12 ngôi đền chùa cầu duyên linh thiêng bậc nhất ở Việt Nam

Chùa cầu duyên được nhiều người tìm đến để mong hạnh phúc, đôi khi cũng cầu tài lộc. Nếu bạn còn độc thân, hãy ghé thăm 12 ngôi chùa cầu duyên ở Việt Nam có tiếng bậc nhất.

Chùa Hà (Hà Nội)


Nhắc đến chùa cầu duyên thiêng nhất, du khách không thể bỏ qua chùa Hà nức tiếng tại Kinh Kỳ. Chùa Hà hay Thánh Đức tự cùng đình Bối Hà hình thành cụm di tích thuộc làng Dịch Vọng, Từ Liêm xưa kia. Hiện nay khu vực này nằm tại phố phố Chùa Hà, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội. 

Tương truyền Chùa Hà được dựng theo chỉ thị của vua Lê Thánh Tông bày tỏ lòng biết Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí và Đinh Liệt. Vé vào cửa hoàn toàn miễn phí. 

Từ lâu đây đã được coi là ngôi chùa cầu duyên ở Việt Nam linh thiêng bậc nhất. Vào đầu năm, mùng một hay ngày rằm, không ít bạn trẻ còn độc thân tìm đến đây mong cầu một tình yêu đẹp. Số khác đến đây đơn giản chủ để tham quan, cầu may mắn, cầu tài lộc.

chùa hà

Am Mỵ Châu – Đền Cổ Loa (Hà Nội)


Am Mỵ Châu nằm trong chùa Cổ Loa tại xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội. Giá vé tham quan cả thành khoảng 10.000 đồng/1 vé. Trong chùa có 1 am nhỏ xếp bức tượng không đầu để tưởng nhớ công chúa Mị Châu bị vua cha chém đầu do sự phản bội.

Tương truyền chính tình yêu của nàng Mỵ Châu với Trọng Thủy đã giúp nơi đây trở thành 1 trong những ngôi chùa cầu duyên tại Việt Nam đáng ghé qua. Người dân bản địa vẫn kể lại cho nhau câu chuyện về dân chài tìm thấy bức tượng dưới sông Hoàng Giang. Dáng tượng là hình người ngồi xếp bằng với 2 tay đặt lên đầu gối song song nhưng mất đầu. 

Hàng năm dân trong vùng lại cử người đạo đức tốt, gia đình con gái hạnh phúc để trông Am Mỵ Châu. Cứ thế mà người ta cứ truyền tai nhau về sự ứng nghiệm tình duyên của am này. Đặc biệt mỗi độ xuân về người người lại đổ về đây để cầu duyên, cầu may mắn cho bản thân và những người thân yêu.

chùa cầu duyên

Chùa Láng (Hà Nội)


Chùa Láng hay Chiêu Thiền Tự thuộc Phố Chùa Láng, Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội. Chùa được xây dựng vào thời vua Lý Anh Tông. Tên Chiều Thiên Tự dịch nôm ra nghĩa là “Vì có điều tốt rõ rệt nên gọi là Chiêu. Đây là nơi sinh ra Thiền sư Đại Thánh nên gọi là Thiền”.

Nơi đây gắn liền với vị thiền sư nổi tiếng Từ Đạo Hạnh. Đặc biệt, chùa Láng còn được coi là đệ nhất tùng lâm (rừng thông đẹp nhất) chốn kinh đô xưa. Chùa có kiến trúc cân xứng, hài hòa với hành cây cổ tạo nên nét đẹp cổ kính ấn tượng. Không gian nơi này cũng bài trí nhiều tượng Phật cổ cùng hiện vật có giá trị. 

Thêm vào đó, chùa Láng cũng nổi danh là 1 trong những ngôi chùa câu duyên thiêng nhất Hà Thành. Vào dịp đầu năm, nhiều bạn trẻ cũng tìm đến đây với ước mong bình an, may mắn. 

chùa láng

Chùa Thầy (Hà Nội)


Trên dãy núi Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội, những cô gái, chàng trai vẫn rỉ tai nhau về một ngôi chùa cầu duyên thiêng nhất nhì Hà Thành. Sau khi lễ Phật, họ thường rủ nhau đến cõi động để mong cầu tình yêu đắm sắm. 

Ấy là chùa Thầy với câu ca dao “Gái chưa chồng trông hang Cắc Cớ. Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy”. Đặc biệt, tượng đá ở bàn thờ Cậu Bé còn được gọi là tượng “thần Tình Yêu” kết đôi cho bao đôi lứa. Nữ đến cầu duyên thì dùng tay trái xoa 3 vòng quanh tim tượng, còn nam dùng tay phải.  

Trái lại, người đã có gia đình mong cầu hạnh phúc thì dùng 2 tay xoa đều. Vợ chồng hiếm muộn thì xoa đầu tượng để cầu có con. 

Thùy đình chùa Thầy

Đền Bắc Lệ (Lạng Sơn)


Đền Công Đồng Bắc Lệ hay đền Bắc Lệ nằm trên địa bàn xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Từ trung tâm thị huyện du khách chỉ đi khoảng 10km là đến đền. 

Ngôi đền linh thiêng tọa lạc trên đồi cao ngay sát con suối mát lành với bóng cây cổ thụ hàng trăm tuổi rợp quanh. Không ai biết rõ thời điểm xây dựng mà chỉ biết sau nhiều lần cải tạo đền Bắc Lệ mới có được dáng dấp như ngày nay. Vào năm 1992 đền được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh.

Bên cạnh thiết kế cổ kính, 9 bức tượng gỗ mít, bức hoành phi và câu đố đã gây ấn tượng mạnh cho khách du lịch. Đặc biệt, đây còn là ngôi đền cầu duyên được nhiều cặp nam thanh nữ tú tìm đến mong cầu duyên lành. 

chùa cầu duyên

Đền Chử Đồng Tử (Hưng Yên) 


Đền Chử Đồng Tử hay đền Đa Hòa thuộc xã Bình Minh, Khoái Châu, Hưng Yên. Đền được dựng trên một khu đất cao ráo, bằng phẳng, rộng rãi với 18 nóc nhà lớn nhỏ. 

Điều thú vị là con số này còn gửi gắm thiên tình sử của nàng Tiên Dung công chúa vừa tròn 18 tuổi với chàng Chử Đồng Tử vào thời Hùng Vương thứ 18.

Mối lương duyên của chàng trai nghèo Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung vượt qua thứ bậc xã hội. Điều này người đời không khỏi tôn thờ, ngưỡng mộ. Chính vì thế nhiều người không tiếc công lặn lội đến ngôi đền chùa cầu duyên này với ước mong tình duyên chân chính.

đền chử đồng tử

Chùa Duyên Ninh (Ninh Bình)


Chùa Duyên Ninh hay chùa Thủ thuộc thôn Chi Phong, Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình. Chùa được xây dựng thời Đinh – Tiền Lê. Nơi đây nằm trong vùng lõi Quần thể Danh thắng Tràng An, thờ Phật nhà sư thế kỷ thứ X.

Từ lâu chùa Duyên Ninh được dân gian lưu truyền là ngôi chùa cầu duyên linh thiêng nhất bì xứ Bắc. Tương truyền chùa là nơi công chúa thời Đinh – Tiền Lê thường lui tới. Chính tại đây công chúa Lê Thị Phất Ngân, con gái vua Lê Đại Hành đã nên đôi với tướng công Lý Công Uẩn. Sau đó, nàng đã hạ sinh vua Lý Thái Tông. 

Cuối đời, hoàng hậu Phất Ngân sau khi về tu hành đã kết đôi cho nhiều cặp đôi. Từ đó ngôi chùa Duy Ninh trở thành chốn kết đôi được như ý nguyện. Và chữ duyên cũng bao hàm sự may mắn. Một số người cùng tìm đến chùa cầu duyên để cầu tự. 

chùa duyên ninh

Chùa Bà Thiên Hậu (Thành phố Hồ Chí Minh)


Chùa Bà Thiên Hậu hay chùa Bà Chợ Lớn, Phò Miếu, miếu Đức Bà là 1 trong những ngôi chùa linh thiêng bậc nhất tại đất Sài Gòn. Chùa tọa lạc tại số 710 Nguyễn Trãi, Quận 5. TP.Hồ Chí Minh (TP mới Bình Dương). Phò Miếu mang đậm dấu ấn người Hoa, đáp ứng nhu cầu thờ cúng của bà con người Việt gốc Hoa. 

Người đến đây hầu hết chiếm bái, số ít khác vãn cảnh. Tuy nhiên, ai ai tại đến Sài Thành cũng biết chùa linh thiêng có tiếng về mặt nhân duyên. Chỉ cần thành tâm khấn vái ắt được hạnh phúc đủ đầy. 

chùa cầu duyên

Chùa Ông (Thành phố Hồ Chí Minh)


Chùa Ông hay miếu Quan Đế, Nghĩa An Hội, chùa Minh Hương quán nằm tại số 676 Nguyễn Trãi, Phường 14, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Chùa thờ tự Quan Công với Ông Mã được ca tụng linh thiêng qua bao đời. 

Vào các dịp lễ nhất là ngày đầu năm mới, chùa được nhiều người lui đến cúng bái cầu tài lộc, bình an. Không ít cặp đôi chọn ngôi chùa cầu duyên ở Việt Nam này để cầu tình duyên suôn sẻ hay có một kết thúc viên mãn, hạnh phúc bên nhau.

Từ nhiều đời nay, nơi đây được người dân truyền miệng là chùa cầu duyên rất linh thiêng. Đặc biệt, cứ vào mỗi dịp cuối năm hay đầu xuân năm mới, người người lại nô nức kéo nhau về đây cầu bình an, tài lộc,… Không chỉ vậy, chùa Ông còn là nơi để các nam thanh nữ tới cầu tình duyên.

Chùa Phước Hải (Thành phố Hồ Chí Minh)


Chùa Phước Hải hay chùa Ngọc Hoàng, Phước Hải Tự tọa lạc tại số 73 Mai Thị Lựu, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Từ lâu chùa đã nổi tiếng bởi sự linh thiêng. 

Trong chùa, Điện Kim Hoa thờ Thánh Mẫu cùng 12 bà mụ được nhiều cặp vợ chồng cầu tự tìm đến. Ai có bầu tìm đến lại nguyện cầu cho mẹ tròn con vuông. 

Tiếng đồn về việc cầu duyên cũng không kém hơn cầu tự là bao. Người dân rỉ tai nhau chỉ cần thắp hương thành tâm, khấn tên mình, người ấy rồi sờ tượng. Nhiều người truyền tai nhau rằng nếu muốn cầu tình duyên hay cầu con, bạn thật thành tâm sờ ông Tơ, bà Nguyệt, Thánh mẫu ắt hẳn được phù trợ. 

Chùa Bát Bửu Phật Đài (Thành phố Hồ Chí Minh)


Chùa Bát Bửu Phật Đài hay chùa Phật Cô Đơn tọa lạc tại số 22, Mai Bá Hương, Lê Minh Xuân, Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Thiết kế chùa có hình bát giác với 1 bức tượng Phật Thích Ca. Câu chuyện xung quanh sự linh thiêng và tên gọi chùa đều xuất phát từ pho tượng này. 

Nói về nghi thức cầu khấn tại chùa Bát Bửu Phật Đài, hầu hết người ghé qua đều đã thuộc lòng.  Bạn chỉ cần ghi lời cầu nguyện, dán vào thành rồi đánh chuông chùa. 

Theo dân gian, tiếng vang lên sẽ mang theo lời muốn tới chốn Phật ngự. Đó cũng là lý do không ít nam nữ thanh niên Sài thành tìm đến đây để cầu tình duyên.

chùa cầu duyên
Lưu ý khi đi chùa cầu duyên
+ Đi chùa cầu duyên nhất tuyệt phải thành tâm trên cơ sở lâu dài. Tránh tư tưởng đi theo phong trào hoặc cho có. 
+ Ăn vận lịch sự, tuyệt đối tránh hở hang, phản cảm.
+ Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt  không nên đi chùa.  
+ Tránh mang theo vào chùa một số đồ vật như khăn, gậy, mũ, túi,… Nếu có du khách nên đặt xuống chiếu trước khi vào tam bảo. 
+ Tuyệt đối tránh vui chơi, nô đùa trong tam bảo. 
+ Giữ im lặng, tránh tiếng gây tiếng động to, tiếng chuông điện thoại khi bái tự. 
+ Chỉ nên thắp hương ngoài đỉnh to ở sân chùa. Việc quá nhiều hương bên trong có thể ảnh hưởng đến pháp khí. 

Gợi ý xem thêm:

Chùa Lá Sen và bí ẩn lá sen vua “cõng được người”
Kinh nghiệm đi chùa Địa Tạng Phi Lai Tự Hà Nam từ A-Z
Kinh nghiệm du lịch chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc: Đi đâu? Ăn gì? 

Nguyễn Hồng Ngọc
Nguyễn Hồng Ngọchttps://vivu.net
Vivu quan niệm rằng một chuyến du lịch tuyệt vời không phải là bạn đi được bao xa, thử được bao nhiêu thứ đặc sản, mà là những trải nghiệm, sự đồng điệu của trái tim và cảm xúc ở mỗi miền đất mà bạn đã cùng Checkin đặt chân đến.

Related Stories

spot_img

Khám phá

10 điểm du lịch mùa lúa chín đẹp nhất miền bắc

Xuất phát từ một quốc gia nông nghiệp và một phần không thể tách...

Thảo nguyên Suôi Thầu, Xín mần – đẹp ngất ngây như trong chuyện cổ tích châu Âu

Thảo nguyên Suôi Thầu (Hà Giang) là một trong những thảo nguyên đẹp bậc...

10 địa điểm du xuân đáng đến trong tháng Giêng

Để một năm mới bình an, may mắn, nhiều người thường tìm đến các...

2023 khám phá Nhật Bản, thiên đường của mèo

Nhật Bản được xem như một thiên đường của loài mèo. Người dân đất...

13 địa điểm lãng mạn cho tuần trăng mật ở Singapore trong năm 2023

Dù có diện tích bé nhỏ nhưng Singapore lại có nhiều cảnh quan tuyệt...

Đầu năm 2023 đến ngắm Đài Loan rực rỡ, dung hòa hiện đại và cổ điển

Tháng 1, tháng 2 đầu năm là mùa đông ở Đài Loan. Dù thời...

Danh mục

Bình luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here