Hà Giang đâu chỉ đẹp với những cánh đồng hoa trải dài, ruộng bậc thang cao chót vót. Giữa thiên nhiên bất tận, kiến trúc cổ kính hiện lên như nét chấm phá đặc biệt đến từ bàn tay con người. Và làm sao có thể bỏ qua căn nhà của Pao nức tiếng gần xa.
Đường dẫn tới nhà của Pao
Nổi tiếng từ bộ phim nhựa “Chuyện của Pao”, ngôi nhà đá đơn sơ này đã trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng tại Hà Giang. Chính bữa tiệc thị giác sống động và thơ mộng của khung cảnh nên thơ này đã khiến nhiều người không khỏi mong muốn ghé thăm địa điểm này một lần.
Nhà của Pao nằm ở xã Sủng Là cách trung tâm thị trấn Đồng Văn khoảng 20km, thuộc tuyến quốc lộ 4C. Từ ngã ba đoạn qua thị trấn Yên Minh, bạn chí cần rẽ trái đi qua Phố Cáo, ngã ba Sủng Là – Phố Bảng thẳng tới Sủng Là.
Nhà của Pao: Bản tình ca thơ mộng và cổ kính
Để tiện cho du khách đi lại, con đường dẫn tới nhà của Phao cũng được lát bê tông, không quá khó khăn cho việc đi bộ hay xe. Từ biển Làng văn hóa Lũng Cẩm, bạn chỉ cần đi dọc theo con đường này là thấy ngôi nhà nằm ở tay trái đầu bản.
Hai bên đường dẫn vào nhà là những cánh đồng lúa, cánh đồng hoa bạt ngàn. Loài hoa ở đây cũng đủ loại nào là hoa cải, hoa đào, nào là hoa mận, hoa tam giác mạch. Thời gian đẹp nhất để thưởng thức cảnh sắc nơi đây từ tháng 9 tới tháng 1 năm sau theo âm lịch.
Trước của nhà treo tấm biển chú thích “ngôi nhà quay phim Chuyện của Pao” để du khách dễ dàng nhận diện. Quây quanh nhà ở là bức tường đá thô sơ, lởm chởm. Nhìn đơn giản thế nhưng công sức bỏ ra chẳng nhỏ chút nào. Để đảm bảo bức tường khít và bao đủ rộng, người làm không tốn không ít công sức sắp xếp đâu đấy.
Ngôi nhà gần 100 năm tuổi này thuộc quyền sở hữu của ông Mua Súa Páo. Vốn do tầng lớp quý tộc xưa của dân tộc H’Mông xây nên, gian nhà được chia thành nhiều gian thay vì một như nhà thông thường. Tuy không lớn như dinh thự họ Vương nhưng xét ra vẫn được xem vẫn rất bề thế, sắc nét.
Nhà gian nhà được xây quây hình chữ U với một gian chính 2 tầng với 1 gian phụ. Trong đó, khu nhà chính được chia thành nhiều phòng nhỏ cho các thành viên gia đình và khách ghé thăm, khu nhà phụ dùng để làm kho, bếp, chuồng gia súc. Khoảng sân nhỏ ở giữa cũng được đục đẽo cẩn thận.
Bên trên các gian nhà là mái ngói âm dương phủ đầy rêu phong. Một điều đặc biệt nữa là cây hoa đào ở ngay cạnh cửa. Nếu có dịp tới vào độ đầu xuân, khung cảnh hoa đào nở hoa có thể khiến bạn ngỡ ngàng đó.
Thành viên sinh sống trong nhà của Pao hiện khá đông đúc với “tứ đại đồng đường”. Tại đây, bạn có thể hỏi thăm các cụ cao tuổi về văn hóa, câu chuyện dân tộc Đông Bắc. Xen kẽ vào đó là tiếng cười giòn tan và vô tư của những cậu bé, cô bé nô đùa.
Sẽ còn gì thú vị hơn ngồi việc ngồi trước hiên nhà thưởng thức hương thơm của núi rừng Đông Bắc. Tiếng vó ngựa hòa cùng cơn gió lành lạnh thổi vào những tháng cuối năm bình yên tới lạ. Chút tiếng sáo du dương thì sao nữa nhỉ?
Đừng quên văn hóa ứng xử của bản Sủng Là…
Khi tới thăm nhà của Pao, du khách không thể bỏ lỡ cuộc hành trình xung quanh bản Sủng Là. Bạn có thể làm quên và lắng nghe những câu chuyện thú vị về phong tục tập quán nơi đây. Sẽ rất thú vị và bổ ích đấy.
Tuy nhiên, việc cập nhật văn hóa ứng xử căn bản luôn quan trọng hơn cả, nhất là khi muốn bắt chuyện. Hãy ghi nhớ những điều sau để bắt đầu cuộc trò chuyện một cách thuận lợi nhé.
Lưu ý về trang phục
Với người dân tộc, vải lanh trắng là dấu hiệu của điềm gở, sự tang thương. Do đó, bạn không nên mặc trang phục lanh trắng. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các màu trung tính khác, đơn giản hơn là trang phục màu sắc.
Ngoài ra, du khách cũng không nên đặt chân vào căn nhà có chùm lá, cọ làm dấu đặt trước của. Đó là dấu hiệu thông báo nhà đang làm lễ hoặc xua đuổi tà ma, kiêng người lạ vào.
Phần chân cột nhà mô phỏng hình ảnh hoa anh túc. Đây là họa tiết quen thuộc trong kiến trúc nhà ở Hà Giang.
Khung nhà được làm bằng gỗ, lợp mát ngói âm dương
Lưu ý về cách cư xử
Khi tới bất kỳ di tích lịch sử, văn hóa nào, bạn không nói cười to tiếng hay xả rác bừa bãi. Điều này được xem là bất lịch sự, khiếm nhã.
Đồng thời, bạn không được xoa đầu hay ốm trẻ nhỏ khi mới gặp gỡ. Trong văn hóa nơi đây, các hành động này sẽ làm trẻ bị bệnh, dễ ốm đau. Bạn cũng không nên vừa đi vừa huýt sáo. Điều này với người bản địa là chiêu gọi ma quỷ, thiên tai tới thôn bản.
Lưu ý khi giao tiếp
Để có được trải nghiệm du lịch hoàn hảo, hãy luôn chủ động chào hỏi dân bản. Nếu bạn tìm được một người biết nói tiếng Kinh, đó thực sự là cơ hội hiếm có để tìm hiểu về văn hóa, tập tục con người nơi đây. Và đừng quên cúi đầu và cười thân thiện trước khi về.
Thêm vào đó, gọi người H’Mông là Mèo, Mán là một chuyện rất khiếm nhã. Tốt nhất bạn nên hạn chế sử dụng danh từ này.
Khi tới thăm địa điểm du lịch
Trước khi bước chân vào các địa điểm du lịch như nhà của Pao, du khách nên xin phép chủ nhà trước khi vào thăm nhà. Nói lịch sự nhẹ nhàng, không được cáu gắt với dân bản địa. Đặc biệt, không được tự ý động vào đồ khi chưa có phép.
Với người dân nơi đây, cửa và cột chính là vị trí thờ thần và trú ngụ của ma nhà. Bạn tuyệt đối không nên ngồi trước cửa hay treo đồ, tựa lưng. Không ngồi ở cửa sổ phòng tiếp khách. Không gian chính của nhà vùng Đông Bắc thương là nơi thờ tự. Do đó, bạn không được ngồi ở gian nhà chính. Đây thường là nơi thờ tự. Điều này tương tự như việc không ngồi ở ghế đầu đô đây là nơi dành cho bố mẹ đã khuất.
Ngoài ra, bạn cũng nên đi xung quanh nhà trước thay vì đi một mạch từ cửa. Không ngồi ngang hàng với người lớn tuổi.
…và cánh đồng hoa tam giác mạch tại Sủng Là
Bản Sùng Là đón lượng khách du lịch nhiều hơn cả vào tháng 10-11. Tất nhiên điều đó không chỉ do để chiêm ngưỡng tận mắt nhà của Pao mà còn vì sắc tím nức tiếng nơi đây. Vào khoảng thời gian này, tất cả thung lũng Sủng Là đều nhuộm đầy vẻ đẹp của loài hoa tam giác mạch.
Suốt từ chặng từ đi và về Đồng Văn, bạn đều có thể thưởng thức vẻ đẹp đồng nội quý báu này. Phủ quanh con núi là các cánh đồng ngô và lúa nương phù kín. Đừng quên dừng lại để chụp vài kiểu ảnh lưu niệm nhé.
Nhà của Pao Địa chỉ: Thôn Lũng Cẩm Trên, xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Giá vé tham quan: 10.000 đồng/1 người. |