Bánh ngải của người Tày: “Bùa mê” dân dã chốn núi rừng

Bánh ngải là đặc sản nổi tiếng của người Tày nức lòng bao du khách. Phải chăng món bánh ngải ẩn chứa thứ bùa mê thần bí gì? Tất cả những bí mật sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây.

Những câu chuyện thú vị về bánh ngải

Bánh ngải là món ăn đặc trưng của người Tày, thường được làm vào tiết Thanh minh. Nó thường được người Tày làm để cúng tổ tiên, thể hiện tấm lòng thành kính. Bánh có màu xanh mướt bắt mắt với vô số công dụng tốt cho sức khỏe.

Có một điều thú vị là món bánh này đã từng được hội FA thành thị cực kỳ quan tâm. Lẽ đó bắt nguồn từ cái tên có phần ma mị. Lại “xuất thân” từ rừng núi, dân tình ào ào thăm hỏi với ý định bỏ bùa crush. Tất nhiên đó chỉ là câu chuyện vui còn việc tìm mua là có thật.

“Độ phủ sóng” của bánh ngải khá rộng. Dù ở Thái Nguyên, Bắc Kạn hay Cao Bằng, Lạng Sơn, họ người Tày vẫn làm món bánh này trong dịp lễ Tết.

Hình dáng và nhân bánh khá giống bánh dày ngọt người Kinh nhưng chính lá ngải đã đem tới phong vị đặc trưng cho thức ăn này.

Điểm độc đáo nhất của bánh ngải là hương vị thanh nhẹ. Bánh không hề lẫn vị đắng nguyên chất của lá ngải cứu.

Bằng cách xử lý khéo léo, người Tày đã tạo nên vị thơm mát, màu xanh bắt mắt với nhiều công dụng hỗ trợ điều trị, bồi dưỡng thân thể. Đó là lý do bánh trở thành đặc sản nức tiếng từ một món nông nhàn.

Giá tham khảo tại Lạng Sơn: 10.000-15.000 đồng/ 10 chiếc.
Giá tham khảo tại Hà Nội: 35.000-45.000 đồng/10 chiếc.

Từ khâu chọn nguyên liệu cầu kỳ….

Để làm bánh ngải, người chế biến phải rất kén gạo bởi nó quyết định tới 70% thành công của bánh. Không phải loại gạo nào cũng làm ra bánh thơm, ngon. Ngon nhất là nếp nương, nếp cái hoa vàng trồng trên nương rẫy theo phương thức canh tác truyền thống.

Hạt gạo nếp nương có mùi đậm, độ dẻo quánh cao hơn. Hạt có màu trắng, căng đều, bóng bẩy. Khi nhai thử gạo có vị ngọt, thơm. Việc hạn chế thuốc trừ sâu, phân bón giúp gạo không bị lẫn mùi, thấm đượm tinh túy trời đất. Nguyên liệu bánh cũng thuần nếp, không được trộn thêm chút tẻ nào.

Đường chấm bánh là đường phên màu vàng, ngọt, thơm. Miếng đường to bằng bàn tay, không có sạn. Lá bánh cần phải chọn loại còn non, xanh tươi, đẹp nhất là mùa xuân.

Nhân bánh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tổng thể hương vị của bánh. Kiểu nhân phổ biến nhất là đỗ xanh hoặc lạc. Nếu thích mùi thơm dậy hơn, bạn có thể chọn loại trộn thêm vừng đen, vừng trắng. Đường phên được giã  chung với nhân làm vị bánh thêm đậm đà, ngọt ngào.

…tới cách chế biến luyện sức bền

Sự thật thì làm bánh ngải không quá khó khăn, nguyên liệu không nhiều, dễ tìm. Nhưng để có được món ngon đúng điệu thì không thể qua loa. Quá trình chế biến cần trải qua nhiều công đoạn, tỉ mỉ từ việc chọn gạo, lá ngải tới nặn bánh. Ấy thế trong văn hóa dân tộc Tày, đặc sản này còn được coi là thước đo sự khéo léo của người phụ nữ.

Sau khi rửa sạch, lá ngải được đem luộc với dung dịch vôi trong và nước khoảng 30 phút. Việc sử dụng nước vôi trong giúp lá giữ được màu xanh, nhanh nhừ hơn. Ngoài ra, người Tày còn dùng nước tro bếp song cần thời gian đun lâu hơn, từ 2-3 tiếng. Loại tro phổ biến nhất là tre nứa hoặc vỏ đậu xanh.

Sau khi đun nhừ, lá được rớt, rửa sạch lần nữa rồi để ráo nước. Tiếp theo lá được cắt nhỏ rồi xao lửa việc. Việc giữ lá khô ráo sẽ không làm thành phẩm bị úng nước, dễ bảo quản hơn. Làm đủ lần lượt các bước lá ngải sẽ bớt đắng hẳn mà vẫn giữ được hương đậm.

Để làm bột bánh, gạo được mang đi vo sạch và ngâm khoảng 6-8 tiếng để hạt mềm, thơm hơn. Thời gian ngâm quá lâu có thể làm gạo bị chua. Sau đó, gạo được vớt ra, để ráo rồi đem đồ xôi. Khi lên hơi, người chế biến sẽ tưới thêm lượt nước sôi để bột thêm dẻo mịn, giã nhuyễn hơn.

Sau khi đồ chín, xôi được mang giã trong cối đá hoặc cối gỗ cùng lá ngải. Xôi cần giã lúc còn nóng để đạt độ mịn, mềm, dẻo tối đa. Và tất nhiên người làm cần được giã thật đều, thật mịn. Ấy thế thành phẩm cuối cùng mới không bị chỗ trắng chỗ xanh đục.

Tới khi khối bột đã dẻo mịn, thợ giã cần nhanh tay múc ra mâm, tránh để lâu bột dính càng chặt. Khi đàn ông người Tày giã bánh thì phụ nữ chuẩn bị nhân bánh.

Sau khi giã nhuyễn, người ta nặn thành và nhồi nhân thành  từng viên bánh vừa ăn. Lớp mặt trên bánh được phết thêm sáp ong tạo độ bóng, dẻo. Đồng thời, các lớp bánh cũng không bị dính khi đặt liền kề. Kết thúc, bánh được xếp thành một hàng trong lá chuối, hấp sơ qua mới được thưởng thức.

Nhìn những chiếc bánh ngải đều tăm tắp được các bà, các cô nâng niu mới thấm được tình cảm của người Tày với món ăn cổ truyền này.

Hương vị độc đáo của bánh ngải dân tộc Tày

Đừng nghe cái tên bánh ngải mà bị đánh lừa nhé! Loại lá tưởng chừng như “khó ở” lại cực kỳ mềm mại trong món bánh này.

Quá trình xử lý tài tình với vị thơm dẻo của bột nếp khiến cái đắng nguyên thủy “lặn mất tăm”. Vị thanh nhã của bánh phù hợp để thưởng thức vào những ngày đầu xuân hoặc giải nhiệt mùa hè.

Ngay miếng đầu tiên, người Tày sẽ cảm nhận được cảm giác tươi mát, đơn sơ mà phóng khoáng của thiên nhiên núi rừng. Đầu lưỡi quyện chút tê tê, dễ nhai, không bị bứ.

Chút hăng lạ của ngải cứu quyện với nếp đường ngọt, thơm tạo nên các lớp chuyển tiếp vị đa dạng. Nhân vừng càng khiến người thưởng thức nức lòng.

Bánh ngải không giữ được lâu, khoảng 2-3 ngày. Nếu để quá lâu, mặt bánh sẽ khô và giảm độ dẻo.

Tốt nhất là ăn ngay trong ngày. Nếu ăn còn, bạn có thể trữ trong tủ lạnh, hấp lại trước khi ăn.

Chút biến tấu của bánh ngải cứu

Sự sáng tạo của người Tày đã đem tới nhiều biến thể độc đáo cho bánh ngải cứu. Bánh có thể thêm nhân hoặc không. Thay vào đó, bánh sẽ được chấm với mật mía tương tự như bánh tro. Và làm sao có thể thiếu được chút vừng rang chứ.   

Từ một món chỉ làm ngày Tết, mùa lúa mới, bánh ngải giờ đây đã xuất hiện trong nhiều phiên chợ và hàng quán. Mỗi khi khách tới chơi nhà, người Tày cũng dùng món quà nồng hậu này để tiếp đón khách quý.  

À! Bạn cũng có thể sử dụng món bánh này cho crush sau chuyến đi Lạng Sơn, Thái Nguyên đó. Biết đâu lại có người “đổ” cả bánh cả người.

Công dụng của bánh lá ngải cứu:
+ Các thành phần trong lá ngải cứu như Andenin, Cholin cấu thành vitamin B thúc đẩy các chất chuyển hóa, tạo cảm giác ngon miệng.
+ Lưu thông khí huyết, bổ máu.
+ Hỗ trợ điều trị cảm cúm, viêm họng, đau đầu, hạ cơn hen suyễn, hóa đờm. .
+ Hỗ trợ điều trị đau mỏi xương khớp, đau thần kinh tọa, đau đầu hoa mắt.
+ Tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, tiêu viêm, giảm mẩn ngứa, dị ứng.
+ Trị đau đầu, đau dây thần kinh.
+ Giảm mỡ bụng, hỗ trợ giảm cân.
+ Điều kinh, an thai.
+ Trị mụn, mẩn ngứa, làm đẹp da.
+ Trị suy nhược cơ thể, kém ăn.
Nguyễn Hồng Ngọc
Nguyễn Hồng Ngọchttps://vivu.net
Vivu quan niệm rằng một chuyến du lịch tuyệt vời không phải là bạn đi được bao xa, thử được bao nhiêu thứ đặc sản, mà là những trải nghiệm, sự đồng điệu của trái tim và cảm xúc ở mỗi miền đất mà bạn đã cùng Checkin đặt chân đến.

Related Stories

spot_img

Khám phá

10 điểm du lịch mùa lúa chín đẹp nhất miền bắc

Xuất phát từ một quốc gia nông nghiệp và một phần không thể tách...

Thảo nguyên Suôi Thầu, Xín mần – đẹp ngất ngây như trong chuyện cổ tích châu Âu

Thảo nguyên Suôi Thầu (Hà Giang) là một trong những thảo nguyên đẹp bậc...

10 địa điểm du xuân đáng đến trong tháng Giêng

Để một năm mới bình an, may mắn, nhiều người thường tìm đến các...

2023 khám phá Nhật Bản, thiên đường của mèo

Nhật Bản được xem như một thiên đường của loài mèo. Người dân đất...

13 địa điểm lãng mạn cho tuần trăng mật ở Singapore trong năm 2023

Dù có diện tích bé nhỏ nhưng Singapore lại có nhiều cảnh quan tuyệt...

Đầu năm 2023 đến ngắm Đài Loan rực rỡ, dung hòa hiện đại và cổ điển

Tháng 1, tháng 2 đầu năm là mùa đông ở Đài Loan. Dù thời...

Danh mục

Bình luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here