Trải nghiệm văn hóa Tây Bắc cùng 7 lễ hội Hà Giang độc đáo

Lễ hội Hà Giang nổi bật với những giá trị nguyên bản và cũng không kém phần cầu kỳ, phức tạp. Tuy quy mô không lớn như hội dưới xuôi, các hoạt động này vẫn thu hút hàng nghìn lượt khách tới trải nghiệm, đặc biệt là dịp đầu xuân.

Lễ hội cấp sắc

Lễ hội Hà Giang Gầu Tào là nghi thức truyền thống của đàn ông người Dao. Lễ hội này còn được biết đến với cái tên lễ Cấp sắc, lễ Lập tịch. Sau lễ  này, người đàn ông tham dự sẽ được coi là người trưởng thành, được cấp đạo sắc, có tên âm, được  tham gia việc quan trọng của làng. Khi chết, họ mới được đoàn tụ với gia đình.

Tùy vào dân tộc Dao nào mà  quy định về độ tuổi khác nhau. Người con trai trẻ ở Dao Đỏ, Dào Tiền được cấp sắc lúc  12-30 tuổi, Dao Áo Dài 11-19 tuổi. Để thụ lễ, dân bản phải chuẩn bị đồ thiết yếu. Các cấp bậc sắc ở Dao Đỏ, Đao Áo Dài là 7 đèn, Dao Tiền là 3 đèn.

Trước khi hành lễ, 6 thầy cúng sẽ cúng ma tại bàn thờ tổ tiên nhà mình nhờ phù hộ. Tới nơi hành lễ, các thầy tiến hành lần lượt lễ hóa kiếp, lễ giáo huấn, lễ thề, cuối cùng là lễ đặt tên cấp sắc. Tới cuối buổi, các thầy phải cúng tạ ơn tổ tiên, thần thánh. 

Lễ hội Hà Giang Gầu Tào
Dân tộc: Dao.
Thời gian: Tháng 1, tháng 11 hoặc tháng 12 hàng năm. 

Lễ hội Lồng Tông

Đây là lễ hội Hà Giang do dân tộc Tày tổ chức vào đầu năm. Mục đích chính của hội là cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Ngay từ sáng tổ chức lễ hội, bà con vùng cao đã dậy sớm để chuẩn bị tươm tất.

Ở phần lễ, thầy cúng bắt đầu đọc các bài khẩn, cần thần bảo hộ cho mọi sự thuận buồm xuôi gió. Khi phần lễ kết thúc, hội được mở ra với các làn điệu hát then, hát cọi. Các hoạt động lễ hội diễn ra trên khoảng đất rộng lớn. Đặc biệt, tò ném còn được đông đảo thanh niên ưa thích. Các quả còn tua rua cần được ném trúng vào giấy hồng uổn trên đỉnh cây mai.

Ngoài ném còn, còn  rất nhiều hoạt động khác tại lễ hội Hà Giang này như cày ruộng, đẩy gậy, kéo co,…  Thi cày ruộng cũng là nét văn hóa đẹp không thể thiếu khi tới tham dự lễ hội này.

Lễ hội Lồng Tông
Dân tộc: Tày.
Thời gian: Đầu tháng Giêng hằng năm.

Lễ hội chợ tình Khâu Vai

Ghé qua Hà Giang tháng 3  m lịch, bạn còn có cơ hội tham gia chợ tình Khâu Vai diễn ra một lần duy nhất. Xen giữa khung cảnh núi non hoang vỡ, không khí nhộn nhịp cùng tiếng đàn môi, lời tỏ tính khiến lòng người không khỏi rạo rực. Sắc màu rực rỡ từ trang phục chàng trai, cô gái người H’Mông, Nùng, Giáy tô điểm thêm cho không gian chợ tình ngày xuân thêm tươi mới.

Lễ hội chợ tình Khâu Vai được chia thành 2 phần. Đầu tiên, người dân dâng lễ miếu ông, miếu bà, trong đó già làng đại diện dâng hương. Sau khi phần lễ kết thúc, già làng công bố khai mạc tuyên bố các hoạt động vui chơi, giao lưu. Vốn nổi tiếng là nơi tìm bạn tình, chợ cũng có một cái tên thú vị “Chợ phong lưu”.

Bên cạnh việc tham gia các hoạt động lễ hội xuân tại Hà Giang, du khách cũng có cơ hội ngắm các sắc hoa đào, hoa lê, hoa mận cùng lộc biếc. Màu áo hòa quyện với màu trang phục quả thực khiến  lòng người không khỏi đắm say.

Lễ hội Hà Giang chợ tình Khâu Vai
Thời gian: 27-3 Âm lịch.
Địa điểm: Xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

Lễ hội Nhảy Lửa

Lễ hội Hà Giang này thường được tổ chức khi mùa đông tiến vào rét đậm. Lửa theo người Pà Thẻn tượng trưng cho sự ấm áp, vụ mùa bội thu cùng sự phù trợ của thần linh. Đây cũng là dịp các chàng trai chứng tỏ sự nhanh nhẹn, dũng cảm của mình trước sự thán phục của nhiều người.

Lễ hội mở đầu với phần lễ cầu thần linh của thầy mo từ 1-2 tiếng đồng hồ. Khoảnh khắc các  thanh nhiên ngồi đối diện thầy mo gõ vào đàn được gọi là nhập đồng cho  người nhảy lửa. Sau đó, họ nhảy vào lửa vài phút vẫn không thấy bỏng rát.

Để được nhảy lửa, thầy mo sẽ cắm đinh chặt vào chiếc đinh dài chừng 1m. Ghế chia thành 2 nửa 1 bên là thầy cúng, 1 bên là người nhảy lửa. Ông vừa gõ vào đinh vừa khấn rì rầm để báo cáo với tổ tiên. Khi được đồng ý, người đàn ông mới được nhảy còn không phải khấn lại từ đầu.

Lễ hội Nhảy Lửa
Dân tộc: Pà Thẻn.
Thời gian: 16/10 Âm lịch.

Lễ hội đấu ngựa

Đấu ngựa là lễ hội Hà Giang độc đáo chỉ diễn ra tại đây. Để thưởng thức giải đấu ngựa, người dân đã dậy từ sáng sớm. 15 cặp ngựa thông qua vòng sơ khảo được tuyển chọn từ xã tiểu khu Trọng Con và các huyện lân cận. Sau một thời gian mai một, cuộc thi đã được tổ chức trở lại tại xã Bằng Hành.

Cuộc thi được tiến hành theo phương thức loại trực tiếp. Những người bạn thường ngày chuyên phục vụ sản xuất tới khi vào cuộc chiến thì cực kỳ mạnh mẽ, quả cảm. Tất cả tạo nên những  màn đấu kịch tính, đầy háo hức.

Kết thúc lễ hội, ban tổ chức sẽ công bố lần lượt các giải và giải phong cách cho chú ngựa và chủ sở hữu gây ấn tượng mạnh.

lễ hội Hà Giang
Thời gian: 15/1 và 15/7  Âm lịch.
Địa điểm: Xã Bằng Hành, huyện Bắc Quang, Hà Giang.

Lễ hội Cầu Trăng

Đến với Hà Giang tết Trung thu, du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm lễ hội Hà Giang đặc sắc của dân tộc Tày. Lễ hội được tổ chức nhằm cầu mong mẹ Trăng ban phước cho dân, mùa màng bội thu, mưa gió thuận hòa.

Phần lễ Cầu Trăng được tổ chức từ tối 14/8 tại bãi đất rộng. Nghi thức “cúng thổ công chúa bàn” diễn ra tại ngôi miếu chung để xin cho ngày hội vào hôm sau. Sau khi trình, già làng tiếp tục xin mẹ Trăng và 12 nàng tiên phước lành, mùa màng cho dân bản. Vào đêm hôm sau, trăng lên tới đỉnh cũng là lúc bà con tập trung và cung tế khai hội.

Sau khi làm lễ, bà con sẽ quây quần, múa hát quanh về bàn lễ. Các cô gái, chàng trai đều diện trang phục nổi bật, trang sức bạc để cất lên làn điệu dân gian ngợi ca quê hương, tình yêu giữa con người với con người. Khi kết thúc lễ, con cháu nhận hạt giống từ già làng biểu trưng cho mùa mùa tươi tốt.

Dân tộc: Tày.
Thời gian: 15/8  Âm lịch
Địa điểm: Thôn Bản Loan, xã Yên Định, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang.

Gợi ý xem thêm:

Điểm danh 7 lễ hội Tết tại Sapa cho chuyến du lịch đầu năm
Hà Giang Tết dương lịch 2021: Thiên đường cho những kẻ mộng mơ 
Gợi ý những địa điểm cho chuyến du lịch chùa đầu năm (Phần 1)
Nguyễn Hồng Ngọc
Nguyễn Hồng Ngọchttps://vivu.net
Vivu quan niệm rằng một chuyến du lịch tuyệt vời không phải là bạn đi được bao xa, thử được bao nhiêu thứ đặc sản, mà là những trải nghiệm, sự đồng điệu của trái tim và cảm xúc ở mỗi miền đất mà bạn đã cùng Checkin đặt chân đến.

Related Stories

spot_img

Khám phá

10 điểm du lịch mùa lúa chín đẹp nhất miền bắc

Xuất phát từ một quốc gia nông nghiệp và một phần không thể tách...

Thảo nguyên Suôi Thầu, Xín mần – đẹp ngất ngây như trong chuyện cổ tích châu Âu

Thảo nguyên Suôi Thầu (Hà Giang) là một trong những thảo nguyên đẹp bậc...

10 địa điểm du xuân đáng đến trong tháng Giêng

Để một năm mới bình an, may mắn, nhiều người thường tìm đến các...

2023 khám phá Nhật Bản, thiên đường của mèo

Nhật Bản được xem như một thiên đường của loài mèo. Người dân đất...

13 địa điểm lãng mạn cho tuần trăng mật ở Singapore trong năm 2023

Dù có diện tích bé nhỏ nhưng Singapore lại có nhiều cảnh quan tuyệt...

Đầu năm 2023 đến ngắm Đài Loan rực rỡ, dung hòa hiện đại và cổ điển

Tháng 1, tháng 2 đầu năm là mùa đông ở Đài Loan. Dù thời...

Danh mục

Bình luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here