Kỹ thuật vẽ sáp ong không chỉ đòi hỏi sự tỉ mỉ mà bao hàm cả sự khéo léo, tính nết của người phụ nữ H’Mông. Vì lẽ đó, mỗi chiếc váy thổ cẩm khi ra đời đều là sản phẩm độc nhất vô nhị.
Nghệ thuật tạo hình của sự kỳ công và tính cá thể
Kỹ thuật vẽ sáp ong được xem là báu vật của người H’Mông. Theo các nghệ nhân, kỹ thuật này bắt nguồn từ nhu cầu tìm kiếm phương pháp vẽ họa tiết bắt mắt và tốn ít thời gian hơn. Dù đã sử dụng nhiều nguyên liệu nhưng phải tới sáp ong họ mới nhận thấy độ bám dai, đường nét sắc sảo, không dễ phai màu. Hơn thế nữa, sáp cũng rất dễ tìm kiếm. Từ đó, người H’Mông dần phổ biến kỹ thuật vẽ này.
Không chỉ đơn thuần là tạo nên một bộ váy, cái khăn, đó là cả một nghệ thuật đòi hỏi sự tỉ mỉ, tinh tế cùng trí tưởng tượng phong phú. Dù khó tới mấy thì cách thức truyền đạt vẫn là người đi trước chỉ dẫn cho thế hệ tiếp theo thay vì trong trường lớp.
Truyền thống nơi đây coi trọng việc này tới mức đàn ông H’Mông cho rằng họ chỉ lấy người nào biết vẽ sáp ong trên vải lanh mà thôi. Thời gian học để thành thạo cũng phải mất tới vài năm. Vì lẽ đó, con gái H’Mông trong bản khi tới 15 tuổi đều tự trồng lanh để may vải cho cả gia đình và buôn bán.
Sáp ong được giữa nóng liên tục trong quá trình vẽ
Quá trình vẽ thủ công cùng bộ dụng cụ thô sơ đã tạo nên tính độc nhất cho từng họa tiết sáp ong
Thêm vào đó, nghệ thuật vẽ sáp ong của đồng bào H’Mông có nhiều nét độc đáo riêng. Các phương tiện thô sơ hơn nhiều so với vẻ batik Ấn Độ song lại tạo nên thần thái không lẫn vào đầu.
Bằng cách vẽ tay, tính cá thể gồm tính cách, thẩm mỹ, tình cảm, sự khéo léo đều được biểu hiện rõ rệt. Về khía cạnh này, việc sử dụng bản khắc có phần kém nổi trội hơn. Dù là người lành nghề đến đâu cũng khó lòng bắt chước lại.
Tết đến xuân về cũng là lúc chị em miền núi xúng xính trong váy hoa. Song thời gian làm một bộ váy vẽ sáp ong nhanh nhất cũng phải 2 tuần.
Để có được tấm vải màu chàm đen, vải phải được ngâm độ 1 giờ rồi vớt ra ngâm lại, cứ thế 5-6 lần rồi phơi khô. Tới khi ráo nước thì vải lại được ngâm rồi vớt 8-10 lần. Gặp lúc nắng thì 3-4 ngày là xong chứ lúc mưa phải tốn cả tháng. Cuối cùng vải mới được may thành hoàn chỉnh. Vì vậy, người H’Mông phải chuẩn bị nguyên liệu trước cả 1-2 tháng mới kịp đón Tết.
Quá trình tạo vải lanh thủ công
Quá trình làm được một tấm vải lanh cũng cực kỳ công phu. Cây lanh thường do người phụ nữ tự trồng, đàn ông phụ giúp. Cây trồng được độ 2 tuần thì đủ độ chín thu hoạch.
Đầu tiên, người làm phải lựa cây lanh phù hợp rồi đem phơi khô. Tới khi đủ săn, ráo, lanh được tước vỏ thành những sợi nhỏ. Từng sợi được gộp thành bó nhỏ, cuốn chặt rồi đem cho vào cối. Nguyên liệu được giã đều tay tới khi bong sạch bột chỉ lại lõi dai. Chúng được xe rồi cuộn thành con sợi lớn.
Tiếp đó, sợi được luộc qua nước tro, 1 lần luộc sáp ong. Sợi lanh khi này mới đủ mềm để đem dệt thành tấm.
Bộ dụng cụ vẽ sáp ong của người H’Mông
Điểm khác biệt nhất của kỹ thuật vẽ sáp ong là dùng lửa. Trước khi bắt đầu, người phụ nữ sẽ chuẩn bị chảo sát nhỏ, bút đồng, vải lanh, nước chàm và sáp ong.
Thuở trước, việc làm sáp ong do đàn ông H’Mông đảm nhiệm. Họ thường lấy sáp từ tổng ong rừng xong bỏ vào nồi đun nước sôi. Khi hoàn thành, hỗn hợp vừa đun được lọc lấy nước trong. Để tầm 2-3 ngày là phần nước gạn sẽ đóng thành khối sáp đặc. Nhiệt độ khi đun cần vừa đủ để lúc in không lan, nhòe. Ngày nay, sáp mịn được bán phổ biến ở chợ phiên nên thời gian làm cũng nhanh hơn.
Sáp ong gồm 2 loại màu vàng và màu xanh đen do được nhuộm với màu nhàm sau khi cô đặc. Người ta dùng cả 2 loại, đặt chung vào chảo sắt rồi đun trên bếp lửa nhỏ. Khi sáp hòa trộn với nhau tạo ra chất lỏng màu xanh đen. Trong suốt quá trình vẽ sáp được giữ nóng liên tục.
Họa tiết tạo ra muốn nét đẹp còn phụ thuộc vào bút đồng. Người H’Mông thường có bộ 8 chiếc bút khác nhau về kích cỡ, hình thù. Thiết kế bút cực kỳ độc đáo với cán tre, ngòi làm từ 3 thanh đồng hình tam giác. Các thanh được mài mịn để việc vẽ được trơn tru, không làm trầy hay rách vải. Giữa các thanh có khe hở nhồi bông để trữ nước sáp. Tác dụng của sợi vải bông giữa thanh đồng với thanh tre cũng tương tự như vậy.
Họa tiết vẽ vải lanh: Sáng tạo và tỉ mỉ
Để hiểu rõ trang phục truyền thống của một dân tộc, bạn nên quan sát trang phục nữ, cả y phục và phụ kiện. Đó là đồ vật biểu hiện rõ nhất bản sắc và sức sống lâu bền của một nền văn hóa. Dù có biến tấu ra sao nhưng nền tảng vẫn được lưu giữ một cách trọn vẹn nhất.
Với người H’Mông, họa tiết ưa chuộng giữa Mông Trắng và Mông Đỏ không trùng khớp. Phụ nữ Mông Trắng yêu thích hoa văn hình học như hình vuông, quả trám, xoáy tròn vẽ trên phần lưng áo. Họa tiết của người Mông Đỏ tuy không cầu kỳ như bông hoa, tam giác, hình chữ nhật nhưng thường được may ở ống tay và phía trước ngược. Bên cạnh vẽ sáp, người Mông Đỏ cũng chuộng lối thêu tay trên trang phục.
Thay vì vẽ luôn họa tiết, phụ nữ H’Mông bắt đầu bằng những đường kẻ song song trên tấm vải lanh. Sau khi được chia thành các ô vuông, họ mới vẽ tới những hoa văn khó hơn. Một tấm vải 7m được chia 10-12 ô. Làm như vậy khi ra thành phẩm họa tiết mới đồng đều được.
Thêm vào đó, những đường lưới này trong văn hóa truyền thống còn ẩn chứa ước mong bình yên, no đủ. Chỉ vài chấm người ta đã tạo nên khung cảnh sung túc với hoa cỏ, ngọn núi, vật nuôi. Những mong muốn ấy được thổi hồn vào tấm sáp ong thành hình khối rõ rệt và rực rỡ.
Chỗ không sáp ong thì nhuộm chàm đen, chỗ có có sáp thì chàm không thấm tới. Sau khi được nấu chảy, thớ vải có sáp sẽ chảy ra giữ nguyên gam màu trắng xanh.
Cầu kỳ đến vậy nên phụ nữ H’Mông cực kỳ trân quý báu vật này. Những chiếc váy được truyền nhiều đời cũng là minh chứng cho bàn tay khéo léo, tinh tế của người đi trước để con cháu noi theo.