Đã từ lâu, cái tên Mù Cang Chải khiến bao người liên tưởng đến một vùng đất xa xôi, hẻo lánh và vắng bóng người không có gì nổi bật. Nhưng khi đặt chân đến mảnh đất này, tôi thấy đó là một khoảng trời riêng dành cho những gì là tinh túy nhất của tạo hóa với những ngọn núi cao hùng vĩ, những thửa ruộng trên triền núi như nấc thang lên tiên giới, những bản làng quần cư yên bình cạnh những con suối róc rách hòa quyện với tiếng chim ríu rít ngân nga như bất tận.
Một Mù Cang Chải với “Đệ Nhị Đỉnh Đèo” Khau Phạ, với những thửa ruộng bậc thanh như tranh vẽ của La Pán Tẩn, Chế Cu Nha…với tục tắm tiên của đồng bào người Thái chắc đã đủ động lực để bạn sẵn sàng xách ba lô lên và đi? Nhưng cuốn hút hơn cả chính là những món ẩm thực độc đáo, chất lừ đến từng món đặc sản xứ mù cang chải mà bạn không thể bỏ qua. Hãy cùng Vivu.Travel trải nghiệm nào các bạn:
Thịt lợn nướng kẹp cây rừng
Được lấy thịt từ những nguyên liệu là những chú lợn đen chăn thả tự do, chứ không phải lấy nguyên liệu từ những chú lợn nuôi công nghiệp hay tự nuôi trong chuồng, thịt lợn mang một hương thơm đặc trưng quyến rũ.
Nguyên liệu để làm nên món ăn này không chỉ riêng thịt thăn cũng chẳng dùng thịt mỡ mà là dùng thịt cả bì và mỡ, thái thành từng miếng vừa ăn và tẩm ướp gia vị riêng biệt của núi rừng. Một trong những nguyên liệu không thể thiếu là hạt mắc kén và hành tươi.
Món nướng này phải thực sự khéo léo, sau khi tẩm ướp gia vị đưa lên nướng trên than hoa, nướng làm sao cho thịt chín đều, vàng ươm, lớp lá dong chỉ cháy khô bên ngoài, chứ không được nướng xém vào thịt sẽ rất vị ngon của thịt
Xôi ngũ sắc nếp nương Tú Lệ
Lúa nếp ở Tú Lệ chín theo mùa, hạt nào hạt ấy vừa dài vừa mẩy, được xếp vào một trong những loại nếp ngon nhất nước ta. Thứ gạo ấy trộn cùng các loại lá cây rừng, đồ lên thành xôi ngũ sắc có vị thơm ngọt và dẻo đến kỳ lạ. Dẻo mà lại rời từng hạt nếp chứ không dính chặt lấy nhau như đa phần các loại nếp thường khác.
Người ta nói rằng, nhờ nguồn nước từ con suối trên đỉnh Khau Phạ mà hạt xôi chín căng bóng, nhai kỹ chỉ thấy béo bùi mà không ngán. Xôi nếp nương Tú Lệ bán nhiều trong các chợ phiên Mù Cang Chải, chấm với muối lạc hoặc ăn nóng cùng thịt lợn rừng nướng thơm phức, khiến cái se lạnh vùng cao cũng giảm bớt đi phần nào.
Mật ong Mù Cang Chải
Mật ong được lấy từ những tổ ong được ẩn nấu trong những hang đá, hốc cây, ong tự đi tìm kiếm và hút mật của những loài hoa rừng và vì thế nó mang một hương vị riêng, hoàn toàn nguyên chất , có màu vàng óng, tinh khiết và không hề bị kết tinh.
Mật ong rừng được thu hoạch từ những hang hốc, vách đá và từ trực tiếp những bàn tay của người dân. Mùa đi ăn ong chính là mùa mà người dân vào đây đi vào rừng cạy tổ lấy mật, trong những bản làng gần xa người dân phải chuẩn bị từng cây đuốc đem nhúng nước hơi ướt để khi đốt lên tỏa nhiều ra khói, làm cho ong bay tản đi hết và mới dám vào lấy mật chứ không ong sẽ đốt chết người.
Gỡ tổ ong để lấy mật phải làm sao cho thực tự khéo léo, dùng con dao nhọn để chọc cho ong chảy ra mật. Mật ong nguyên chất đặc quánh tuôn ra cho đến khi hết mật thì thôi. Mật ong rừng ở Mù Cang Chải có thể cho ra từ 3-5 lít mật nhưng có thể lên đến 10 lít mật nếu như được mùa.
Nhộng ong Mù Cang Chải
Nhộng ong rừng không phải mùa nào cũng có mà phải chờ vào những ngày tháng những con ong rừng làm tổ và sinh sản là bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, đó là thời điểm thuận lợi để những người dân Mù Cang Chải lấy được những con nhộng ngon. Vì rất hiếm nên những con nhộng này đã trở thành những đặc sản quý hiếm.
Món nhộng ong rừng là một trong những món ăn được lấy nguyên liệu rất khó và quý hiếm nhưng cách chế biến thì cực kỳ đơn giản.
Món nhộng ong rừng đặc sản xứ mù cang chải được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, có thể sử dụng đó chính là nhộng ong chiên giòn, nhộng ong tẩm bột rán nhưng riêng đối với cách chế biến của người dân Mù Cang Chải thì món nhộng ong xào mùng thơm ngon là một đặc sản đặc biệt.
Cốm Tú Lệ
Dưới chân đèo Khau Phạ, lúa nếp non trên những thửa ruộng bậc thang Nà Loóng, Pom Ban, Bản Côm, Púng Xổm… của xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn hay ở các bản Lìm Mông, Lìm Thái của xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải đã cắt gần xong, người dân đang hối hả giã cốm để đón chào những du khách từ xa đến.
Để làm ra những hạt cốm còn giữ nguyên được hương vị đậm đà, thơm dịu đầy sức quyến rũ mang nét đặc trưng của đặc sản xứ mù cang chải, bà con người dân tộc Thái nơi đây đã phải rất công phu.
Khi lúa khum ngọn, hãy còn nguyên hương sữa thì cũng là lúc gặt đem về làm cốm. Bà con phải hái những bông lúa từ khi còn sớm, hạt lúa còn đẫm sương đêm, mang về tuốt, sau đó rang ngay, nếu để cách ngày mới rang thì hạt cốm không còn xanh ngon nữa. Bởi thế, khi trời mới tờ mờ sáng, người dân Tú Lệ đã ra đồng hái lúa, mang về tuốt và rang cốm.
Bếp lò để rang thóc thường phải đắp xỉ than, nhưng không đốt than mà dùng củi. Chảo rang thường bằng gang đúc, có như vậy từng hạt cốm khi rang xong sẽ không bị cháy mà mềm dẻo, thơm ngon. Thóc được rang trong lửa nhỏ, đảo liên tục sao cho nóng đều, rang xong đợi nguội rồi cho từng mẻ vào cối giã.
Cứ như vậy cho đến khi những hạt cốm đã mềm và được tách hết vở chấu là đã có món đặc sản Cốm Tú Lệ rồi.
Cá hồi, Cá tầm
Từ chân đèo Khau Phạ phía bên Tú Lệ đi lên khoảng 7km sẽ tới khu vực nhà hàng Khau Phạ, đây cũng là một trong những trang trại nuôi Cá Hồi lớn của Miền Bắc, số lượng cá nuôi ở đây lên tới 10.000 con, cá giống hoàn toàn được nhập và nuôi theo công nghệ từ Châu Âu.
Nhiều món ngon từ Cá Hồi (hoặc Cá Tầm) được chế biến tại đây để phục vụ khách du lịch, nếu đi đoàn đông các bạn có thể vào làm nồi lẩu cho bữa trưa của mình.
Cua rang muối & Châu Chấu rang
Từ chân đèo Khau Phạ phía bên Tú Lệ đi lên khoảng 7km sẽ tới khu vực nhà hàng Khau Phạ, đây cũng là một trong những trang trại nuôi Cá Hồi lớn của Miền Bắc, số lượng cá nuôi ở đây lên tới 10.000 con, cá giống hoàn toàn được nhập và nuôi theo công nghệ từ Châu Âu. Nhiều món ngon từ Cá Hồi (hoặc Cá Tầm) được chế biến tại đây để phục vụ khách du lịch, nếu đi đoàn đông các bạn có thể vào làm nồi lẩu cho bữa trưa của mình.
Mù Cang Chải bạt ngàn với ruộng bậc thang khi bước vào mùa gặt châu chấu cũng đổ về kiếm ăn rất nhiều. Bắt được mẻ châu chấu chính vụ luôn giữ được độ thơm ngậy vốn có của nó.
Vì vậy nếu bạn du lịch Mù Cang Chải mùa lúa chín bạn sẽ được thưởng thức món ăn dân dã nhưng ngon tuyệt cú mèo này!
Mận Tam Hoa
Thường vào đầu tháng 5 âm lịch, mận chín và bắt đầu mùa thu hái. Trên cao nguyên bảng lảng mây nắng, những vườn mận trĩu quả, nhiều chùm còn xanh, và nhiều chùm đã ngả màu tím. Thấp thoáng, những cô gái Mông thoăn thoắt bàn tay hái những chùm mận sai trĩu…chẳng mấy chốc đã đầy một gùi.
Mận tam hoa đặc sản xứ mù cang chải quả to, màu đỏ, thịt bên trong hồng tươi, ngoài phủ một lớp phấn trắng mịn, sẽ làm cho du khách cảm nhận được sự tinh khiết, trong lành của thiên nhiên vùng du lịch sinh thái đầy hấp dẫn và hứa hẹn.
Có thể nói mận tam hoa Mù Cang Chải không chỉ là món ngon mà còn là đặc sản mà nhiều người đã yêu thích và dùng như một món quà biếu nhau mỗi khi đi xa về.
Rượu táo mèo (Rượu Sơn Tra)
Yên Bái là vùng đất nổi tiếng với rất nhiều loại rượu ngon đặc sản xứ mù cang chải. Đây là một loại rượu được ngâm ủ từ loại táo rừng, có màu nâu sóng sánh và vị ngọt thơm đặc trưng. Đến Yên Bái, du khách không những bị hấp dẫn bởi dư vị sơn hào phong phú và độc đáo của vùng đất sương mù này mà còn “say” trong men rượu nồng ấm của táo mèo (tên ban đầu là quả Sơn Tra).
Đây là loại rượu dân dã nhưng cũng rất độc đáo. Qủa táo mèo được kết từ hương của rừng, ngấm đẫm gió ngàn, hấp thụ khí đất, khí trời và nắng gió vùng cao nên nó có đủ vị chua ngọt và chát đắng. Táo mèo được ngâm ủ rất kỹ rồi cất thứ tinh chất ấy để chế ra rượu. Ban đầu, uống rượu táo mèo, ta tưởng như uống một loại nước giải khát có ga, thế nhưng càng uống càng ngất ngây.
Vivu chúc các bạn có chuyến hành trình khám phá đặc sản xứ mù cang chải vui vẻ và có những trải nghiệm lý thú với những đặc sản núi rừng độc đáo của mảnh đất này nhé!