Ẩn mình giữa núi rừng Hà Giang, phố cổ Đồng Văn hiện lên như nét chấm phá giữa bức họa sơn thủy. Nếu bạn đã sẵn sàng cho hành trình của cảm xúc, đừng bỏ qua lời gọi mời của vùng đất trăm năm này.
Phố cổ Đồng Văn và dấu ấn lịch sử
Phố cổ Đồng Văn tọa lạc tại thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Phố nằm ở độ cao trên 1000m, cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng 150km.
Với lịch sử phát triển hàng trăm năm, khu phố này không chỉ mang trọn tinh hoa văn hóa xa xưa mà còn lưu lại dấu tích do người Pháp để lại. Trong đó, chợ Đồng Văn được xây dựng từ năm 1920.
Thuở đầu, khu phố này thuộc tổng Đông Quan, châu Nguyên Bình, phủ Tường Yên, tỉnh Tuyên Quang. Số dân cư lúc đầu ở đây cũng rất ít ỏi, chỉ vài hộ người Tày, Hoa và H’Mông.
Sau đó, nơi đây được nhập vào châu Bảo Lạc và được vị thổ ty họ Nông cai quản coi như vùng lãnh địa.
Sau khi thành lập hơn 20 năm, vùng đất dần trở lên đông đúc hơn với người Kinh, Dao và Nùng. Điều này đã mang tới nét đẹp kiến trúc giao thoa đặc sắc, trong đó tinh hoa dân tộc Hoa là nòng cốt.
Hiện nay, khu phố này gồm 40 nóc nhà nằm san sát lọt thỏm giữa thung lũng. Đa số nhà cổ ở đây đều gần 100 năm. Một số nhỏ có tuổi đời ngót 200 năm.
Các bức tường rêu phong cổ kính khiến nhiều người dân thành phố quen thuộc với những chung cư láng mịn không khỏi trầm trồ, thích thú. Những mái nhà âm dương 2 tầng với rãnh chảy giúp nước không ngấm sâu xuống.
Phố cổ Đồng Văn – bức tranh công bút giữa bạt ngàn
Vẻ đẹp của khu phố Đồng Văn không chỉ đến từ tông đen trắng trầm mặc. Chính sự hòa hợp giữa bàn tay con người và tạo hóa đã tạo nên những mảng màu đầy tinh tế. Nếu so về trường pháp thủy mặc, nó gần với tranh công bút với nét phóng khoáng cùng gam màu tươi đậm.
Nhìn từ trên cao, ba dãy chợ ghép thành hình chữ U với các cạnh là ngói lợp âm dương. Kiến trúc trình tường đem tới chút bề thế, uy nghi chứ không nho nhỏ, tinh tế như chợ cổ vùng đồng bằng. Vài ngôi nhà ống được xây dựng ở phần mặt tiền.
Vào sáng sớm, không gian phố cổ chìm nghỉm trong sương sớm dày đặc. Cái màn sướng bao trùm khắp mái nhà xám bạc khiến người ta mơ màng không biết mơ hay thực. Ấy là những ngày trời râm. Tới mùa hè, tông vàng nhẹ từ tia nắng sớm khiến cho cảnh vật nơi đây sống động hơn hẳn.
Khi hoàng hôn buông xuống, cảnh vật nơi đây lại bao trùm sự tĩnh lặng. Ánh đèn ở khu phố này chẳng sáng bừng như chốn phố thị mà chỉ le lói. Vào đêm cuối tuần, không khí mới rộn ràng hơn với lời hát rộn ràng từ quán cà phê phố cổ.
Các hoạt động tại phố cổ Đồng Văn
Bên cạnh việc tham quan những ngôi nhà cổ kính, núi non hùng vĩ, du khách cũng có cơ hội tham gia các hoạt động vui chơi, buôn bán tại nơi đây. Khu phố cổ này hoạt động từ 5 giờ sáng đến 10 giờ tối và mọi ngày trong tuần.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các dịch vụ homestay trong bảng phía dưới.
Địa điểm vui chơi
Địa điểm vui chơi | Chợ cổ Đồng Văn | Chợ đêm phố cổ Đồng Văn | Đêm phố cổ | Quán cafe phố cổ Đồng Văn |
Thời gian tổ chức | 5-12 giờ sáng | 18-22 giờ | Ngày 14, 15,16 âm lịch hàng tháng | 7-22 giờ 30 |
Hoạt động chính | Buôn bán hàng thủ công, nông sản. Bày hàng lưu niệm, đặc sản. | Buôn bán thức ăn nhanh. Bày hàng thủ công, mỹ nghệ | Đồng loạt treo đèn lồng. Buôn bán đồ thủ công, nông sản. Gặp gỡ, giao lưu. Các hoạt động văn hóa khác. | Ăn, uống và giao lưu. Hoặc đơn giản muốn tìm một khoảng lặng. |
Các dịch vụ nghỉ dưỡng
Loại hình | Nhà nghỉ | Khách sạn | Homestay |
Gia phòng | Trên 200.000 đồng/1 đêm | Trên 300.000-500.000 đồng | Trên 200.000 đồng Trên 2.000.000 đồng cho nhóm trên 20 người |
Kiểu phòng | Phòng đơn | Đa dạng | Phòng rộng |
Đối tượng thích hợp | Cá nhân Cặp đôi | Cá nhân Cặp đôi Tập thể | Tập thể |
Thưởng thức món ngon tại phố cổ Đồng Văn
Thịt trâu gác bếp
Thịt trâu gác bếp khác hẳn với loại thịt khô hay thịt nướng vùng đồng bằng. Sự hòa quyện giữa ớt, gừng cay với mắc khén tạo nên phong vị chả lẫn vào đầu được. Và làm sao có thể thiếu được mùi oi khói củi nồng đậm cơ chứ?
Phần thịt ngon nhất để làm thịt gác bếp là bắp bò không gân. Sau khi loại bỏ bạc nhạc, thịt được cắt thở khoảng 20x5cm. Do quá trình hun khói và ướp nhiều gia vị, thịt không cần tới chất bảo quản vẫn giữ được trong 1 tháng.
Với sự kỳ công này, chắc chắn mức giá của thịt cũng không quá rẻ. Bạn cũng có thể mua mặt hàng này về làm quà cho gia đình.
Giá thịt trâu gác bếp: 800.000-1.300.000 đồng/ 1 kg.
Thắng dền
Thắng đền được ví như nàng công chúa của núi rừng Tây Bắc. Đặc biệt giữa tiết trời se lạnh, chẳng điều gì tuyệt vời bằng sự nồng ấm và ngọt ngào của một ăn này. Sau đó, bánh được thả vào nước đường hoa mai nấu từ đường và gừng. Rắc thêm chút mè, lạc là hoàn tất.
Cách làm thắng dền hao hao như bánh trôi Tàu nhưng không quá cầu kỳ. Gạo nếp Hà Giang sau khi xay được nặn thành hình tròn to bằng ngón chân cái.
Thắng dền truyền thống không có nhân, viên màu trắng và không cho dừa. Sau này, món được cho thêm nhân đậu, màu tự nhiên cùng chút dừa nào sợi.
Giá thắng dền: 10.000 đồng/1 bát trở lên.
Bánh cuốn phố cổ Đồng Văn
Thoạt đầu, bánh cuốn Phố cổ Đồng Văn tương tự như bánh cuốn miền xuôi. Bột được pha loãng và cho nên tráng thật mỏng. Điều này đòi hỏi sự nhịp nhàng, khéo léo của người làm bếp để đảm bảo tiến độ công việc, đồng thời cũng không bị rách bánh. Sau khi bột chín, bánh được lấy ra và cuộn với thịt băm, mộc nhĩ.
Loại bánh đặc trưng của nơi đây là bánh cuốn trứng. Trứng gà được đập vào khi bánh chín rồi mới thêm mộc nhĩ, thịt băm. Trưng khi này cần được giữ ở độ lòng đào, mềm mịn vừa đủ.
Điều độc đáo nhất của bánh cuốn Đồng Văn là nước dùng từ xương thay vì nước chấm chua ngọt. Bát canh thơm lừng thêm chút hành lá, chả thơm tạo nên bàn hòa ca giữa vị giác và khứu giác. Bạn có thể cắt nhỏ miếng hoặc chấm cả đều được. Nếu ăn được cay, đừng quên thêm chút dấm, tiêu hoặc ớt để cái vị núi rừng dậy hơn nhé.
Giá bánh cuốn phố cổ Đồng Văn: 20.000 đồng/1 đĩa trở lên.
Thắng cố
Thắng cố là món ăn nức tiếng của người H’Mông, có nguồn gốc từ Vân Nam, Trung Quốc. Theo cách nấu cổ truyền, người ta sẽ mổ ngựa (hoặc trâu, bò), làm sạch thịt và chặt miếng nội tạng. Tất cả được đảo chung trong một chiếc chảo lớn trên bếp than hồng.
Khi xào thắng cố, người làm không bỏ thêm mỡ hay dầu từ ngoài vào. Mỡ trong món này được tiết ra từ nguyên liệu ban đầu. Khi thịt se, người ta đổ thêm nước và ninh nhiều tiếng đồng hồ. Các gia vị núi rừng như muối, thảo quả, quế, lá chanh, quế đem tới hương vị độc đáo không có thể tìm thấy ở miền xuôi.
Để thơm ngon đúng điệu, đầu bếp phải cảnh vớt bọt tương tự như nấu nước dùng phở. Ấy thế nước canh mới ngọt thơm, không bị váng đục.
Giá thắng cố: 40.000 đồng/1 bát trở lên.
Thịt cuốn cải mèo nướng
Nếu ai đã lỡ yêu cái vị hăng hăng của cải mèo, chắc chắn không thể bỏ qua món này. Các miếng thịt bò được xắt mỏng, tẩm ướp rồi cuốn với cải mẹo. Sau đó, người ta dùng que nhọn xiên que và nướng thêm than hồng.
Nhiệt độ cao khiến mùi hương của thịt và rau hòa quyện tới lạ lùng. Cái beo béo đưa đẩy với vị hăng, the cho cảm giác đậm đà lan đầy trong miệng. Cộng thêm hương khói nướng nức mũi thật là tuyệt không gì bằng!
Và chớ dại mà thưởng thức món ăn này trong những nhà hàng sang trọng. Cái se lạnh bên các quán lề đường chính là thứ gia vị không thể thiếu cho một bữa xế hoàn hảo.
Giá thịt cuốn cải mèo nướng: 10.000 đồng/1 xiên trở lên.
Bánh tam giác mạch
Ngoài vẻ đẹp rực rỡ, tam giác mạch còn là nguồn lương thực cung cấp của Hà Giang. Những hạt nhỏ có giá trị dinh dưỡng cao nên được ưa chuộng trong bữa ăn thường ngày của người H’Mông.
Bánh tam giác mạch có vẻ ngoài đơn sơ, giản dị. Nó còn có tên gọi thân mật là “bánh cứu đói” khi vụ lúa chưa tới. Tuy nhiên, quá trình làm ra chẳng hề đơn giản. Người làm phải tiến hành tuần tự từ nhào bột, đổ khuôn, hấp sơ mới đem đi nước.
Bánh trước khi nước có màu tím hồng nhạt. Sau khi nướng, bánh xen lẫn sắc nâu với mùi khói thơm. Bánh ngon, mềm xốp và không quá khô.
Giá bánh tam giác mạch: 10.000 đồng/1 chiếc.