Trekking Ngũ Chỉ Sơn – đệ nhất sơn quan vùng Tây Bắc

Mới chỉ xuất hiện không lâu nhưng Ngũ Chỉ Sơn đã được mệnh danh là đệ nhất hùng quan Tây Bắc. Đồng thời, cũng trở thành điểm trekking Ngũ Chỉ Sơn của trekkers đam mê xê dịch ;và yêu thích du lịch mạo hiểm. Cùng với thảm thực vật trong rừng nguyên sinh vô cùng phong phú, đa dạng; bốn mùa mây trắng vờn quanh. Vì thế, nơi đây càng ngày càng thu hút nhiều người đến khám phá và chinh phục. Nếu bạn cũng có ý kiến, kế hoạch leo núi thì đừng bỏ qua những kinh nghiệm leo núi chinh phục Ngũ Chi Sơn đầy đủ và chi tiết mà VIVU sẽ chia sẻ dưới đây nhé!

Ngũ Chỉ Sơn được mệnh danh là ngọn núi đẹp nhất vùng Tây Bắc

Không chỉ hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp hùng vĩ, dãy núi này gắn liền với truyền thuyết; từ thủa khai thiên lập địa của người dân Tả Giàng Phình. Truyền thuyết kể lại rằng, khi trời đất vẫn còn tối tăm, mịt mùi, mặt đất thì rất bằng phẳng; một vị thần với thân hình vạm vỡ, to lớn lạ thường bỗng dưng xuất hiện.

Ông một mình hăm hở, miệt mài làm việc để tạo dựng sông nước, núi non cho trần thế. Ông đào đất để đắp thành những đồi, núi. Chỗ ông lấy đất đắp núi đã tạo thành biển và ao hồ. Sau đó, ông đã dùng bàn tay khéo léo để tạo nên khe suối nối vào sông, dẫn nước vào ao hồ và chảy ra biển.

trekking-ngu-chi-son.2

Sau khi hoàn thành công việc kiến tạo, ông đã dồn tất cả sức lực để đắp 1 dãy núi thật cao.

Ông mải mê đắp mãi cho tới khi dãy núi cao vượt tầng mây lên tận đến Trời. Nhà Trời thấy thế vô cùng tức giận bèn sai thần Sấm Sét đến đánh suốt mấy ngày mấy đêm. Vì thế, cả dãy núi bị sứt mẻ; chỉ còn lại 5 ngọn núi cao như 5 ngón tay chỉ thẳng lên Trời thách thức

Xem thêm: Các quy tắc trekking mà trekkers cần phải nắm rõ

Núi Ngũ Chỉ Sơn ở đâu?

Đỉnh núi Ngũ Chỉ Sơn thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, giáp ranh giới giữa xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu và xã Tả Giàng Phình, huyện Sapa. Ngũ Chỉ Sơn có 5 ngọn núi chính, nằm thẳng đứng chĩa lên trời trông như 5 ngón tay nên núi có tên là Ngũ Chỉ Sơn. Ngũ Chỉ Sơn có độ cao 2.850m so với mực nước biển, quanh năm mây mù bao phủ. Xuất Các bạn có thể leo theo 2 hướng:

Từ Chu Va – Sơn Bình – Tam Đường – Lai Châu (đường này sẽ đi qua thác Chu Va rất cao và đẹp)

Từ Suối Thầu – Tả Giàng Phình – Sapa- Lào Cai.

Ta-chi-nhu

Đa số những người trekking Ngũ Chỉ Sơn trong ngày đều chọn hướng leo thứ 2; đó là leo theo hướng Tả Giàng Phình vì đây là hướng leo có quãng đường khá ngắn. Và mình sẽ giới thiệu cho các bạn về hướng leo thứ 2 này nhé!

Xem thêm: Hành trình trekking Tà Năng Phan Dũng

Nên treeking Ngũ Chỉ Sơn vào thời điểm nào?

Thời tiết ở Ngũ Chỉ Sơn nói riêng và thị trấn Sapa, Lào Cai nỏi chung trải qua 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Special, mỗi mùa sẽ có những biển khác nhau về khung cảnh. Do đó, đi trekking múa nào, bạn cũng có cơ hội sử dụng bức tranh thiên nhiên đa màu sắc này. Thế nhưng, theo kinh nghiệm leo núi chinh phục Ngũ Chỉ Sơn của ViVu, bạn nên đến đây vào:

 • Tháng 12-3:

Thời tiết có hơi se lanh do mùa đông chưa thực sự kết thúc. Nhưng thảm thực vật ở Ngũ Chi Sơn lại nằm trong giai đoạn sinh sôi nảy nở; tạo nên một khung cảnh tươi mới, căng tràn sức sống.

Tháng 4-5:

Thời tiết nhẹ nhàng, mát mẻ, không quá nóng cũng không lạnh. Đặc biệt bạn sẽ không gặp những cơn mưa rừng đầy rẫy nguy hiểm.

• Tháng 9-10:

Mùa nước đổ trên những tuyệt đẹp ở vùng Tây Bắc sẽ tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp; mà bạn có thể bước chân vào Ngũ Chi Sơn, bạn sẽ có cơ hội hội tụ. Thời tiết mát mẻ với những cơn gió thoảng nhẹ; sẽ khiến cho bạn cảm giác dễ chịu, thoải mái hơn.

Bên cạnh đó, để hành trình diễn ra thuân lợi hơn là bạn không nên leo núi Ngũ Chỉ Sơn vào mùa mưa (tháng 6,7,8). Bởi khi đó không chỉ ẩm ướt mang đến sự khó chịu; mà cơn mưa cũng làm cho cung đường trở nên trơn trượt, trượt ngã …

trekking-ngu-chi-son.4

Trekking Ngũ Chỉ Sơn – chỉ có lên và lên

Chặng đường đầu tiên khá là nhàn hạ khi bạn chỉ đi dọc theo những con suối; qua đầm trâu, đứng ở dưới chân nhìn lên đỉnh núi trông vô cùng hùng vĩ. 

Các bạn nên đi 1 đôi tất dài cộng thêm cả bó ống chân sẽ không hở da thịt; mấy con vắt đó nó chỉ bám quanh đôi giày của bạn thôi. Nhiều lúc bám nhiều quá còn phải dùng tay để gỡ nó ra; tất nhiên là bạn sẽ phải đeo gang tay rồi nên mới dám làm điều đó.

inh-nghiem-leo-Ngu-Chi-Son

Vắt thường tập trung ở những nơi đường mòn, có nhiều người qua lại, ở các hốc cây. Đặc biệt sau khi mưa vắt thường bủa ra rất nhiều; nên khi đang leo ai mà có mệt quá cũng đừng ngồi bệt xuống đất nghỉ nhá. Trước khi ngồi ngủ hãy hỏi porter xem chỗ này có ngồi được, hay chỗ này có vặt hay không. 

Xét về quãng đường leo thì đây có lẽ là đỉnh có quãng đường leo khá ngắn khoảng 12km; nhưng xét về độ hiểm trở thì đây quả là một ngọn núi khó nhằn; cho những dân trekker, đặc biệt là vào những ngày mưa.

Trekking Ngũ Chỉ Sơn – vượt qua những vách núi cheo leo

Quãng đường di chuyển lên đỉnh chỉ có dốc và dốc, càng di chuyển lên cao, độ khó ngày một tăng lên như vắt kiệt sức lực. Nhiều quãng đường leo không có điểm tựa ngoài mấy đoạn rễ cây để bám lên.

Nhiều đoạn phải bám vào dây thì mới có thể leo được

Tuy có chút mệt nhưng khung cảnh hiện ra trước mắt bạn trong mỗi đoạn đường là những tán rừng, ngọn núi hùng vĩ, màn sương giăng mờ ảo.

Đoạn đường lên chỉ có có và những hòn đá trơn trượt có thể làm bạn ngã bất cứ lúc nào. Bắt đầu từ độ cao 2.600m, các bạn sẽ bắt đầu bước vào chinh phục đoạn đường; được xem là khó khăn nhất trong hành trình chinh phục Ngũ Chỉ Sơn. Đòi hỏi người leo phải thật chú tâm, thận trọng trong từng hành động, bước đi. Có 3 đoạn khó khăn đồng nghĩa với sự nguy hiểm mà bạn phải vượt qua đó là những vách đá cheo leo thẳng đứng.

leo-nui-ngu-chi-son

Những người mở đường cho cung trek này họ đã dựng lên những cái thang được làm bằng những cây gỗ; nhưng rất sơ sài đóng vào vách núi. Lúc này đòi hỏi người leo phải hết sức cẩn trọng; tuyệt đối không leo sát ra ngoài vực mà chỉ được leo vào rìa sát vách.

Cảm giác run sợ và muốn bỏ cuộc

Cảm giác lúc đấy hơi run và không dám nhìn ra phía bên ngoài, đó là một vực thẳm hun hút mà không biết rơi xuống đó sẽ như thế nào. Rất nhiều người đến đoạn leo vách đầu tiên đã bỏ cuộc vì sợ độ cao.

Vượt qua được đoạn khó thứ 3 là các bạn có thể chạy thẳng một mạch lên đến đỉnh Ngũ Chỉ Sơn đầy gió, rét và mưa phùn. Thời tiết lạnh run người và ai nấy cũng đều thấm mệt; nhưng cảm giác được chạm tay vào chóp Ngũ Chỉ Sơn thật là hạnh phúc.

dinh-ngu-chi-son

Tổng mất 5 tiếng từ Tả Giàng Phình, các bạn đã lên được đỉnh Ngũ Chỉ Sơn; và xuống núi sẽ mất 6 tiếng vì lúc đó chắc chắn mọi người đều thấm mệt.

Xem thêm: Đón ánh nắng đầu tiên với hành trình trekking cực đông

Các vật dụng cần thiết cho chuyến trekking Ngũ Chỉ Sơn

Để chuyển leo núi Ngũ Chỉ Sơn thành công trọn vẹn, bạn đừng quên chuẩn thiết bị một số vật dụng cần thiết như:

  • Quần: Bên cạnh những bộ quần áo thẩm thấu hút mồ hôi; thì bạn cần mang bộ đồ giữ ẩm hoặc áo chống nước. Bời thời tiết thay đổi thất thường, vào buổi tối sẽ rất lạnh.
  • Balo trekking: Hãy mang theo chiếc balo phù hợp với kích thước của cơ thế mình. Nếu có dây đai người dùng, lưng, bung … hay nhiều ngăn cho lợi ích thì càng tốt.
  • Giày trekking: Bạn nên đi đôi giày có khả năng chống thấm nước, bền bỉ; và có miếng lót ở chân để di chuyển ở một đường quang xa sẽ không bị đau chân
  • Đồ ăn: thanh sô cô la, kẹo dẻo … để tải năng lượng và ẩm cơ thể nhanh nhất. Mang theo nước đủ dùng để bảo đảm không bị mất nước hay mệt mỏi.
  • Thuốc men: cần các loại thuốc đặc trị như thuốc hạ sốt, thuốc cảm, thuốc đau đầu … Nên mang theo cả thuốc phòng chống côn trùng đề phòng trường hợp. tình huống bất ngờ.
nui-ngu-chi-son

Một số lưu ý khi leo núi Ngũ Chỉ Sơn

Việc leo núi Ngũ Chỉ Sơn trong ngày không quá khó nếu thời tiết thuận lợi. Nên các bạn cần phải nắm bắt tình hình thời tiết trên đó thật tốt thì mới đi leo. Tốt nhất là liên hệ với porter ở vùng đó; hỏi thời tiết có ổn không vì họ là người bản địa, có nhiều kinh nghiệm.

Ngũ Chỉ Sơn là một ngọn núi chủ yếu là dốc, có đoạn nhiều đá nhỏ đi rất đau chân; nên bạn cần phải chọn đôi giày có đế bám thật tốt. Có thể lót thêm miếng đệm vào đế giày để đi cho đỡ đau chân.

Vì leo trong ngày nên bạn cũng không cần mang quá nhiều đồ đạc; chỉ cần mang theo nước vừa đủ uống và đồ ăn vặt chống đói. 

trekking-ngu-chi-son.3

VIVU chúc các bạn có một hành trình trekking Ngũ Chỉ Sơn an toàn và đầy thú vị!

Tô Lan Hương
Tô Lan Hươnghttps://vivu.net
Hai mươi năm sau lúc này, bạn sẽ thấy thất vọng vì những điều mình không làm hơn vì những điều mình đã làm. Mục đích của cuộc đời chính là sống, trải nghiệm đến tận cùng. Háo hức vươn xa, không bao giờ sợ hãi đón nhận những trải nghiệm mới mẻ và phong phú.

Related Stories

spot_img

Khám phá

10 điểm du lịch mùa lúa chín đẹp nhất miền bắc

Xuất phát từ một quốc gia nông nghiệp và một phần không thể tách...

Thảo nguyên Suôi Thầu, Xín mần – đẹp ngất ngây như trong chuyện cổ tích châu Âu

Thảo nguyên Suôi Thầu (Hà Giang) là một trong những thảo nguyên đẹp bậc...

10 địa điểm du xuân đáng đến trong tháng Giêng

Để một năm mới bình an, may mắn, nhiều người thường tìm đến các...

2023 khám phá Nhật Bản, thiên đường của mèo

Nhật Bản được xem như một thiên đường của loài mèo. Người dân đất...

13 địa điểm lãng mạn cho tuần trăng mật ở Singapore trong năm 2023

Dù có diện tích bé nhỏ nhưng Singapore lại có nhiều cảnh quan tuyệt...

Đầu năm 2023 đến ngắm Đài Loan rực rỡ, dung hòa hiện đại và cổ điển

Tháng 1, tháng 2 đầu năm là mùa đông ở Đài Loan. Dù thời...

Danh mục

Bình luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here