Điểm danh 7 lễ hội Tết tại Sapa cho chuyến du lịch đầu năm

Lào Cai không chỉ nổi tiếng với thắng cảnh hùng vĩ mà còn hấp dẫn bởi các lễ hội độc đáo. Nhiều dân tộc cùng sinh sống đã đem tới nền văn hóa phong phú cho vùng đất này. Trong đó, các lễ hội Tết tại Sapa đã góp phần thu hút hàng trăm lượt khách đổ về đây vào dịp đầu năm.

Lễ Tết nhảy

Đây là lễ hội Tết ở Sapa nức tiếng của người Dao. Lễ này thường được tổ chức tại nhà trưởng họ, các thành viên trong họ cùng giúp người đứng đầu chuẩn bị. Trong đó, bàn thờ tổ tiên “Chụ Chông” được đặt ở vị trí chính giữa gian trang nghiêm.

Bàn thờ cũng được chú trọng việc trang trí với hoa văn rực rỡ. Giấy dán trước cửa bàn thờ cắt hình mào gà cùng Tam thanh. Nóc bàn thờ dùng hình ảnh “Mặt trời”. Hai bên dán giấy hồng điều 1 bên ghi “Người yên vật thịnh, 1 bên ghi “Uống nước nhớ nguồn”.

Lễ Tết nhảy được chia thành nhiều phần như lễ báo tổ tiên, nhảy rước tượng tổ tiên, lễ tắm gội cho tượng, nhảy dâng gà, nhảy điệu mở cờ,… Có thể nói lễ hội tết ở Sapa này đem tới cái nhìn tổng quát về nhiều loại hình nghệ thuật dân gian từ âm nhạc, ngôn từ tới tranh ảnh, điêu khắc.

lễ hội Tết tại Sapa
Dân tộc: Dao.
Thời gian diễn ra: 1/1 hoặc 2/1  Âm lịch. Từ cuối giờ Thìn tới giờ Dậu,
Địa điểm tổ chức: Tả Van, Sapa.

Lễ hội xuống đồng (Lễ hội Lồng tông)

Lễ hội xuống đồng được tổ chức tùy theo thỏa thuận của các đại phương gần nhau. Để thuận tiện cho giao lưu, buôn bán, thời gian thường được tổ chức vào mùng 8 Tết.

Trước khi tổ chức lễ hội, các gia đình tại Sapa đều được quét dọn sạch sẽ, chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu đón khách. Tới ngày vào lễ, mỗi gia đình chuẩn bị một mâm cơm truyền thống thể hiện tài khéo léo của người phụ nữ. Hai quả vải màu nhồi cát, bông với tua rua sặc sỡ được bày bên mâm cỗ.

Sang phần hội tung còn, người ta sẽ sử dụng cây mai 20-30cm có vòng tròn đường kính khoảng 50cm. Việc tung còn trúng giấy dán hai bên tượng trưng cho một năm mưa thuận lợi, ăn nên làm ra. Ngoài ra tại lễ hội Tết ở Sapa này, nam nữ cũng ném còn cho nhau.

Lễ hội Lồng tông
Dân tộc: Tày, Nùng, H’Mông, Dao, Xa Phó,….
Thời gian diễn ra: 8/1  m lịch
Địa điểm tổ chức: Xã Bản Hồ, Sapa, Lào Cai,…

Hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào tại Sapa thường được tổ chức vào nửa đầu tháng Giêng. Từ cuối tháng Chạp, người nhà đã tới xin thầy cúng ngày mở hội. Mục đích chính của lễ này là để cầu phúc sinh con như ý nguyện hoặc cầu mệnh khi có người nhà bệnh, yếu hoặc chuyện buôn bán, mùa màng.

Để chuẩn bị, gia đình cần dựng cây nêu và làm lễ cúng ở chân cột. Cây được dựng lên cũng là cách thông báo cho người dân làng xã chuẩn bị dự hội. Sau khi thầy mo làm thủ tục lễ bái, mọi người sẽ tụ tập tại nơi mở hội. Các quán xử được chọn ra để tổ chức trò chơi, quán xứ chăm lo cho việc ăn uống cùng với hấu pầu tờ, hấu pầu giê.

Khi kết thúc hội, cây được hạ xuống. Thầy mo hiện thực một loạt thủ tục rồi phun ngụm nước xung quanh. Mảnh vải đỏ được gia đình treo như biểu tượng hạnh phúc đời đời.

Lễ hội Gầu Tào tại Sapa
Dân tộc: H’Mông. 
Thời gian diễn ra: Thường rơi vào khoảng 1-15/1  m lịch. Hội tổ chức 3 năm liền thì tổ chức 3 ngày/1 năm, nếu gộp trong 1 năm thì tổ chức 9 ngày.
Địa điểm tổ chức: San Sả Hồ – Sa Pa,…

Lễ hội Roóng Poọc

Lễ hội Roóng Poọc được tổ chức với mục đích cầu mưa thuận gió hòa, đủ đầy. Hội Tết Sapa này thường được tổ chức ở khu ruộng đầu bản. Ở trung tâm bãi, cây còn làm bằng gỗ mai được dựng lên ở trung tâm. Vòng tròn trên cùng cây được dán giấy 1 mặt đỏ tượng trưng mặt trời, 1 mặt vàng tượng trưng mặt trăng. Đặc biệt, mâm cúng thầy mo được sắp các lễ vật biểu trưng cho sự no đủ. Các món đồ cần chuẩn bị gồm mảnh vải, trứng, măng, bạc trắng. Không thể thiếu là 6 quả còn của thiếu nữ.

Khi lễ cúng kết thúc, dàn trống, chiêng, kèn pí lè cất lên cũng là lúc hoạt động vui chơi bắt đầu. Lễ hội đầu xuân này bao gồm trò ném còn và kéo co. Người cao tuổi ném 6 trái còn khai mạc hội. Quả còn làm thủng phông giấy biểu trưng cho mùa màng tươi tốt. Nhiều năm nữ sau khi tham gia kéo co cũng tìm chốn vắng để tâm tình.

Khi kết thúc lễ hội Tết tại Sapa, cột được hạ xuống. Hai thanh niên khỏe điều khiển 2 con trâu cày 5 đường báo hiệu mùa vụ mới chính thức bắt đầu.

Roóng Poọc  lễ hội Tết tại Sapa
Dân tộc: Giáy.
Thời gian diễn ra: Ngày Thìn, tháng Giêng.

Lễ hội Nhặn Sồng và Nào Cống

Lễ hội Nhặn Sồng và Nào Cống thường được nhắc sánh đôi do cách tổ chức tương tự. Trước đây, 2 lễ này thường được  tổ  chức hàng năm ở rừng cấm. Từ thập kỷ 50, người dân tộc chỉ tổ chức khi nạn phá rừng quá nhiều, trâu bò rông phá hoa màu. Đồ dùng cúng thường là lợn khỏe mạnh, lông đen.

Khi tụ tập đủ dân làng, Chẩu chiểu được bầu ra bắt đầu làm lễ cúng  thần thổ địa  cai quản cộng đồng. Tiếp theo, ông sẽ đọc quy ước cho mọi người thảo luận. Ngoài chuyện bảo vệ rừng, vấn đề về trộm cắp, tương trợ cũng được đưa ra.

Các ý kiến được tổng hợp để sửa đổi thành quy ước chung cho tất cả. Sau đó, các điều luật này được thiêng hóa bởi sự chứng kiến từ thổ địa. Kết thúc buổi lễ, mọi người dùng chung bữa ăn với cơm, rượu, thịt bày trên lá rừng.

lễ hội Tết tại Sapa
Lễ Nhặn Sồng:
Dân tộc: Dao.
Thời gian tổ chức Ngày tốt đầu năm.
Địa điểm tổ chức: Làng Giàng Tả Chải, Tả Van, Sa Pa.
Lễ Nào Cống:
Dân tộc: H’Mông
Thời gian tổ chức: Ngày Thìn tháng Giêng.
Địa điểm tổ chức: Dền Thàng Tả Van, Lao Chải, Hầu Thào.

Lễ quét làng

Đây là lễ hội Tết ở Sapa của người Xá Phó với mong ước cầu bình yêu, mùa màng bội thu, súc vật khỏe mạnh. Để phân chia công việc, chủ gia đình trong làng tổ chức họp tại nhà người cao tuổi nhất. Thường người đi sẽ phải mang thêm gạo, gà, tiền, nén hương, chai rượu. Ai đem chó, lợn, dê thì dân làng sẽ trả lại bằng 1 ngày công.

Tới ngày đẹp, đàn ông mang lễ vật ra bãi đất chuẩn bị, người nhanh nhẹn thì mổ thịt. Thầy mo tiến hành lễ quét tại từng thôn. Lễ vật cũng cần bày đúng cách, đầu, chân, đuôi đặt quay về hướng tốt, các bát gạo được đặt xung quanh. Đồ cúng ma không được mang về mà phải thụ hết.

Khi lễ vật chuẩn bị xong, thầy cúng bắt đầu cúng ma. Lễ hội kết thúc cũng là lúc dân làng kiêng cho người khác vào nhà ba ngày. Hết hạn, cuộc sống sinh hoạt lại về như cũ.

Dân tộc: Xá Phó.
Thời gian diễn ra: Ngày Ngọ, Mùi hoặc ngày con người tháng 2  Âm lịch.

Gợi ý xem thêm:

Ngỡ ngàng trước 5 địa điểm săn tuyết Sapa trong Tết dương lịch
Tham quan Sapa Tết dương lịch 2021 có gì thú vị?
Gợi ý những địa điểm cho chuyến du lịch chùa đầu năm (Phần 1)

Nguyễn Hồng Ngọc
Nguyễn Hồng Ngọchttps://vivu.net
Vivu quan niệm rằng một chuyến du lịch tuyệt vời không phải là bạn đi được bao xa, thử được bao nhiêu thứ đặc sản, mà là những trải nghiệm, sự đồng điệu của trái tim và cảm xúc ở mỗi miền đất mà bạn đã cùng Checkin đặt chân đến.

Related Stories

spot_img

Khám phá

10 điểm du lịch mùa lúa chín đẹp nhất miền bắc

Xuất phát từ một quốc gia nông nghiệp và một phần không thể tách...

Thảo nguyên Suôi Thầu, Xín mần – đẹp ngất ngây như trong chuyện cổ tích châu Âu

Thảo nguyên Suôi Thầu (Hà Giang) là một trong những thảo nguyên đẹp bậc...

10 địa điểm du xuân đáng đến trong tháng Giêng

Để một năm mới bình an, may mắn, nhiều người thường tìm đến các...

2023 khám phá Nhật Bản, thiên đường của mèo

Nhật Bản được xem như một thiên đường của loài mèo. Người dân đất...

13 địa điểm lãng mạn cho tuần trăng mật ở Singapore trong năm 2023

Dù có diện tích bé nhỏ nhưng Singapore lại có nhiều cảnh quan tuyệt...

Đầu năm 2023 đến ngắm Đài Loan rực rỡ, dung hòa hiện đại và cổ điển

Tháng 1, tháng 2 đầu năm là mùa đông ở Đài Loan. Dù thời...

Danh mục

Bình luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here