Chiêm ngưỡng hệ thống tháp Chăm Bình Định nghìn năm tuổi

Tháp Chăm Bình Định là mô hình nghệ thuật đỉnh cao kết hợp kiến trúc và điêu khắc Champa. Điểm độc đáo là tổng thể gần như nguyên vẹn của hệ thống tháp này so với các khu vực khác.

Tháp Cánh Tiên


Đây là tháp Chăm Bình Định nằm trên đỉnh gò giữa thành Đồ Bàn, cố đô vương quốc Champa xưa. Hiện nay tháp Cánh Tiên thuộc thôn Nam An, An Nhơn, Bình Định. Lý giải về tên gọi tháp, sách Đại Nam nhất thống chí có ghi lại: “Từ vai tháp trở lên, bốn phía đều giống như cánh tiên bay lên nên gọi tên ấy”.

Tuy nhiên, nhiều công trình nghiên cứu của người Pháp lại gọi tháp là Tour de Cuvre hay tháp Đồng. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra Cánh Tiên được xây dựng khoảng thế kỷ 12, thời kỳ đỉnh cao của kiến trúc tháp Champa. 

Cánh Tiên được xây dựng theo lối kiến trúc phổ biến Kalan (đền thờ) của văn hóa Champa.. Công dụng chính của tháp là nơi tổ chức nghi lễ, hoạt động tôn giáo. Song kiến trúc ở đây lại đậm chất nghệ thuật, không chịu quá nhiều sự gò bó.  

Tòa tháp Chăm Cánh Tiên cao 20m với 4 mặt trang trí với các trụ nhô ra. Phần nền bình diện vuông dài 10m với đường giật cấp so le nhằm nâng tháp lên cao. Tuy có 4 cửa vòm nhọn nhưng tháp chỉ có 1 cửa thông vào bên trong, còn lại là cửa giả. 

Bên cạnh kiến trúc, các hình chạm khắc cũng là yếu tố cực kỳ độc đáo. Các tầng tháp giả được chạm khắc hình đuôi phụng tạo nên sự trang trọng. Đồng thời, hình thần quỷ Makara tạc các góc đầu tường lại tạo nên vẻ linh thiêng, uy nghi.

Điều thú vị là hình khắc dải hoa dài còn đem tới cái tên dân gian tháp Con Gái đầy mềm mại, nữ tính cho ngọn tháp Chăm Bình Định này. 

Tháp Cánh Tiên

Tháp Phú Lốc


Tháp Phú Lộc có khá nhiều tên gọi khác như Thốc Lốc, Phú Lộc, Phước Lộc, Phú Lốc, Phốc Lốc. Trong công trình của người Pháp, tháp Chăm Bình Định này còn gọi là Tour d’Or (Tháp Vàng). Tháp tọa lạc trên ngọn đồi cao 80m được xây dựng trên một quả đồi cao chừng 80m, cách thành chừng 2km. 

Dựa theo phong cách thiết kế, các nhà  nghiên cứu xác định tháp Phú Lốc cùng niên đại với Cánh Tiên. Quy mô tháp không quá lớn với bình đồ 9.7m, cao 15m nhưng có khá ngạo nghễ do dựng trên đồi. 

Trang trí Phú Lốc cũng đơn giản hơn nhiều. Tháp có cột đá ốp thẳng trơn với 3 cửa giả, 1 cửa hướng Đồng chính. Trong đó, phần trang trí chủ yếu được thực hiện ở cửa giả. Cánh cánh cửa này có 3  tầng thu nhỏ về trên tương tự lưỡi mác sát.  

Tháp đứng trên đồi cao trông có vẻ trơ trọi, đìu hiu, nhưng lên tới chân tháp, phóng tầm mắt ra bốn hướng thì thấy cảnh trí xung quanh thật kỳ vĩ. Tại đây có thể nhìn thấy cả vùng đồng bằng rộng lớn của hai huyện An Nhơn và Phù Cát.

Ngoài ra, có một phế tích tọa lạc đồi bắc thôn Châu Thành cũng cách tháp Phú Lốc không xa. Tất cả chỉ có phần nền móng còn sót lại. Một số mảnh đá trang trí chạm khắc còn sót lại khá đẹp. 

Tháp Phú Lốc

Tháp Bình Lâm


Tháp Chăm Bình Định này tọa lạc tại xóm Long Mai, Bình Lâm, Phước Hòa, Tuy Phước. Tháp còn có các tên khác là Thanh Trúc. Được xây trên gò đất cao, tháp có bình đồ vuông dài chừng 19m nhưng cao tới 20m, chia thành 3 tầng với 4 cửa.   

So với Cánh Tiên, tháp Bình Lâm ra đời sớm hơn khoảng cuối thế kỷ X – đầu thế kỷ XI. Do đó, đây được xem là tháp Chăm Bình Định cổ nhất. 

Trong đó, tháp Bình Lâm chỉ có 2 cửa chính nằm ở hướng Đông. Các cửa được tạo vòm cho cảm giác mềm mại, thanh thoát. Đường gạch nền uốn tròn tương tự như cánh hoa mềm rủ.  4 tầng ở mái tháp được trang trí phù điêu hoa sen hay chim thần Garuda. 

Bên cạnh phần cột hẹp nhô ra ở thân tháp, khung chữ nhật lõm vào thân được trang trí cánh sen liên kết chặt chẽ. Để tháp xây bề thế, vững chãi tạo bởi một hệ gạch đồ sộ, hơi thắt ở lưng chừng. Xung quanh có các gờ so le nhô ra là thành những khung trang trí chữ nhật cân đối. 

Do hao mòn thời gian, tháp Bình Lâm chỉ còn cao 15m bao quanh bởi cây cối um tùm. Vòm cửa phía Đông và phía Bắc đã bị sụp. Tuy nhiên du khách vẫn có thể dễ dàng nhận ra lối trang trí thanh tú và khỏe khoắn đặc trưng của tháp. 

Tháp Chăm Bình Định

Tháp Bánh Ít


Tháp Bánh Ít thuộc Đại Lộc, Phước Hiệp, Tuy Phước. Tháp được dựng trên quả đồi 100m ngay gần Quốc lộ 1 nên du khách có thể dễ dàng trông thấy trên đường đi. Kiến trúc này được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XII. 

Một số tài liệu gọi tháp Chăm Bình Định này là Tour d’Argent (Thác Bạc), Đại Lộc. Sách Đại Nam nhất thống chí ghi xưa tên tục tháp là Thị Thiện. Tương truyền trước kia có quán bán bánh của bà Thị Thiện dưới chân núi nên lấy đó mà gọi tên. 

Tuy nhiên cái tên tháp Bánh Ít vẫn là thông dụng nhất. Điều này xuất phát từ hình dáng 4 tháp chụm lại 1 cao, 3 thấp trông xa giống hệt bánh ít vừa lột vỏ lá. 

Tháp được xây trên bình diện vuông 11m, cao 20m. Đặc biệt, tháp còn được chạm khắc rất nhiều hình sống động như Ganesa, Hamuman, sư tử, bò Nadin,… Phần tháp cong lõm ở trung tâm vút lên ở 2 đầu tương tự tháp phụ thuộc hệ thống tháp Pô Klông Garai – Phan Rang. Tháp mái có tầng mái bé dần về trên với mô hình thắt giữa, phình đầu đặc biệt.

Ngoài ra, tháp Chăm Bình Định này còn in dấu hình mái cong nhà quen thuộc trên trống đồng Đông Sơn hay nhà rông Tây Nguyên. Đây là lối kiến trúc đặc trưng của Đông Nam Á, nhất là khu vực ven biển. 

Tháp Bánh Ít

Tháp Thủ Thiện


Không được xây trên đồi gò cao, tháp Chăm Bình Định này được xây trên vùng đất thấp. Tháp Thủ Thiện thuộc thôn Thủ Thiện, Bình Nghi, Tây Sơn, bên bờ sông Kôn. Bao quanh tháp là ruộng nương, làng mạc. Tháp còn có một số tên khác như Thủ Hương cổ tháp, Tour de Bronze (Tháp Thau).

Tuy quy mô nhỏ nhưng tháp Thủ Thiện vẫn mang đầy đủ đặc trưng phong cách Bình Định. Nếu các tháp khác được xử lý cầu kỳ nên vẻ đẹp Thủ Thiện lại mang sự đơn giản, thanh nhã. Thời gian sản phẩm ước chừng nửa cuối thế kỷ XI sang đến nửa đầu thế kỷ XII.

Tháp được xây trên bình đồ hình vuông dài 8.5m. Thân tháp là khối trụ vuông với cửa chính hương Đông. Vòm cửa tuy đã sập nhưng vẫn có có hình dung được cấu trúc 3 cửa giả với mũi lao chòm nhọn xếp lớp. Các ô trên mỗi cửa tạo hình khá giống khám thờ. 

Đặc biệt, trên đỉnh tháp còn mọc một cây đá tạo nên sự kỳ bí, cổ kính. Không may một cơn bão đã làm sụt một phần mái và cây đa đổ. Dù có bị hư hại nhưng dấu tích còn lại ở ba tầng nóc vẫn khá rõ. Nơi đặt tượng thờ bên trong tháp vẫn còn vết gắng phù điêu. 

tháp Chăm Bình Định

Khu tháp Dương Long


Khu tháp chăm Bình Định Dương Long là quần thể 3 tháp xếp theo trục Bắc – Nam. Như các tháp khác, cửa chính 3 tháp đều quay về hướng Đông. Hiện nay tháp tọa lạc giữa địa phận 2 thôn Vân Tường (Bình Hòa) và thôn An Chánh (Tây Bình) thuộc huyện Tây Sơn. 

Tháp Dương Long có khá nhiều tên gọi như Bình An, An Chánh, Vân Tường, Tour d’ Ivoire (tháp Ngà),… Theo sách Đại Nam nhất thống chí, tên gọi của tháp xuất phát từ đồi Dương Long nằm ở hướng Nam núi Trà Sơn.

Tuy đã hư hại nhiều nhưng tháp Bắc 30m vẫn còn rõ hình hài và cấu trúc. Bình đồ hình vuông tháp có nhiều đường gấp khúc nên giống hình đa giác hơn. Cửa chính tuy đã bị sạt lở nhưng vẫn còn dấu tích vòm cửa hình mũi lao với các lớp chồng liên tiếp. Tháp được trang trí nhiều hình tượng độc đáo như chim thần Garuda, rắn, sư tử, voi,…

Khác với tháp Bắc, tháp hướng Nam còn tương đối nguyên vẹn. Kích thước và kiến trúc tương đương với tháp Bắc. Nghệ thuật trang trí tháp đã đạt đến đỉnh cao vừa mềm mại vừa hoành tráng. 

Nằm ở vị trí trung tâm lá tháp Giữa. Cấu trúc giống với 2 tháp còn lại song độ cao vượt trội hơn hẳn. Trước tháp cao 39cm song giờ chỉ còn 36cm. Thêm vào đó, họa tiết trang trí cũng không quá phức tạp. 

tháp Chăm Bình Định

Tháp Đôi


Trong số các tháp Champa Bình Định, tháp Đôi là quần thể độc đáo nằm ngay giữa Đống Đa, Quy Nhơn. Ngọn tháp này còn có nhiều tên khác như Hưng Thạnh cổ Tháp, Tour Kh’mer. 

Xét về phong cách, tháp Đôi có nhiều điểm tương đồng với tháp Dương Long và cùng ra đời đầu thế kỷ XIII. Di tích hiện còn 2 tòa xếp theo hướng Bắc – Nam. Tháp Bắc cao 16m nhỉnh hơn xíu so với tháp Nam. Thiết kế 2 phần cũng tương tự trừ phần diềm mái tháp Bắc thay vì hình vũ nữ ở tháp Nam. 

Tọa lạc giữa cảnh sơn thủy hữu tình, hai tòa tháp Chăm uy nghi bỗng trở nên duyên dáng đến lạ. Các cặp đôi do đó cũng mượn cảnh sinh tình mà tỏ bày. 

tháp đôi

Gợi ý xem thêm:

Thán phục trước sự công phu của nhà trình tường người H’Mông 
Đình Nông Lục: Lối kiến trúc nhà sàn độc đáo mang hơi thở đồng bằng Bắc Bộ
Nhà rông Tây Nguyên: Trái tim xứ cà phê và cơn bão “bê tông cốt thép”

Nguyễn Hồng Ngọc
Nguyễn Hồng Ngọchttps://vivu.net
Vivu quan niệm rằng một chuyến du lịch tuyệt vời không phải là bạn đi được bao xa, thử được bao nhiêu thứ đặc sản, mà là những trải nghiệm, sự đồng điệu của trái tim và cảm xúc ở mỗi miền đất mà bạn đã cùng Checkin đặt chân đến.

Related Stories

spot_img

Khám phá

10 điểm du lịch mùa lúa chín đẹp nhất miền bắc

Xuất phát từ một quốc gia nông nghiệp và một phần không thể tách...

Thảo nguyên Suôi Thầu, Xín mần – đẹp ngất ngây như trong chuyện cổ tích châu Âu

Thảo nguyên Suôi Thầu (Hà Giang) là một trong những thảo nguyên đẹp bậc...

10 địa điểm du xuân đáng đến trong tháng Giêng

Để một năm mới bình an, may mắn, nhiều người thường tìm đến các...

2023 khám phá Nhật Bản, thiên đường của mèo

Nhật Bản được xem như một thiên đường của loài mèo. Người dân đất...

13 địa điểm lãng mạn cho tuần trăng mật ở Singapore trong năm 2023

Dù có diện tích bé nhỏ nhưng Singapore lại có nhiều cảnh quan tuyệt...

Đầu năm 2023 đến ngắm Đài Loan rực rỡ, dung hòa hiện đại và cổ điển

Tháng 1, tháng 2 đầu năm là mùa đông ở Đài Loan. Dù thời...

Danh mục

Bình luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here