Cứ đến mùa nước nổi, nhiều người lại truyền tai nhau về giống cây khổng lồ trong chùa Lá Sen cõng đến hơn 100kg. Tuy nhiên, đó không phải là bí ẩn duy nhất ở ngôi chùa này.
Chùa Lá Sen ở đâu?
Chùa Lá Sen hay còn gọi Phước Kiển Tự thuộc xã Hòa Tân, huyện Châu Thành, Đồng Tháp. Chùa được xây dựng khoảng năm 1845 thời vua Thuận Trị. Theo lời kể của sư trụ trì Thích Huệ Từ, chùa trước có khuôn viên rộng rãi và uy nghi. Vào năm 1966, bom đạn chiến tranh đã phá hỏng toàn bộ kết cấu.
Đến năm 1975 chùa mới được dựng lại. Hiện kiến trúc chùa không quá ấn tượng với cột bê tông lợp mái tôn đỏ. Tuy không rộng lớn như nhiều ngôi chùa miền Tây khác nhưng nơi đây vẫn thu hút nhiều du khách bởi đặc trưng riêng biệt.
Nổi bật hơn cả là giống sen vua được chăm sóc trong ao hồ tạo thành từ hố bom. Đó cũng là lý do nhiều người gọi Phước Kiển Tự bằng cái tên dân dã, chùa Lá Sen. Đặc biệt, chùa còn lưu truyền câu chuyện về cụ rùa nghe kinh, chim hạc hiểu tiếng người.
Tổng thể chùa Lá Sen
Bên ngoài chùa
Chùa Phước Kiển hiện có 2 hai ao sen ở lối vào và bên trái chùa. Trong đó, ao lớn đằng trước sở hữu hàng trăm chiếc lá sen bản lớn. Chính điều này đã tạo không gian cực kỳ thú vị thu hút khách thập phương.
Diện tích ao sen sau chùa khá rộng 700m2. Theo lời kể của trụ trì, 2 ao này được tạo nên từ dấu tích hố bom. Chánh điện dựng khá đơn giản với trần chỉ với mái tôn. Cây đại hồng chung bên hông điện có tuổi đời hơn trăm năm được tạo nên khi chùa mới hình thành.
Trước ao sen, người ta xếp đặt tượng ba ông khỉ với các tư thế khác nhau hàm ý “không nói, không nghe, không thấy”. Các pho này dùng để răn dạy con người về nguyên do của sự khổ đau là nghe, nói chuyện và nhìn thiên hạ.
Bên trong chùa
Chánh điện trước chỉ thờ Phật dòng Lâm Tế Chánh Tông sau còn thờ tự thêm một số vị như Ngọc Hoàng, Thánh Mẫu Mẹ Diêu Trì, hộ pháp,… Các bức tượng này được khách thăm mang đến nên được giữ lại.
Sự tích chùa Lá sen ở Đồng Tháp
Lá sen khổng lồ
Tương truyền, lá sen này là giống cây vùng Amazon Nam Mỹ. Được biết cây được trồng tại chùa năm những năm 1990 và là 1 trong những giống sen quý hiếm bậc nhất Đông Nam.
Tương truyền, thầy Thích Huệ Từ được tín đồ tặng giống cây lạ bèn trồng thử trong hồ. Khi trưởng thành, lá nhanh chóng trở nên to lớn lạ thường.
Trung bình mỗi lá có đường kính lên đến 4-5m. Viền lá uốn cong 5cm dựng đứng như cái nia khổng lồ. Người miền Nam do đó gọi là súng nia. Trái lại, người miền Bắc lại nhanh chóng liên tưởng đến nón quai thao.
Theo khoa học, giống cây này có tên khoa học Victoria amazonica thuộc họ súng. Cây còn có tên nong tằm, súng nia. Thường lá sen chịu được sức nặng 50-80kg. Với trọng lượng trên 100-150kg, bạn cần lựa cỡ lá lớn nhất mới tải được.
Lá sen nia có màu xanh nhạt, mặt trên nhẵn bóng. Mặt dưới ban đầu đỏ tươi song dần sậm lại với đường gân to, gai nhọn. Kích cỡ lá có thể co rút tùy theo mùa. Đặc biệt, những lá sen mùa khô đường kính chỉ còn 1m. Đến mùa mưa, việc hấp thụ hơi nước giúp lá nở ra có khi đến 5m.
Giống hoa sen này cũng lớn hơn nhiều loại khác. Hoa có màu trắng ban sáng ngả hồng nhạt vào chiều. Chúng nở nhanh với màu sắc tươi tắn. Chỉ mất khoảng 3-5 ngày là đủ để hoa nở rộ.
Cụ rùa trăm tuổi
“Cụ Rùa trăm tuổi” là bảo vật vô giá của Phước Kiển Tự. Hiện sư Trụ trì đang chăm sóc tổng cộng 6 cụ rùa. Tương truyền hầu hết đều được nuôi từ những năm 1948.
Đặc biệt, có 2 cụ rùa có tuổi đời hơn 100 năm. Trong đó, cụ 106 tuổi có trọng lượng 15kg, cụ 101 tuổi có trọng lượng 13kg. 1 cụ rùa nhỏ tuổi hơn không xuống nước mà chỉ ngủ mùng.
Điều khiến nhiều người ngạc nhiên nhất chính là việc cụ rùa ăn chay và nghe tụng kinh Phật hàng ngày. Tuy nhiều người không tin cho các cụ ăn thịt nhưng tất cả đều ngoảnh đầu.
Tương truyền xưa một cụ rùa bị đánh cắp. Thầy trụ trì Thích Huệ Từ phải đi khắp nơi tìm kiếm nhưng không thành. Lúc đi chợ, thầy bỗng thấy cụ rùa đang bị xích lại bày bán. Thấy vậy cụ sư thầy bỏ ra 1500 đồng để chuộc cụ. Từ đó, cụ rùa càng trở nên gắn bó với nhà chùa.
Đến thời kỳ chiến tranh, chùa Lá Sen bị chú ý do bị nghi giúp đỡ cách mạng. Có lần tên lính Mười Phu đến lục soát định giết cụ rùa lập uy. Hắn liền bảo lập ra thử thách trí khôn cụ rùa hay nghe kinh kệ. Nếu rùa bỏ ngoài cổng biết đường quay về thì tha cho. Nếu không hắn “quá độ” lên bàn nhậu hộ khi cả 2 đã hết duyên.
Kỳ lạ là dù đặt cách xa cổng chùa Lá Sen cụ rùa vẫn quay đầu bò về. Hắn bèn lập ý đặt cạnh dòng sông để cụ nghe hơi nước bơi đi. Cuối cùng, cụ vẫn ngoảnh đầu quay trở lại chùa.
Sau khi đến tức giận bỏ đi, hắn bắt đầu lo sợ đủ đường nên lập đàn chay mang được tha thứ. Từ đó, hắn cũng không quay lại làm khó chùa nữa.
Hạc thần và câu chuyện tình bạn
Ngoài những cụ rùa đang nuôi, ngôi chùa còn sở hữu xác cụ rùa trưng bày trong tủ kính. Xác cụ rùa gắn liền với chuyện Hạc Thần những năm 1999. Theo sư thầy Thích Huệ, cụ rùa khi đó được một người đem tặng. Cụ rùa thường chỉ quẩn quanh và lắng nghe các sư tụng kinh.
Vào năm 1999, sư trụ trì Thích Huệ Từ mang về một con hạc cứu từ tay người thợ săn. Nhìn hạc đáng thương, cụ định phóng thích mà hạc lại theo chân thầy về chùa.
Hạc từ đó kết bạn với cụ rùa và ở chùa không bay về rừng. Cả 2 đi đâu cũng có nhau rất khắng khít. Một hôm, cụ Thích Huệ Từ bắt gặp hạc phạm giới bắt cá trong ao. Điều này khiến sư thầy phải kiên quyết đuổi hạc về với thiên nhiên, nơi chốn hợp với lối sống của nó.
Sau khi lượn vài vòng quanh khuôn viên, hạc đành bay đi. Do nhớ thương bạn, cụ rùa sau ba ngày chết đi. Để tỏ lòng thương tiếc, sư Thầy đã ướp xác cụ rùa rồi đặt trong lồng kính. Thông tin về tên gọi, năm đến chùa, năm mất được khắc chi tiết trên mai rùa.
Cách đến chùa Phước Kiển
Chùa Lá Sen cách trung tâm Sài Gòn chừng 145km. Du khách chỉ tốn khoảng 2 tiếng đồng hồ, đồng thời đường cũng dễ đi. Bạn có thể chọn giữa ô tô, xe khách hoặc xe máy.
Di chuyển từ Hồ Chí Minh
Cung đường 1 (cho xe máy, xe buýt): Nội thành Sài Gòn>> quận Bình Chánh>> Quốc lộ 1A.>> cầu Mỹ Thuận. >> Quốc lộ 80>> Chợ Nha Mân>> Rẽ trái khi gặp chợ khoảng 9km>> chùa Lá Sen.
Cung đường 2 (cho xe ô tô): Nội thành Sài Gòn>> quận Bình Chánh>> đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương>> Quốc lộ 1A>> cầu Mỹ Thuận>> chùa Lá Sen.
Di chuyển từ Vĩnh Long
Vĩnh Long>> Đinh Tiên Hoàng phía Hẻm 112>> Quốc lộ 1A đi Cần Thơ>> Đường tỉnh 908>> Đường tỉnh 854>> Bãi Đậu Xe Út Huỳnh Miễn Phí Tại Cầu Số 6 của chùa Lá Sen.
Di chuyển từ Cần Thơ
Cầu Hưng Lợi/ Nam Sông Hậu/ Quốc lộ 91C>> Quốc lộ 1>> Đoạn đường nối Trà Ôn/ Cái Vố>> Nguyễn Thị Minh Khai/Quốc lộ 54>> Nguyễn Thị Minh Khai/Quốc lộ 54>> đường Nguyễn Văn Thảnh/Đường tỉnh 854>> Bãi Đậu Xe Út Huỳnh Miễn Phí Tại Cầu Số 6 của chùa Lá Sen.
Kinh nghiệm đi chùa Lá Sen
- Giá chụp hình tại chùa Lá Sen là khoảng 20.000 đồng/1 người. Vé đã gồm phí thuê người đặt mâm lên lá để tản bớt lực, chống rách lá.
- Tùy vào kích cỡ lá sen chịu được lực 80-150kg.
- Bạn nên nhờ người giữ đồ đạc cá nhân ở ngoài để tránh trường hợp lá sen không tải được trọng lượng của bạn.
- Đừng gây ồn ào, nói to, văng tục trong cửa chùa thanh tịnh.
- Tuyệt đối không vứt rác bừa bãi trong khuôn viên chùa.
- Trông coi trẻ cẩn thận khi đi tham quan do ở đây có nhiều ao hồ.
- Du khách khi du lịch Đồng Tháp có thể kết hợp một số địa điểm như Làng hoa Sa Đéc, Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê,…
- Nên ghé thăm chùa vào mùa nổi tháng 9-11. Đây cũng là thời gian lá sen nở rộng nhất.
- Tắt xe máy, giữ trật tự khi dắt vào sân.
- Không có cơ sở cư trú, quán ăn hay quán cà phê nào gần chùa Lá Sen.
Gợi ý xem thêm: