Huế mộng mơ. Vào mỗi dịp đón khách quý phương xa hay bạn bè, người Huế bao giờ cũng dùng món này để cho bữa hội ngộ thân mật. Tôm khi hoàn thành có màu đỏ đẹp mắt hòa với nước căm sền sệt.
Tôm chua hay mắm tôm chua là đặc sản truyền thống của xứ Huế mộng mơ. Vào mỗi dịp đón khách quý phương xa hay bạn bè, người Huế bao giờ cũng dùng món này để cho bữa hội ngộ thân mật. Nói về nguồn gốc, chưa ai rõ món ăn ăn dân dã này ra đời khi nào, do ai làm. Chỉ biết loại mắm đó nhanh chóng được phổ biến rộng rãi. Từ mặn, ngọt, chua, cay đến bùi, béo. Sự kết hợp thú vị này đến từ quan niệm âm dương ngũ hành của Á Đông.
Và quà thực vị tôm mát lành cùng gia vị cay nồng khiến không ai lỡ chối từ.
3. Vả trộn Cố đô Huế
Có lẽ với nhiều người, “vả trộn” là cái tên lần đầu tiên nghe thấy nhưng nó lại chính là một món ngon ở Huế. Một món đặc sản mà bạn nên thử khi đi du lịch Huế. Đây là món ăn đặc biệt vì chỉ có quả vả ở Huế mới làm nên hương vị món ăn này. Nguyên liệu chính là quả vả, có thể trộn với thịt heo nạc, tôm luộc, da heo… và nêm nếm tùy theo sở thích của từng người.
Khi ăn, thêm các loại rau thơm và vừng (mè), hành lá, ngò gai, ngò rí, rau răm rửa sạch và thái nhuyễn. Vả trộn kèm với bánh tráng nướng. Và chén nước mắm ớt canh khiến bạn sẽ “ghiền ăn” mà không cảm thấy bị ngán chút nào! Vả trộn là một món ăn phổ biến, bạn có thể dễ dàng tìm thấy món ăn này ở bất kỳ hàng quán nào ở Huế. Nhất là những quán “nhậu” bình dân tại đây.
4. Cơm hến
Món ngon ở Huế mà VIVU muốn giới thiệu với bạn tiếp theo chính là cơm hến. Cơm hến là món ăn dân dã nổi tiếng của đất cố đô. Được chế biến từ cơm trắng nấu chín để nguội và ăn kèm với hến, tóp mỡ, đậu phộng rang, nước mắm và mắm ruốc Huế cùng với các loại rau sống như dưa leo, khế chua thái sợi…
Một bát cơm hến thường hòa quyện đủ vị thanh của cơm trắng, vị ngọt của thịt hến, vị đậm đà của ruốc. Hòa cùng vị tươi mát, chua chua cân bằng của các loại rau sống.
5. Bún thịt nướng tại Cố đô Huế
Có thể món bún thịt nướng khá quen thuộc và nhiều bạn sẽ không hào hứng lắm để thử qua nó. Thế nhưng, nó chính là một món ngon ở Huế. Và dù “vô cùng quen mặt”, nhưng thịt nướng được dùng trong món ăn này thường là xâu thịt nướng được làm từ thịt ba chỉ mỏng, ướp tiêu, hành, nướm mắm, ngũ vị hương, vừng (mè); dậy mùi và vị rất đặc sắc, vô cùng bắt miệng “ăn là ghiền” ngay.
Thịt ướp sau vài giờ thì cho vào vĩ nướng trên bếp than đỏ hồng đến khi đủ độ chín, dậy mùi thơm. Một tô bún thịt nướng được xem là đủ vị khi hội tụ đủ các thành phần sau: bún, thịt heo nướng, rau sống, đồ chua (đu đủ, cà rốt ngâm) và chén nước lèo hoặc nước mắm được chế biến từ gan heo.
Cố đô Huế mộng mơ, yên bình là thế. Nếu có cơ hội, các bạn hãy nhanh chóng chuyển bị cho mình một hành trình khám phá Huế thương nhé!
Xem thêm: 17 đặc sản Đà Nẵng không thể bỏ qua
VIVU chúc các bạn có một hành trình vui vẻ, an toàn và đầy thú vị!