Chùa Bích Động Ninh Bình: Viên ngọc tinh khiết giữa chốn thâm sơn cùng cốc

Chùa Bích Động là thắng cảnh Ninh Bình nổi tiếng với danh xưng “Nam Thiên đệ nhị động” chỉ sau động Hương Tích. Nơi đây đặc trưng với vẻ đẹp nguyên sơ, yên tĩnh lạ thường.

Chùa Bích Động Ninh Bình

Chùa Bích Động ở đâu?


Chùa Bích Động thuộc xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Đây là ngôi chùa cổ thuộc Quần thể danh thắng Tràng An Tam Cốc – Bích Động tọa lạc trên dãy núi Trường Yên. Trong đó, quần thể du lịch này được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt, đồng thời được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới.

Thực chất, chùa Bích Động ban đầu được dựng vào năm 1428 thời Hậu Lê trên đỉnh núi với quy mô nhỏ. Khoảng năm 1705 đời vua Lê Dụ Tông, 2 vị hòa thượng pháp danh Trí Kiên và Trí Thế kết nghĩa huynh đệ. Họ mong muốn xây dựng nhiều ngôi chùa để đi truyền bá đạo Phật rộng rãi.

Khi đến Ninh Bình, 2 người thấy địa thế núi Bích Động đắc địa nên quyết dừng chân, quyên giáo sửa chùa cũ nhằm tu hành. Tới năm 1707, 2 nhà sư cho đúc chuông lớn. Năm 1707, họ tiếp tục dựng minh bia cho chùa Bích Động.

Ngôi chùa này được ví như viên ngọc trắng làm từ đá nổi bật giữa chốn thâm sơn cùng cốc. Do đó, chùa trước gọi là “Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng”.  Phải tới năm 1774, chúa Trịnh Sâm mới cho đổi  tên thành chùa Bích Động.

Chùa Bích Động Ninh Bình

Kiến trúc chùa Bích Động


Chùa Bích Động mang đậm kiến trúc chùa cổ Việt Nam. Tổng thể chùa gồm 3 ngôi chùa, 3 động với 2 động khô, 1 động nước. Trong đó, động khô gồm Bích Động, Động Tối ở lưng chừng núi, động nước là Xuyên Thủy Động dưới đất.

Điểm đặc biệt nhất của chùa là kết cấu chữ Tam theo Hán. Khác với chùa chữ Công có gian thiêu hương nói liên, ba tòa nhà của chùa tách rời hoàn toàn. Theo đó, cấu trúc gồm 3 phần riêng biệt chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng được xếp dọc theo sườn núi từ thế núi cao tới thế núi thấp.

Chùa Hạ

Chùa Hạ được xây theo lối chữ Đinh cơ bản của kiến trúc chùa Việt. Mái chùa được làm 2 tầng uốn cong vút.

Phần mặt tiền chia thành 5 gian, trong đó phần thượng điện chiếm 2 gian với cột gỗ, cột đá lớn. Điều ấn tượng là kèo, xà ngang, xà dọc cũng sử dụng gỗ lim.

Do nền cao hơn 1 mét so với sân nên chùa cần làm thêm 3 bậc đá và phần hiên. Nhìn từ xa, chùa Hạ Bích Động như có thêm 1 tầng mái.

Bước qua bậc gỗ hiên chùa, quý khách sẽ bước vào tiền đường. Giữa gian treo bức đại tự “Mạo cổ thần thanh” viết bằng chữ Hán. Trong thượng điện, các tượng phật, đồ thờ được xếp trên bệ từ thấp lên cao.

Chùa Trung

Để tới khu vực chùa Bích Động này, bạn cần rẽ phải chùa Hạ men theo 90 bậc đá ở sườn núi uốn lượn hình chữ S. Độ cao giữa khu Hạ và Trung ước chừng 30m. Ấn tượng đầu tiên của khách du lịch về vách đá này tương tự hình con rồng.

Lên tới khu Trung, vách hõm vào, mở ra cao rộng như miệng rồng há to. Hàm trên là tảng đá vòm trên chùa như mái hiên, còn hàm dưới dàn phẳng bao quanh sân chùa. Theo đó, phần “cổ họng” chính là động sâu đằng sau chùa.

Trên mái chùa đặt bức đại từ khắc chữ “Bích Động” theo 2 chữ Hán. Bên dòng chữ này còn đề nhỏ “Nguyễn Nghiễm phụ đề” và “Nhật Nam Nguyên chủ bút”, bút tích  của chúa Trịnh Sâm, người đứng đầu nước Nhật Nam khi đó. Theo tương truyền, các nghệ nhân tới tới 8 tháng để khắc xong các chữ này.

Chùa Trung Bích Động

Chùa Thượng

Để lên tới khu vực chùa Bích Động cao nhất, du khách cần đi qua 40 bậc đá dọc sườn núi lên gần đỉnh núi. Chùa Thượng hay còn gọi là chùa Đông được đặt cao hơn sân gạch 60m và chếch về hướng đông nam. Các mặt bắc nam được dựng từ đá thước, mặt tây dựa sát vào vách núi.

Các cột, vỉ, kèo được làm từ gỗ lim. Các mái đao cong vút tựa chim phụng. Phần chùa Bích Động này được chia 2 gian kiểu nhà dọc với phần tiền đường đặt thờ từ đá phiến lớn. Gian trong đặt Phật Bà Quan Âm.

Hai bên chùa đặt 2 miếu thờ quay về hướng bắc và hướng nam lần lượt thờ tự Sơn Thần, Thổ Địa. Đứng ở đây, du khách có thể thấy được 5 ngọn núi độc lập như cánh hoa sen chầu về phía núi Bích Động. Vì lẽ đó, 5 núi đá còn được gọi là Ngũ Nhạc Sơn bao gồm núi Tầm Sặng, Gia Định, Con Lợn, Đầu Cầu, Hang Dựa.

Nhìn từ trên cao xuống, bạn có thể thấy núi Chồng Sách, núi Voi nằm giữa cánh đồng Ngũ Môn. Bao quanh chùa Thượng là loài hoa quý Sơn kim cúc. Hoa có màu vàng, nhỏ, tốt  cho mắt. Tuy nhiên, loài hoa này đã không còn nữa.

Hang động chùa Bích Động


Động Tối

Lên thêm khoảng 6m, 21 bậc từ khu vực chùa Bích Động phần trung, du khách sẽ đến Động Tối. Điểm độc đáo nhất của động Tối chùa Bích Động là do tự nhiên tạo nên.

Đường dẫn lên động gần như thẳng đứng. Trước đây, chùa được gọi với cái tên Hang Chùa do thờ Phật. Động dài, sâu, hơi chếch về hướng đông. Trên cửa động treo chuông đồng lớn được đúc năm 1707.

Đừng lo vì hang của chùa Bích Động có thắp đèn điện. Bức tranh quy mô lớn với hình ảnh chạm nổi hiện ra dưới ánh sáng kỳ ảo. Từng đường nét tiên ông, tiên nữ hay tiểu đồng đều được chạm khắc tỉ mỉ. Bên cạnh đó nhiều hình thù khác như rồng bay, rùa, voi, hổ, kho của cải,…

Ra tới cửa Động Tối, du khách sẽ bắt gặp ngay tượng Đức Phật Di Đà, Văn Thù Bồ Tát, bên trái đặt Quan  m Thị Kính. Gần cửa động hướng tay trái có hang nhỏ thờ Quan Thế  Âm. Đặc biệt giữa các khối nhũ đá dưới nền hang có 2 khối gõ kêu như tiếng mõ, 1 thanh 1 trầm.

Chuông Minh Bia Động Tối

Xuyên Thủy động

Động này đi xuyên qua gầm núi chùa Bích Động rộng trung bình 6m. Nó như một dây dài hình uốn lượn từ hướng đông sang tây chừng 350m. Động rất tối và ngập nước quanh năm. Phần trần và vách khá bằng phẳng tạo thành vòm cung.

Lối vào Xuyên Thủy động nằm đối diện đường tới Bích Động. Khi đi hết hang động này, bạn có thể leo núi thăm thú chùa Bích Động khá tiện.

Gợi ý xem thêm:

Kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc cho trải nghiệm trọn vẹn
Chùa Bái Đính Ninh Bình-Kinh nghiệm du lịch từ A đến Z 
Gợi ý những địa điểm cho chuyến du lịch chùa đầu năm (Phần 1)

Nguyễn Hồng Ngọc
Nguyễn Hồng Ngọchttps://vivu.net
Vivu quan niệm rằng một chuyến du lịch tuyệt vời không phải là bạn đi được bao xa, thử được bao nhiêu thứ đặc sản, mà là những trải nghiệm, sự đồng điệu của trái tim và cảm xúc ở mỗi miền đất mà bạn đã cùng Checkin đặt chân đến.

Related Stories

spot_img

Khám phá

10 điểm du lịch mùa lúa chín đẹp nhất miền bắc

Xuất phát từ một quốc gia nông nghiệp và một phần không thể tách...

Thảo nguyên Suôi Thầu, Xín mần – đẹp ngất ngây như trong chuyện cổ tích châu Âu

Thảo nguyên Suôi Thầu (Hà Giang) là một trong những thảo nguyên đẹp bậc...

10 địa điểm du xuân đáng đến trong tháng Giêng

Để một năm mới bình an, may mắn, nhiều người thường tìm đến các...

2023 khám phá Nhật Bản, thiên đường của mèo

Nhật Bản được xem như một thiên đường của loài mèo. Người dân đất...

13 địa điểm lãng mạn cho tuần trăng mật ở Singapore trong năm 2023

Dù có diện tích bé nhỏ nhưng Singapore lại có nhiều cảnh quan tuyệt...

Đầu năm 2023 đến ngắm Đài Loan rực rỡ, dung hòa hiện đại và cổ điển

Tháng 1, tháng 2 đầu năm là mùa đông ở Đài Loan. Dù thời...

Danh mục

Bình luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here