Đình Nông Lục: Lối kiến trúc nhà sàn độc đáo mang hơi thở đồng bằng Bắc Bộ

Đình Nông Lục là ngôi đình cổ được chứng nhận di lịch sử quốc gia tại Bắc Sơn. Nơi đây được xem là minh chứng cho trang lịch sử vàng của dân tộc. Và đặc biệt hơn cả là sự kết hợp độc đáo giữa thiết kế truyền thống của đồng bằng Bắc Bộ và nhà sàn dân tộc Tày.    

Địa chỉ: Đình Nông Lục, ĐT241, xã Hưng Vũ, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. 

Sự giao thoa độc đáo giữa kiến trúc đồng bằng Bắc Bộ và nhà sàn người Tày

Đình Nông Lục được xây dựng năm 1924 và khánh thành năm 1927 trong triều Nguyễn. Địa điểm này thuộc danh sách 20 di tích kiến trúc nghệ thuật – tôn giáo tại Bắc Sơn, được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia vào năm 1962. Xuất phát từ thành phố Lạng Sơn, bạn cần đi thêm 90 km theo hướng Quốc Lộ 1B để tới địa điểm này.

Khi nhắc tới đình làng nhiều người sẽ nghĩ ngay tới mẫu nhà gian Bắc Bộ với cây đa, giếng nước, sân đình. Tuy nhiên, đình Nông Lục lại đem tới một ấn tượng hoàn toàn khác biệt. Điểm độc đáo này đến từ kiến trúc Đồng bằng Bắc Bộ truyền thống và nhà sàn của người Tày.

Đình Nông Lục tọa lạc trên đỉnh đồi với 2 cây đa lớn 100 năm tuổi đằng trước hướng cửa đi vào. Đình có hình dạng tương tự chữ nhất. Diện tích ước chừng hơn 180m2. Xung quanh đình là bãi cỏ xanh với phần sân lát đá 2 bên được quét dọn thường xuyên.

Biển chỉ dẫn được đặt trên đường dẫn, thể hiện rõ các thông tin chi tiết về địa điểm du lịch để du khách dễ dàng nhận biết. Đình có sàn cao 0.7m với bốn mặt kín được dựng lên từ ván gỗ. Nơi đây thờ thành Hoàng làng Cao Sơn Quý Minh thượng Đẳng thần, vị thần có công giúp nước, hộ dân và cai quản đất đai trong làng.

Thay vì các mái đình cong vút với chạm khắc tinh xảo, mái đình Nông Lục được làm theo cách lợp ngói âm dương đặc trưng của dân tộc Tày. Đây là loại ngói có hình nửa ống trụ, bo tròn với mặt tráng men cong lên. Khi hết hợp, các miếng ngói được đặt thành cặp, đan xen tinh tế. Do đó, phần mái lợp tạo cảm quan nặng, phóng khoáng hơn, có phần sậm màu hơn so với kết cấu đình dưới xuôi.

Thêm vào đó, loại ngói này có nhiều khoảng không giữ khí, thông gió và thoát nước tốt hơn. Tuổi thọ ngói âm dương khá cao, chừng 50 năm mới bắt đầu xuống cấp. Các cặp đầu ngói được khăn nồi nhằm tăng tính thẩm mỹ cho bố cục chung.

Đình có nền đất nhưng được nâng cao do ảnh hưởng văn hóa người Tày. Tuy nhiên kiến trúc cửa này mang đậm bản sắc đồng bằng Bắc Bộ “thượng song hạ bản”, tức là phía trên dùng chắn song, phía dưới quây ván gỗ kín. Cửa ra vào khá lớn và thường để ngỏ. Các cửa chính được bắc thang đỗ để tiện việc di chuyển ra vào trên nền cao.  

Đình Nông Lục được tạo nên từ 2 hàng cột cái, 1 hàng cột quân, 6 hàng cột hiên. Kỹ thuật ghép mộng gỗ được áp dụng để liên kết chặt chẽ hệ thống cột này. Trong đó, một đầu thanh gỗ lồi sẽ được ghép với một đầu lõm tạo ra sự khắng khít. Kết cấu vỉ ván của bộ kèo giữa đình được chạm khắc cầu kỳ.

Điều thú vị ở đây chính là họa tiết mang đặc trưng phong cách thời Nguyễn. Các mối liên kết phía trên xà nách nối vào cột hiên với cột quân là các hoa văn thân thuộc như Lý ngư vọng nguyệt, tứ linh, cây trúc vàng,… Đầu cột con với cột hiên đều được thắt đáy để dàn đều áp lực cho mái nhà.

Khi ngước lên trần gian chính điện, du khách có thể thưởng thức họa tiết lưỡng long chầu nguyệt. Phần mái khám thờ được chạm khắc hình tượng 4 linh vật phương Đông. Phần dưới khám thờ được đỡ bằng ván mê có chạm biểu tượng hổ phù mang ý nghĩa hóa sát trừ tà. Hai bên được khắc rồng nhả mây.   

Câu chuyện lịch sử của đình Nông Lục

Đình Nông Lục Bắc Sơn không chỉ nổi tiếng về kiến trúc giao thoa thú vị mà còn mang trong mình cả một câu chuyện lịch sử. Bên cạnh việc chiêm ngưỡng kiến trúc nghệ thuật đặc sản, du khách còn có cơ hội tìm hiểu các giá trị lịch sử, văn hóa.

Vào đêm ngày 25/9/1940, các đảng viên cộng sản sau khi thoát ra từ nhà tù thực dân Pháp đã nhanh chóng tập hợp và họp bàn với các đảng viên chi bộ Hưng Vũ. Nội dung cuộc họp chủ yếu xoay quanh việc nhận định thời cơ hành động, tiến hành khởi nghĩa nhằm cướp chính quyền từ tay thực dân Pháp tại đồn Mỏ Nhài – Châu lỵ Bắc Sơn.

Bên cạnh đó, cuộc họp tại đình Nông Lục còn đưa ra Nghị quyết về vấn đề thành lập Ban chỉ đạo khởi nghĩa. Thời gian khởi nghĩa được ấn định vào lúc 8 giờ tối ngày 27/9/1940. Sự kiện này đã tạo nên bước ngoặt lịch sử quan trọng, là tiếng súng mở đầu cho khởi nghĩa toàn quốc và toàn lực lượng dân tộc tại Đông Dương.

Trong chuyến hành trình đi thăm đình Nông Lục, bạn có thể kết hợp tham quan nhiều địa điểm di tích khác thuộc cụm du lịch Bắc Sơn và cụm di tích Khởi nghĩa Bắc Sơn. Trong đó, đồn Mỏ Nhai, nơi đánh đấu chiến thắng Bắc Sơn chỉ cách khoảng 1km. Ngoài ra bạn còn có thể ghé tới các địa điểm như đồi Nà Kheo, núi Sa Khao, đèo Tam Canh, đèo Tam Canh, Pó Tát,…

 

Nguyễn Hồng Ngọc
Nguyễn Hồng Ngọchttps://vivu.net
Vivu quan niệm rằng một chuyến du lịch tuyệt vời không phải là bạn đi được bao xa, thử được bao nhiêu thứ đặc sản, mà là những trải nghiệm, sự đồng điệu của trái tim và cảm xúc ở mỗi miền đất mà bạn đã cùng Checkin đặt chân đến.

Related Stories

spot_img

Khám phá

10 điểm du lịch mùa lúa chín đẹp nhất miền bắc

Xuất phát từ một quốc gia nông nghiệp và một phần không thể tách...

Thảo nguyên Suôi Thầu, Xín mần – đẹp ngất ngây như trong chuyện cổ tích châu Âu

Thảo nguyên Suôi Thầu (Hà Giang) là một trong những thảo nguyên đẹp bậc...

10 địa điểm du xuân đáng đến trong tháng Giêng

Để một năm mới bình an, may mắn, nhiều người thường tìm đến các...

2023 khám phá Nhật Bản, thiên đường của mèo

Nhật Bản được xem như một thiên đường của loài mèo. Người dân đất...

13 địa điểm lãng mạn cho tuần trăng mật ở Singapore trong năm 2023

Dù có diện tích bé nhỏ nhưng Singapore lại có nhiều cảnh quan tuyệt...

Đầu năm 2023 đến ngắm Đài Loan rực rỡ, dung hòa hiện đại và cổ điển

Tháng 1, tháng 2 đầu năm là mùa đông ở Đài Loan. Dù thời...

Danh mục

Bình luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here