Dinh thự họ Vương vốn nổi tiếng về vẻ đẹp cổ kính và chi phí xây dựng lên tới 150 tỷ đồng ngày nay. Còn điều bí ẩn gì đằng sau kiến trúc xa hoa này? Cùng khám phá những thông tin dưới đây để không bỏ lỡ bất kỳ điều thú vị gì trong hành trình của bạn nhé.
Dấu ấn lịch sử của dinh thự họ Vương
Dinh thự họ Vương được thuộc về Vương Chính Đức hay còn được biết đến với danh xưng vua H’Mông (vua Mèo). Đây vốn là dòng họ lớn của người H’Mông có xuất sứ từ TQ và định cư ở Đồng Văn từ thế kỷ 17.
Khi ấy, ông sở hữu lãnh địa riêng tại huyện Đồng Văn với 7 vạn dân, chủ yếu bằng việc trồng anh túc. Chính nguồn thu nhập này giúp ông nhanh chóng trở nên giàu có.
Trước khi khởi công, vua Mèo đã đích thân lặn lội sang Trung Quốc tìm thấy phong thủy để chọn ra vị trí đắc địa nhất trong 4 huyện mình cai quản. Nhờ vào cấu trúc này tương tự như mai rùa, thôn Xà Phìn được xem là sẽ củng cố và thúc đẩy sự nghiệp Vương Chính Đức đi lên.
Để thiết kế ra ngôi nhà này, Vương Chính Đức đã phải mời tới rất nhiều người. Cụ thể như sau:
- Cụ Hoàng người gốc Nam Định làm mưu sĩ.
- Ông Cử Chúng Lù nghiên và phác họa tòa nhà. Ông cũng là người đang phụ trách quân đội người Mèo.
- Tống Bắc, người tỉnh Vân Nam, Trung Quốc nhận thầu, thiết kế và thi công. Sau đó, ông Tống dùng người Hồi ở tỉnh Vân Nam thiết kế và thi công.
Do phương tiện, máy móc còn thô sơ, tất cả quá trình đều làm bằng thủ công từ việc chạm khắc, đục đẽo tới vận chuyển bằng sức người. Thời gian xây dựng công trình này ước tính khoảng 9 năm, từ năm 1898 đến năm 1907. Tổng số tiền chi trả cho quá trình xây dựng là 15 vạn đồng bạc trắng Đồng Dương, ước tính khoảng 15 tỷ VND.
Vào ngày 23/1993, khu dinh thự vua Mèo được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch xếp hạng di tích quốc gia.
Kiến trúc dinh thự họ Vương: Độc đáo và xa xỉ
Dinh thự vua Mèo thuộc xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Ngôi nhà nằm e ấp trong thung lũng giữa núi rừng Đông Bắc trù phú. Bí ẩn và cổ kính chính là ấn tượng đầu tiền cho nhiều du khách khi tới khám phá địa điểm này.
Kiến trúc dinh thự họ vương là sự tổng hòa giữa Trung quốc, H’Mông và Pháp. Nơi đây cách đường biên giới Trung Quốc 1km đường kim bay. Đi đường vòng mất khoảng 3km.
Về tổng thể, các vòng tường cao vút được xây bao bọc tạo nên khuôn viên cho gia tộc tiếng tăm này. Ở mỗi đoạn tường, người ta lại bố trí chòi canh với lỗ châu mai để tiện quan sát tình hình bên ngoài. Các quân lính cũng được cắt cử thường xuyên nên khó có thể đột nhập vào.
Kiến trúc giao thoa giữa khung gỗ, trình tường của người H’Mông và cửa số kính chớp, lò sưởi của Pháp.
Kiến trúc hậu dinh độc đáo với 2 kết cấu lô cốt nhô cao và lan can sắp khá mới mẻ thời bấy giờ
Cũng như nhiều ngôi nhà cổ khác, dinh thự này được chia thành phần tiền cung, trung cung và hậu cung với 4 nhà ngang, 6 nhà dọc. Tổng số phòng lên tới con số 64 với sức chứa trên gần 100 người.
Để chiêu mộ hiền sĩ, trước cửa nhà đề 2 câu đối như sau.
“Gia tích thiện hiền nhân xuất nhập. Môn phong lưu quý khách vãng lai”
Tạm dịch:
“Nhà quý hiền, người vào ra. Cửa phong lưu, khách lui tới”
Thực chất, Vương Chính Chức được tôn vua Mèo do đã đứng lên lãnh đội quân chống Trung Quốc xâm lược. Và dòng họ Vương cũng được biết tới với tấm lòng vì nước vì dân. Năm 1945 theo lời kêu gọi giác ngộ của chủ tịch Hồ Chí Minh, ông Vương do tuổi cao đã cử con trai Vương Chí Sình đi gặp.
Về tới Hà Nội, ông Vương Chí Sình kết nghĩa với chủ tịch Hồ Chí Minh và đổi tên Vương Chí Thành. Sau ông cũng trở thành chủ tịch đầu tiên tại huyện Đồng Văn.
Sau khi bước qua cổng nhà, ta có thể rõ ràng bố cục bên trong của căn nhà. Dinh thự này được chia thành phần tiền cung, trung cung và hậu cung với 4 nhà ngang, 6 nhà dọc. Tổng số phòng lên tới con số 64 với sức chứa trên gần 100 người.
Khu vực Tiền cung để làm nơi ở cho hạ nhân và lính. Khu vực ở giữa và sau dinh là nơi ở của thành viên gia tộc này. Khi đứng ngoài gian, bạn có thể thấy ngay bức hoành phi do vua Nguyễn Khải Định phong tặng về việc giữ kỷ cương nghiêm chỉnh tại vùng biên cương. Nội dung cụ thể của bức hoành được dịch như sau:
“Cung tụng, khen ngợi
Việc trị vì bằng Đức của vị Bang tá tên Chính Đức
Cách trị vì của ông ở miền biên cương này đáng làm mẫu mực để mà lan tỏa khắp vùng
Hoành phi được lập vào tháng 10, tháng 11 năm Khải Định thứ 8”
Các bức tường được tạo nên bởi đá xanh tưởng thô sơ nhưng được xếp chặt chẽ. Vẻ đẹp cổ kính của dinh thự họ Vương càng trở nên đậm nét với mái vách gỗ cùng ngói đất nung. Các lớp mái chồng lên nhau kiểu âm dương với hình chữ thọ. Tới các phiến đá hoa cương trên lối dẫn vào cũng được chạm khắc vô cùng tinh xảo.
Một điều thú vị nữa của dinh thự họ Vương là tất cả chi tiết của 3 dãy nhà từ cột, kèo tới mái đều dùng tới gỗ quý. Lúc đầu, toàn bộ dinh thự sử dụng gỗ thông đá. Sau khi thành tài sản công, vật liệu gỗ của nhà đã được thay bằng gỗ nghiến và 60% gỗ lim.
Vị trí cuối chân cột mô phỏng theo biểu tượng hoa anh túc. Màu chân cột được tạo nên bằng cách dùng đồng bạc đánh bên ngoài. Để hoàn thành 1 cột, số lượng tiền sử dụng ước tính 900 đồng Đông Dương, tương đương khoảng 1 tỷ đồng ngày nay. Số tiền này chưa kể tới tạo dựng, vận chuyển từ Tứ Xuyên, Trung Quốc về tới đây.
Cách di chuyển tới dinh thự họ Vương
Để đi tới dinh vua Mèo, đường đi khá phức tạp, nhất là các tỉnh ở xa. Thông thường Hà Nội được lấy làm điểm bắt đầu của hành trình. Quãng đường từ Hà Nội tới Hà Giang khoảng 300km. Các chuyến xe khách đi lên đây khá nhiều và không khó tìm kiếm. Nếu muốn chủ động, bạn có thể tự lái xe máy, ô tô hoặc thuê ô tô riêng.
Di chuyển bằng xe khách
Các chuyến xe khách Hà Nội – Hà Giang thường xuất phát từ khoảng 19-23 giờ tối mỗi ngày. Một số chạy cả sáng song khá ít. Một số nhà xe uy tín đi Hà Giang như Hưng Thành, Bằng Phấn,… Bạn có thể tham khảo thêm tại đây.
Giá vé một lượt từ 200.000 đồng trở lên. Nếu muốn mang theo xe máy, bạn nên đặt chỗ trước do xe khách chỉ chở 2-3 xe. Tốt nhất nên đặt trước 5-7 ngày, đặc biệt là mùa du lịch.
Di chuyển bằng xe máy
Con đường lên Hà Giang vốn nổi tiếng là quanh co, khó đi với nhiều dốc đứng. Với những người ưa mạo hiểm, đây lại là cơ hội hiếm có để chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt đẹp. Thời gian chạy xe trung bình khoảng 8-10 giờ. Bạn cũng nên mang theo đồ dùng thiết yếu, nhất là dụng cụ y tế và áo khoác.
Cung đường từ Hà Nội được nhiều người lựa chọn nhất là Vĩnh Phúc>> Việt Trì>> Phú Thọ>> Tuyên Quang>> Hà Giang.
Giá vé dinh thự họ Vương
Giá vé tham quan dinh thự nhà Vương rơi vào khoảng 25.000 đồng/1 người. Ngoài dinh thự cổ này, bạn cũng có thể khám phá thêm chợ phiên Sà Phìn, rừng thông Yên Minh, sông nho Quế, cao nguyên đá Đồng Văn,…