Quần thể di tích và thắng cảnh Yên Tử gắn liền lịch sử của thiền phái Trúc Lâm Việt Nam. Không chỉ hấp dẫn bởi hệ thống kiến trúc tôn giáo, thắng cảnh thiên nhiên tại đây cũng khiến lòng bao du khách không khỏi say đắm.
Ăn gì ở Yên Tử
Măng trúc
Măng trúc là đặc sản Yên Tử nổi tiếng nhất mà ai ghé qua cũng phải thưởng thức. Không như măng thông thường, măng trúc Yên Tử khá nhỏ, chắc với màu ngà vàng. Măng thường được bán theo bó hoặc cân.
Để thu hoạch, người dân phải vào sâu trong rừng, tìm trên các vách đá hoặc thung lũng tại danh thắng Yên Tử. Do khí hậu sương giá, thân lá đều khô quăn. Song nguyên liệu này có thể biến tấu thành nhiều món, rất ngọt và thơm.
Chè lam
Chè lam là đặc sản số dùng với trà bậc nhất của danh thắng Yên Tử. Cái dẻo thơm từ gạo nếp, ngọt ngào từ mật, cay cay từ gừng, bùi bùi từ lạc quyện với cái chát nhẹ từ trà thì không còn gì bằng.
Và sẽ tuyệt hơn cả khi ghé Yên Tử vào ngày xuân. Trong tiết trời lành lạnh, mưa phùn, chỉ một miếng chè lam cũng đủ ấm lòng khách thập phương. Bạn cũng có thể mang thức bánh này về như một món quà nhỏ cho chuyến hành hương.
Rau dớn
Rau dớn có hình dáng tựa cây xương xỉ với lá quăn nhỏ xòe xung quanh. Tiết trời vào xuân cũng là cây lá xum xuê nhất. Sau buổi làm nương, nhiều người cũng tranh thủ mang gùi thu hoạch cho bữa ăn cả gia đình.
Ngọn có thể luộc, xào, làm nộm đều được. Khi nếm thử, rau có vị ngọt, mát, hơi nhớt. Ngoài chế biến thức ăn, đặc sản danh thắng Yên Tử này còn được dùng như một loại thảo mộc. Nó có rất nhiều tác dụng như cảm cúm, ho, chống táo bón,…
Rượu mơ
Rượu mơ Yên Tử có màu hổ phách, vị nồng ấm, chua ngọt dịu. Tuy không được khuyến khích uống nhiều nhưng một chén rượu mỗi ngày lại đem tới không ít lợi ích như phân giải chất dư thừa, thanh nhiệt, táo bón,…
Khoảng vào tháng 3, 4 hàng năm, người ta sẽ chưng cất mơ làm rượu. Mỗi vùng lại có công thức pha chế riêng, vùng ngâm chung với rượu trắng, vùng cho mật ong vào mơ lên men. Do đó, rượu mỗi nơi lại để lại ấn tượng khác nhau.
Mật ong rừng
Mật ong rừng Yên Tử là món bổ dưỡng quan trọng của nhiều gia đình Việt. Đặc sản thiên nhiên từ danh thắng Yên Tử đem tới nhiều tác dụng như làm đẹp, bổ sung năng lượng, chữa ho, điều hòa đường huyết,… Và mật ong rừng được đánh giá là loại thượng hạng.
Mật ong chuẩn có màu vàng sẫm, đặc sánh, khi kết tinh không thay đổi chất lượng. Mật ông này có vị thanh nhẹ khác với vị ngọt lâu của ong nuôi. Khi du lịch, bạn có thể tới các cửa hàng OCOP để mua các chai thủy tinh 500ml làm quà cho người thân.
Nem chua Quảng Yên
Không chỉ Thanh Hóa hay Hà Nội, nem chua Quảng Yên cũng rất nức tiếng. Đặc sản này to và ngắn hơn nem xứ Thanh. Nguyên liệu khá dân dã nhưng muốn làm chuẩn vị phải đòi hỏi sự kỳ công nhất định. Đó cũng là nguyên do người dân xứ Quảng Ninh luôn tự hào về các món nem chua, nem chạo quê mình.
Nguyên liệu chính của nem là thịt nạc mông và bì lợn. Thính làm từ gạo rang thơm xay rồi trộn theo liều lượng nhất định. Cuối cùng, nem được bọc lá ổi, tiếp đến lá chuối.
Trầu một lá
Trầu một lá, trầu tiên là loại cây độc đáo chỉ có ở vùng di tích danh thắng Yên Tử. Cây trầu sinh sống ở độ cao 500-600m, trên các triền núi hoặc tán cây thấp. Khi ngâm với rượu cùng một số nguyên liệu như địa liền, gừng gió, hồi, quế, dung dịch này chữa bệnh cảm cúm, xương khớp rất tốt.
Thức quà này không hề đắt đỏ nhưng đủ tinh tế để níu giữ chân du khách.
Cách di chuyển tới quần thể danh thắng Yên Tử
Cung đường tới Đông Yên Tử
Xuất phát từ Hà Nội, bạn có khá nhiều chọn lựa để tới Uông Bí, Quảng Ninh.
- Cách 1: Quốc lộ 1>> TP. Bắc Ninh>> rẽ phải Quốc lộ 18>> Tp. Uông Bí.
- Cách 2: Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng>> nút giao Quốc lộ 10, An Lão, Hải Phòng>> rẻ trái đi Thái Bình>> huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng>> Tp. Uông Bí.
Cuối cùng, bạn Google map để tìm đường tới chùa Trình nhé.
Cung đường đi Tây Yên Tử
Khi nói tới Tây Yên Tử, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới Am Ngọa Vân. Do được đầu tư, đường đi hiện nay khá dễ dàng. Bạn có thể ngồi cáp treo từ Trại Lốc, An Sinh, Đông Triều, Quảng Ninh đi lên.
- Cách đi ga cáp treo: Quốc lộ 1 đi Bắc Ninh>> Quốc lộ 8 đi Chí Linh, Sao Đỏ, Đông Triều>> đường Trần Nhân Tông>> đền An Sinh>> hồ Trại Lốc>> ga cáp treo đi Ngọa Vân.
- Cách đi bộ: Hồ Bến Châu>> Am Ngọc Vân, Bãi Đá Chông. Khi đi xuống, người ta thường theo đường Trại Lộc.
Lưu ý, bạn có thể gửi ô tô, xe máy tại bên thuyền cạnh hồ Bến Châu để đi thuyền sang bên khi hồ.
Xe khách
Để tới 2 chặng Đông – Tây Yên Tử đều cần đi qua Quốc lộ 18, bạn đều có thể bắt chuyến đi Quảng Ninh, Hạ Long, Móng Cái.
- Đi Đông Yên Tử: Xuống tại thành phố Uông Bí tại chùa Trình, bắt xe tới bến xe Hạ Kiệu. Bến cách ga cáp treo khoảng 1km, bạn có thể đi bộc hoặc xe điện 15.000 đồng/1 lượt, 20.000 đồng/2 vé khứ hồi.
- Đi Tây Yên Tử: Xuống tại thị xã Đông Triều, giữa phố Trần Nhân Tông giao Quốc lộ 18. Tiếp tục bắt xe 10km nữa tới ga cáp treo.
Giá cáp treo
Trong quần thể di tích danh thắng Yên Tử hiện tại có 3 chuyến cáp treo. Tất nhiên bạn sẽ tốn ít chi phí hơn khi mua vé khứ hồi. Tham gia chuyến trekking cũng là một thử nghiệm khá thú vị đó.
Giá cáp treo tại Yên Tử
- Tuyến Giải Oan – Hoa Yên: 150.000 đồng/1 lượt, 250.000 đồng/1 vé khứ hồi 1 lên 1 xuống.
- Tuyến Một Mái – An Kỳ Sinh: 150.000 đồng/1 lượt, 250.000 đồng/1 vé khứ hồi 1 lên 1 xuống. Nếu bạn mua khứ hồi cho cả 2 chặng giá vẻ là 300.000 đồng/1 vé.
Giá cáp lên Ngọa Vân
- Giá đi chùa Ngọa Vân: 100.000 đồng/1 lượt, 180.000 đồng/1 vé khứ hồi.
Ở đâu tại Yên Tử?
Nếu chọn từ Hà Nội đi tới Đông Yên Tử vào dịp vắng khách, bạn chỉ cần mất 1 ngày để hoàn thành lịch trình. Trường hợp bạn ở xa hoặc muốn nghỉ dưỡng thêm, bạn hoàn toàn có thể đặt nhà nghỉ tại Tp. Uông Bí. Trong đó, nhà nghỉ tại Khu Thượng Yên Công tiện lợi nhất cho chuyến thăm thú danh thắng Yên Tử.
Nếu có ý định ở lại, bạn chỉ nên mua vé cáp treo 1 chiều.
Gợi ý xem thêm: